Mô hình chính quyền ba cấp nhìn từ thế giới

Việc bỏ các cấp hành chính trung gian hoặc sáp nhập tỉnh để tinh gọn bộ máy là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm cải thiện hiệu quả hành chính. Tuy nhiên, mỗi nước có cách tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, từng địa phương và ở từng giai đoạn phát triển nhất định.

Nhật Bản: Các đơn vị hành chính phù hợp với đặc thù địa phương

Tổ chức hành chính của Nhật Bản được chia thành 3 cấp: Chính quyền trung ương; chính quyền tỉnh (gồm đô, đạo, phủ, huyện); chính quyền cơ sở (gồm thành phố, thị trấn, làng, quận đặc biệt). Tại hai cấp chính quyền địa phương đều có Ủy ban và Hội đồng. Các thành viên đứng đầu 2 cơ quan này đều được dân bầu trực tiếp, công khai. Việc giải quyết công việc hành chính của địa phương do người đứng đầu của địa phương thực hiện.

Nhật Bản có tổng cộng 47 đơn vị hành chính cấp tỉnh nhưng trên cơ sở những đặc điểm kinh tế, văn hóa hay lịch sử, có tên gọi khác nhau, bao gồm 1 "đô", 1 "đạo", 2 "phủ", 43 "huyện".

1 đô chính là “tỉnh Thủ đô Tokyo” sau khi thành phố Tokyo bị giải thể vào năm 1943, và Phủ Tokyo được nâng lên thành Thủ đô Tokyo còn các quận cũ của thành phố Tokyo trở thành 23 quận đặc biệt.

1 đạo là tỉnh đạo Hokkaido. Thuật ngữ này ban đầu dành cho những vùng gồm nhiều kuni (hệ thống tỉnh cũ của Nhật Bản).

Chính quyền 3 cấp gọn nhẹ của Nhật Bản

Chính quyền 3 cấp gọn nhẹ của Nhật Bản

2 phủ bao gồm hai tỉnh phủ Osaka và Kyoto, chỉ những vùng đô thị trọng yếu của quốc gia. Chẳng hạn tỉnh phủ Kyoto có thành phố Kyoto từng là kinh đô cũ của Nhật Bản.

Huyện là loại hình phổ biến nhất trong thang hành chính địa phương cấp 1 của Nhật Bản, với tổng cộng 43 đơn vị. Ý nghĩa nguyên thủy của chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc chỉ những tỉnh nông thôn.

Đơn vị hành chính cấp cơ sở có 1.719 đơn vị, gồm các loại chính là: thành phố, thị trấn, làng, quận đặc biệt. Các thành phố được phân loại theo bốn cấp độ dựa trên dân số, diện tích… Chẳng hạn “đô thị quốc gia” (thành phố chỉ định) là loại hình thành phố có tổng số dân trên 500.000. “Thành phố trung tâm” (thành phố lõi) là đơn vị phải có tổng số dân trên 300.000 và tổng diện tích hơn 100km2. “Thành phố đặc biệt” có tổng số dân trên 200.000. "Thành phố thông thường" có tổng số dân trên 50.000 với ít nhất 60% hộ gia đình phải là thị dân, và ít nhất 60% hộ gia đình có thu nhập phụ thuộc vào thương mại dịch vụ, công nghiệp hoặc ngành nghề đô thị khác.

Cùng ngang cấp đơn vị hành chính với thành phố còn có thị trấn và làng. Thị trấn là những khu vực tập trung dân cư chưa đạt đến các điều kiện để nâng cấp thành thành phố. Làng là một cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn, và theo sự phát triển của kinh tế và nhân khẩu mà nhiều làng có thể kết hợp lại để nâng cấp thành thị trấn.

Cùng trong cấp còn có 23 quận đặc biệt của Thủ đô Tokyo, được quy định trong Luật Tự trị địa phương và chỉ được áp dụng duy nhất cho Tokyo.

Hiện nay, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương được quy định tại Luật Tự trị địa phương (ban hành năm 1947, sửa đổi năm 2021). Theo đó, chính quyền trung ương giữ vai trò chủ chốt, thực hiện những công việc có liên quan đến vị thế của quốc gia trong cộng đồng quốc tế (ngoại giao, phòng vệ, tiền tệ, tư pháp…); những hoạt động của người dân cần phải thống nhất trên toàn quốc (tiêu chuẩn bảo vệ cuộc sống, tiêu chuẩn lao động…) hay những công việc liên quan đến quy định cơ bản về tự trị địa phương hoặc những chính sách, dự án phải thực hiện trên toàn quốc (lương hưu công, phát triển vũ trụ, công trình giao thông huyết mạch…). Còn chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tự chủ và tổng hợp công việc quản trị tại địa phương. Với mô hình chính quyền ba cấp này, chính quyền cơ sở có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đặc thù của cộng đồng, như ứng phó thảm họa ở các khu vực thường xuyên xảy ra động đất, phát huy các lễ hội truyền thống, di sản văn hóa đa dạng… Trong khi đó, các tỉnh cạnh tranh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.

