Nghị viện và báo chí

“Quyền lực thứ 4” trong hoạt động nghị trường

Tháng 5.1789, Vua Louis XVI của Pháp triệu tập đại diện của các đẳng cấp đến họp tại Cung điện Versailles: Đẳng cấp thứ nhất gồm 300 nhà quý tộc; Đẳng cấp thứ hai gồm 300 chức sắc tăng lữ, đẳng cấp thứ ba gồm 600 thường dân.

Vài năm sau cuộc Cách mạng Pháp, Edmund Burke nhìn lên khu vực dành cho giới báo chí trong Hạ viện nói: “Trên đó là đẳng cấp thứ tư, và họ nắm giữ quyền lực nhiều hơn mọi đẳng cấp khác”. Sự kiện này đã giúp khẳng định một quyền lực mới - quyền lực báo chí. Điều đó cũng nói lên rằng, ngay từ khi nền dân chủ mới ra đời, báo chí và Nghị viện đã có mối quan hệ mật thiết.

Trước hết, báo chí có tác động quan trọng tới hoạt động giám sát của Nghị viện. Đó là bởi báo chí, đặc biệt là những tờ báo chính thống, là một nguồn thông tin quan trọng và chân thực cho các nghị sĩ trong hoạt động giám sát. Thông qua báo chí, các nghị sĩ có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác về các lĩnh vực, trong nước và thế giới. Từ những thông tin do các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải, Nghị viện có thể thấy được những vấn đề nổi lên trong việc thực hiện các chính sách để đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn. Chẳng hạn, những con số điều tra của các báo có uy tín như The Economist, Financial Times, Wall Street Magazine có thể cung cấp khá nhiều thông tin đáng tin cậy để các nghị sĩ thực hiện chức năng giám sát ngân sách, thực thi “quyền lực của túi tiền” của Nghị viện. Hoặc từ những bài báo về tình trạng tham nhũng trong lực lượng cảnh sát; hải quan, thuế vụ... các nghị sĩ cũng có thể nêu những câu hỏi chất vấn hóc búa cho các bộ trưởng.

Nguồn: The Economist
Nguồn: The Economist

Tiếp đó, Nghị viện có thể sử dụng sức lan truyền của báo chí để truyền thêm xung lực cho những công cụ giám sát khác. Chẳng hạn, bên cạnh việc chuyển tải những nội dung chính, các báo thể hiện cả những ý kiến trái ngược hoặc những phản ứng của các nghị sĩ, của cử tri đối với việc trả lời chất vấn của các bộ trưởng. Điều này ít nhiều cũng gây áp lực, khiến những người có trách nhiệm phải cân nhắc và xem xét lại cách thức trả lời chất vấn của mình trong những lần tiếp theo. Thực tế cho thấy, thành công và hiệu quả của các phiên điều trần ở Nghị viện phụ thuộc nhiều vào báo chí. Vào năm 1956, một hạ nghị sĩ Mỹ tổ chức một loạt cuộc điều trần về an toàn ô tô, nhưng báo chí bỏ qua và Quốc hội Mỹ cũng bỏ qua chuyện ấy. Dự luật bị chìm vào quên lãng. 9 năm sau, hai nghị sĩ khác đưa vấn đề này ra điều trần, được các báo đưa tin trên trang nhất, góp phần lớn vào sự ra đời của đạo luật 1966 về an toàn của xe ô tô. Như vậy, khi một vấn đề được Nghị viện đưa ra giám sát thì với sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông, vấn đề đó được phổ biến rộng rãi, tạo thành áp lực đối với các cơ quan bị giám sát.

Cũng vì một vấn đề được nêu trên báo chí có sức lan tỏa và có tác động lớn, nên nghị sĩ có thể thông qua báo chí tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng đối với một vấn đề mà nghị sĩ quan tâm, theo đuổi. Khi có một vấn đề chưa rõ hay còn gây tranh cãi trong Nghị viện, báo chí có sự tham gia điều tra thông tin độc lập cung cấp cho nghị sĩ, trở thành tài liệu tham khảo tốt cho các cuộc thảo luận tại nghị trường. Tất nhiên, để thuyết phục được công chúng, trước hết nghị sĩ phải thuyết phục được các nhà báo ủng hộ quan điểm của họ. Nhưng để làm được điều đó, nghị sĩ cần có sự chuẩn bị kỹ càng các thông tin có liên quan, các bằng chứng xác đáng và các lập luận logic xung quanh vấn đề cần nêu.

Sự chủ động của báo chí trong việc trở thành công cụ đắc lực cho Nghị viện thực hiện giám sát, thể hiện ở chỗ: Báo chí thường tham gia ngay từ đầu trong việc xem xét các dự thảo luật của Chính phủ; cung cấp thông tin và tạo diễn đàn xã hội để đóng góp, hoàn thiện về những vấn đề nêu ra chính sách của Chính phủ; tiếp tục giám sát chính sách khi đi vào cuộc sống như việc thực thi của các cơ quan chức năng, tính hợp lý khi đi vào đời sống; tổng kết những vấn đề được và chưa được khi chính sách đi vào cuộc sống.

