Tên trang: Kế hoạch “Tái sinh nông thôn” của Trung Quốc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.

"Tái sinh nông thôn" là một nội dung quan trọng trong kế hoạch hoạt động 2020 - 2025 của chính phủ Trung Quốc. Mục tiêu bao trùm của quá trình “Tái sinh nông thôn” là đưa Trung Quốc, một quốc gia vẫn chủ yếu là nông nghiệp truyền thống, trở thành “một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, mạnh mẽ, dân chủ, văn hóa tiên tiến và hài hòa” vào năm 2049. Khi Trung Quốc đang ở giai đoạn lịch sử của quá trình hướng tới Kế hoạch 100 năm lần thứ hai, chính quyền trung ương Trung Quốc cố gắng đạt được điều này bằng cách củng cố các thành tựu xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy hiện đại hóa các ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn, thể hiện qua các kế hoạch và thông báo gần đây của chính quyền trung ương Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên phát biểu vào năm 2017 về “thực hiện chiến lược phục hồi nông thôn” và thúc đẩy phát triển nông thôn - đô thị tổng hợp trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19. Kể từ đó, chiến lược này đã xuất hiện như một trọng tâm quan trọng trong nhiều chính sách và kế hoạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ví dụ, vào năm 2018, Ủy ban Trung ương và Hội đồng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch Chiến lược phục hồi các khu vực nông thôn giai đoạn 2018 - 2022. Sau đó, Văn phòng Phục hồi Nông thôn Quốc gia được xây dựng để thay thế Văn phòng Xóa đói giảm nghèo vào tháng 2 năm 2021. Văn phòng tìm cách tiếp tục cải thiện sinh kế của người dân nông thôn.

Nông dân chạy máy kéo qua các cánh đồng lúa mì ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc Nguồn: GlobalTimes
Nông dân chạy máy kéo qua các cánh đồng lúa mì ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc

Nguồn: GlobalTimes 

Chiến lược khôi phục nông thôn cũng là một trọng tâm đáng chú ý tại Hội nghị Công tác Nông thôn Trung ương gần đây vào tháng 12.2021. Hội nghị đã đề ra các kế hoạch và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn liên quan đến tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) cho năm tới. Hội nghị năm ngoái, do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì và quy tụ lãnh đạo từ các cơ quan nông nghiệp và nông thôn trên toàn quốc, cũng nêu bật sự cần thiết của việc khuyến khích tái sinh nông thôn. Trung Quốc chuyển trọng tâm từ công việc nông thôn sang tái tạo tổng thể nông thôn để mang lại lợi ích cho cả môi trường và người dân. Ví dụ, những kế hoạch này bao gồm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn cũng như khuyến khích phát triển công nghiệp cấp 2 và cấp 3 ở nông thôn.

Đồng thời, chiến lược phục hồi nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông thôn, bao gồm cả việc tạo ra một nền kinh tế nông thôn mạnh mẽ. Đáng chú ý, tại Hội nghị Công tác Nông thôn Trung ương vào cuối năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra khái niệm “trẻ hóa quốc gia và phục hồi nông thôn”. Ông cũng kêu gọi ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc thúc đẩy phục hồi nông thôn.

Chiến lược này xen kẽ với một số mục tiêu quan trọng khác của Trung Quốc, chẳng hạn như “Giấc mơ Trung Hoa”, “Nền văn minh sinh thái” và “Trung Quốc tươi đẹp”. Nó cũng phù hợp với thúc đẩy phát triển xanh quốc gia, phát triển nông nghiệp xanh và các chính sách phát triển khác. Nội hàm của Tái sinh nông thôn bao gồm tăng trưởng xanh, bền vững và một nền kinh tế nông thôn vững mạnh thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của chính quyền trung ương Trung Quốc đối với việc bảo vệ môi trường, có khả năng sẽ tiếp tục trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Giúp việc

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính
Nghị viện thế giới

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính

Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp
Nghị viện thế giới

Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp

Ngay từ khi mới được thành lập, cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội đã được Quốc hội chú trọng nhằm bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan này. Cơ cấu của Thanh tra Quốc hội gồm có: Thanh tra viên, Phó thanh tra và đội ngũ giúp việc.
Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số
Nghị viện thế giới

Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số

Dự luật Thị trường kỹ thuật số ra đời trong bối cảnh các quy định hiện tại của EU chưa đủ hiệu quả và kịp thời để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị thường công nghệ, khi mà hoạt động của những tập đoàn công nghệ lớn ngày càng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì thế nó được nhiều nước quan tâm, theo dõi với các quan điểm khác nhau, không chỉ dừng lại ở mỗi thành viên EU.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Bài 1: Những giá trị cốt lõi
Giúp việc