Đan Mạch: Hai cuộc cải cách hành chính quan trọng

Đan Mạch, với tổng diện tích là hơn 43 nghìn km2 là một chính quyền 3 cấp với: chính quyền trung ương, chính quyền vùng (regioner) và chính quyền thành phố (kommuner). Để có được bộ máy tinh gọn như hiện nay, Đan Mạch đã chứng kiến hai cuộc cải cách hành chính mang tính cách mạng, tạo ra những đột phá và biến chuyển quan trọng.

Lần đầu tiên là năm 1970, cuộc cải cách hành chính sâu rộng này đã giảm số lượng thành phố Đan Mạch từ 1.098 xuống còn 277 và giảm từ 25 tỉnh (county) xuống còn 14. Cuộc cải cách này cũng bãi bỏ thị trấn.

Vào năm 2007, Đan Mạch đã tiến hành cuộc cải cách khác với những thay đổi lớn đối với cấu trúc hành chính của chính quyền địa phương ở Đan Mạch. Theo đó, sáp nhập 14 tỉnh cũ thành 5 vùng mới; đồng thời, các thành phố nhỏ hơn được sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn, giảm số lượng từ 271 thành phố xuống còn 98.

Đây được đánh giá là cuộc cải cách cấp tiến nhất của hệ thống hành chính kể từ Hiến pháp dân chủ đầu tiên năm 1849. Một số người mô tả nó là "cuộc tập trung quyền lực lớn nhất trong lịch sử Đan Mạch”. Hầu hết các thành phố đều có ít nhất 20.000 dân để bảo đảm tính bền vững về tài chính và nghề nghiệp, mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ. Đứng đầu các đơn vị hành chính là các hội đồng được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Kế hoạch cải cách cấu trúc đã được Quốc hội Đan Mạch thông qua vào ngày 16.6.2005 và có hiệu lực 10 ngày sau đó.

Cuộc bầu cử đầu tiên để bầu hội đồng các thành phố và khu vực mới diễn ra vào ngày 15.11.2005. Tại đây, cử tri đã bầu ra 2.522 thành viên hội đồng ở 98 thành phố và 205 thành viên hội đồng của 5 vùng. Tuy nhiên, hội đồng các thành phố cũ (vốn nhiệm kỳ kết thúc vào cuối năm 2005) được kéo dài thêm một năm để cơ cấu cũ có thể hoạt động trong khi cơ cấu mới được xây dựng.

Mô hình liên bang ba cấp: Phân rõ trách nhiệm

Trên thế giới, Mỹ là nước theo mô hình chính quyền 3 cấp rõ rệt bao gồm: Liên bang - bang - địa phương. Theo mô hình này thì chính quyền liên bang là khá nhỏ bởi nhiều lĩnh vực ở cấp bang do bộ ở bang đó phụ trách (chẳng hạn Tổng thống Donald Trump đang đề xuất bỏ Bộ Giáo dục). Các bang có quyền tự chủ cao, trong khi chính quyền địa phương có mô hình tổ chức linh hoạt tùy quy định của từng bang.

Một số nước ở châu Á và châu Âu cũng áp dụng mô hình liên bang 3 cấp giống như Mỹ. Chẳng hạn Ấn Độ có cấp 1 là Chính phủ Liên bang. Cấp 2 là các bang và vùng lãnh thổ liên bang. Cấp 3 là các quận, thị trấn, làng. Chính quyền 3 cấp của Indonesia bao gồm: Chính quyền trung ương; chính quyền tỉnh; chính quyền thành phố/huyện.

Đức là nước có mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo kiểu liên bang, gồm có chính quyền liên bang, 16 chính quyền bang (trong đó có ba bang là thành phố gồm Berlin, Hamburg, Bremen) và chính quyền địa phương.

Theo Hiến pháp Đức, chính quyền địa phương là một thực thể rất quan trọng trong hệ thống chính trị. Điểm đặc trưng nhất của mô hình tổ chức chính quyền Đức là tính phân quyền và phân rất rõ trách nhiệm của từng cấp, cấp này làm thì cấp kia không làm. Và như vậy thì quyền của mỗi cấp mang tính chủ động và được phân cấp; đồng thời được phân nhiệm vụ thì cũng được phân ngân sách, tức là cấp đó sẽ có nguồn thu bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Những ưu điểm chính của mô hình chính quyền ba cấp

Có thể nói, mô hình chính quyền ba cấp khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Mô hình này bao gồm chính quyền trung ương (quốc gia), chính quyền tỉnh (khu vực) và chính quyền địa phương (cơ sở). Qua nghiên cứu mô hình của phần lớn các quốc gia theo mô hình này, có thể nhận thấy, chính quyền 3 cấp là cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phân bổ quyền lực và trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp quản lý, mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đây là cơ sở để tinh gọn bộ máy ở trung ương: Với sự phân cấp phân quyền rõ ràng, chính quyền trung ương chỉ tập trung vào các vấn đề lớn như quốc phòng, ngoại giao, kinh tế vĩ mô, điều này sẽ giúp giảm tải rất lớn cho bộ máy ở trung ương, đồng thời có thể là cơ sở để tinh gọn các bộ trung ương.

Thứ hai, việc giảm bớt một cấp chính quyền sẽ giúp bộ máy hành chính giảm tầng nấc trung gian, việc chỉ đạo, điều hành có thể được thực hiện trực tiếp từ khu vực xuống cơ sở, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đẩy nhanh quá trình ra quyết định và thực thi chính sách. Đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, chính quyền địa phương có thể nhanh chóng triển khai các biện pháp mà không cần chờ phê duyệt từ cấp cao hơn. Các địa phương có thể điều chỉnh chính sách phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương mình, tăng cường tính linh hoạt và thích ứng.

Thứ ba, bỏ bớt một cấp chính quyền giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách phải nuôi bộ máy hành chính cồng kềnh, từ đó có thể tập trung nguồn lực cho các dự án phát triển địa phương.

Quốc tế

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Lợi ích lâu dài cho tương lai đất nước
Quốc tế

Lợi ích lâu dài cho tương lai đất nước

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến thăm tới Ấn Độ hồi đầu năm, không chỉ là động thái ngoại giao, mà còn báo hiệu mong muốn của Indonesia trong việc học hỏi từ "Chương trình cung cấp bữa ăn học đường" nổi tiếng của Ấn Độ. Chương trình này đã giúp thúc đẩy tỷ lệ đi học của học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và cải thiện kết quả học tập. Giới quan sát nhận định, để Indonesia thực hiện "Chương trình bữa ăn dinh dưỡng miễn phí" một cách bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho dinh dưỡng và giáo dục trẻ em, nước này phải học cách khắc phục rủi ro về tài chính và quản lý.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Đông Nam Á tìm kiếm chủ quyền kỹ thuật số
Quốc tế

Đông Nam Á tìm kiếm chủ quyền kỹ thuật số

Nếu những thế kỷ trước, dầu mỏ là nguồn tài nguyên quyết định, thì giờ đây, dữ liệu chính là "dầu mỏ" của thế kỷ XXI. Và Đông Nam Á, với tham vọng trong lĩnh vực số hóa, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của khu vực này chưa bao giờ cấp thiết hơn thế để có thể bảo đảm “chủ quyền số” của mình.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục
Thế giới 24h

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục

Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 20.3 (giờ Mỹ) yêu cầu đóng cửa Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, một quan chức Nhà Trắng cho biết. Quyết định này nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giải thể một cơ quan từ lâu đã là mục tiêu của phe bảo thủ.

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế

Ngày 18.3, Hạ viện Đức đã bật đèn xanh cho kế hoạch ngân sách khổng lồ và đột phá của ông Friedrich Merz - người đang có khả năng cao sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức. Kế hoạch này dự kiến tạo ra một quỹ đặc biệt 500 tỷ euro (544 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng; thay đổi toàn diện các quy tắc vay nợ để củng cố quốc phòng và phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Giới quan sát kỳ vọng kế hoạch trên sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường tài chính châu Âu.

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand
Thế giới 24h

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand

Đó là nhận định của cả giới chuyên gia và báo chí khi chứng kiến những hoạt động tích cực của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon trong chuyến công du Ấn Độ kéo dài từ ngày 17 - 21.3. Chuyến thăm cho thấy, quan hệ hợp tác giữa New Delhi và Wellington vốn bị đánh giá thấp trong lịch sử, hiện đang trở nên nổi bật về mặt chiến lược và ngoại giao.

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Gaza đã khiến ít nhất 326 người thiệt mạng, các quan chức y tế Palestine cho biết hôm 18.3. Hành động này đã làm sụp đổ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với Hamas sau khi Israel tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải thoát những con tin còn lại tại dải đất này, Reuters đưa tin.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.