Bài 1: Những giá trị cốt lõi

Quốc hội Đan Mạnh có bộ phận hành chính giúp việc là Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội gồm 440 nhân viên có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện làm việc tối ưu cho các nghị sĩ thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, vận hành hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác… Văn phòng Quốc hội có những quy trình, thủ tục riêng và những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho hoạt động của các nhân viên.
Nhiệm vụ cụ thể
Giúp việc

Nhiệm vụ cụ thể

Văn phòng Quốc hội Đan Mạch cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu cho Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, cụ thể là những lĩnh vực sau:
Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng
Giúp việc

Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng

Kể từ năm 2006, Văn phòng Quốc hội Đan Mạch đã thúc đẩy một chính sách môi trường làm việc mới, tập trung nâng cao phúc lợi và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh và các vấn đề liên quan đến các chức năng thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng.
Quy mô và sứ mệnh
Giúp việc

Quy mô và sứ mệnh

Văn phòng Quốc hội chỉ có 440 nhân viên chính thức nhưng trụ sở lại là nơi làm việc của gần 1.200 người với tổng diện tích làm việc lên đến 45.000m2.
Mối quan hệ biện chứng
Giúp việc

Mối quan hệ biện chứng

Báo chí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng về hoạt động nghị trường mà còn định hướng nhận thức của công chúng về những hoạt động đó thông qua các bài bình luận, đánh giá. Vì vậy có thể nói, báo chí có ảnh hưởng quan trọng đến hình ảnh của Nghị viện. Ngược lại, báo chí cũng là một kênh thông tin nhanh chóng và chính xác để những người làm đại diện nhân dân có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phục vụ cho hoạt động làm luật và giám sát.
Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật
Giúp việc

Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật

Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đa chiều, giúp Nghị viện và các nghị sĩ nắm bắt kịp thời diễn biến của đời sống xã hội, lắng nghe tiếng dân. Đồng thời đây cũng là kênh truyền tải hoạt động của Nghị viện đối với cử tri. Chính vì vậy, các cơ quan lập pháp trên thế giới rất chú trọng xây dựng những luật liên quan để bảo đảm cho các nhà báo được hoạt động thuận lợi, phát huy vai trò quan trọng của mình.
Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?
Giúp việc

Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là một hành động tuy nhỏ nhưng có khả năng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 khá hiệu quả. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới khá chú trọng đến biện pháp này và thuyết phục người dân nghiêm chỉnh tuân theo để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nguyên tắc hướng dẫn
Giúp việc

Nguyên tắc hướng dẫn

Một số nguyên tắc hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được ghi nhận rõ ràng trong hai văn bản tư pháp của TANDTC Trung Quốc ban hành: Hướng dẫn số 1 ngày 16.4.2020 và Hướng dẫn số 2 ngày 15.5.2020, được nhắc lại trong hầu hết các văn bản tư pháp của các Tòa án Nhân dân cấp thấp hơn.
Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan
Giúp việc

Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan

Do dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, một số quốc gia đã thành lập các đội ứng phó hoặc lực lượng đặc nhiệm ở cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các quan chức chính phủ đến các chuyên gia y tế công cộng và đại diện của khu vực tư nhân. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý bầu cử (EMB) với các lực lượng này là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của cuộc bầu cử.
Nơi cuộc sống xanh trở lại
Giúp việc

Nơi cuộc sống xanh trở lại

“Thành phố 15 phút” là khái niệm hiện đang thu hút các chính quyền cũng như các nhà quy hoạch đô thị, khi họ tìm cách hồi sinh cuộc sống thành phố một cách an toàn và bền vững, nhất là sau sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Thực tiễn thế giới
Giúp việc

Thực tiễn thế giới

Mặc dù khái niệm "thành phố 15 phút" mới có cách đây vài năm nhưng thực tế, nhiều chuyên gia và nhà quy hoạch đã đưa ra các yếu tố tạo nên khái niệm "thành phố 15 phút" trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, mô hình đô thị kiểu này đang trỗi dậy và được thực hiện ở không ít đô thị trên thế giới.
"Thành phố một phút” ở Thụy Điển
Giúp việc

"Thành phố một phút” ở Thụy Điển

​​​​​​​Tiếp theo mô hình "thành phố 15 phút" thúc đẩy quy hoạch đô thị cấp vùng lân cận, thử nghiệm “thành phố một phút” ở Thụy Điển nhằm mục đích quy hoạch lại chỗ đậu xe ở thành phố thành những không gian sống thuận lợi hơn cho những người sống gần đó. Luật pháp Thụy Điển cam kết các thành phố trong nước sẽ phi carbon vào năm 2045, điều đó giúp chiến dịch quốc gia đầy tham vọng nói trên trở thành triển vọng khả thi.
Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới
Giúp việc

Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.