Giúp việc

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính
Nghị viện thế giới

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính

Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp
Nghị viện thế giới

Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp

Ngay từ khi mới được thành lập, cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội đã được Quốc hội chú trọng nhằm bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan này. Cơ cấu của Thanh tra Quốc hội gồm có: Thanh tra viên, Phó thanh tra và đội ngũ giúp việc.
Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số
Nghị viện thế giới

Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số

Dự luật Thị trường kỹ thuật số ra đời trong bối cảnh các quy định hiện tại của EU chưa đủ hiệu quả và kịp thời để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị thường công nghệ, khi mà hoạt động của những tập đoàn công nghệ lớn ngày càng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì thế nó được nhiều nước quan tâm, theo dõi với các quan điểm khác nhau, không chỉ dừng lại ở mỗi thành viên EU.
Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"
Giúp việc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Bài 1: Những giá trị cốt lõi
Giúp việc

Bài 1: Những giá trị cốt lõi

Quốc hội Đan Mạnh có bộ phận hành chính giúp việc là Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội gồm 440 nhân viên có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện làm việc tối ưu cho các nghị sĩ thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, vận hành hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác… Văn phòng Quốc hội có những quy trình, thủ tục riêng và những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho hoạt động của các nhân viên.
Nhiệm vụ cụ thể
Giúp việc

Nhiệm vụ cụ thể

Văn phòng Quốc hội Đan Mạch cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu cho Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, cụ thể là những lĩnh vực sau:
Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng
Giúp việc

Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng

Kể từ năm 2006, Văn phòng Quốc hội Đan Mạch đã thúc đẩy một chính sách môi trường làm việc mới, tập trung nâng cao phúc lợi và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh và các vấn đề liên quan đến các chức năng thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng.
Quy mô và sứ mệnh
Giúp việc

Quy mô và sứ mệnh

Văn phòng Quốc hội chỉ có 440 nhân viên chính thức nhưng trụ sở lại là nơi làm việc của gần 1.200 người với tổng diện tích làm việc lên đến 45.000m2.
Mối quan hệ biện chứng
Giúp việc

Mối quan hệ biện chứng

Báo chí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng về hoạt động nghị trường mà còn định hướng nhận thức của công chúng về những hoạt động đó thông qua các bài bình luận, đánh giá. Vì vậy có thể nói, báo chí có ảnh hưởng quan trọng đến hình ảnh của Nghị viện. Ngược lại, báo chí cũng là một kênh thông tin nhanh chóng và chính xác để những người làm đại diện nhân dân có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phục vụ cho hoạt động làm luật và giám sát.
Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật
Giúp việc

Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật

Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đa chiều, giúp Nghị viện và các nghị sĩ nắm bắt kịp thời diễn biến của đời sống xã hội, lắng nghe tiếng dân. Đồng thời đây cũng là kênh truyền tải hoạt động của Nghị viện đối với cử tri. Chính vì vậy, các cơ quan lập pháp trên thế giới rất chú trọng xây dựng những luật liên quan để bảo đảm cho các nhà báo được hoạt động thuận lợi, phát huy vai trò quan trọng của mình.
Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?
Giúp việc

Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là một hành động tuy nhỏ nhưng có khả năng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 khá hiệu quả. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới khá chú trọng đến biện pháp này và thuyết phục người dân nghiêm chỉnh tuân theo để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nguyên tắc hướng dẫn
Giúp việc

Nguyên tắc hướng dẫn

Một số nguyên tắc hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được ghi nhận rõ ràng trong hai văn bản tư pháp của TANDTC Trung Quốc ban hành: Hướng dẫn số 1 ngày 16.4.2020 và Hướng dẫn số 2 ngày 15.5.2020, được nhắc lại trong hầu hết các văn bản tư pháp của các Tòa án Nhân dân cấp thấp hơn.
Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan
Giúp việc

Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan

Do dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, một số quốc gia đã thành lập các đội ứng phó hoặc lực lượng đặc nhiệm ở cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các quan chức chính phủ đến các chuyên gia y tế công cộng và đại diện của khu vực tư nhân. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý bầu cử (EMB) với các lực lượng này là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của cuộc bầu cử.
Nơi cuộc sống xanh trở lại
Giúp việc

Nơi cuộc sống xanh trở lại

“Thành phố 15 phút” là khái niệm hiện đang thu hút các chính quyền cũng như các nhà quy hoạch đô thị, khi họ tìm cách hồi sinh cuộc sống thành phố một cách an toàn và bền vững, nhất là sau sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Thực tiễn thế giới
Giúp việc

Thực tiễn thế giới

Mặc dù khái niệm "thành phố 15 phút" mới có cách đây vài năm nhưng thực tế, nhiều chuyên gia và nhà quy hoạch đã đưa ra các yếu tố tạo nên khái niệm "thành phố 15 phút" trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, mô hình đô thị kiểu này đang trỗi dậy và được thực hiện ở không ít đô thị trên thế giới.
"Thành phố một phút” ở Thụy Điển
Giúp việc

"Thành phố một phút” ở Thụy Điển

​​​​​​​Tiếp theo mô hình "thành phố 15 phút" thúc đẩy quy hoạch đô thị cấp vùng lân cận, thử nghiệm “thành phố một phút” ở Thụy Điển nhằm mục đích quy hoạch lại chỗ đậu xe ở thành phố thành những không gian sống thuận lợi hơn cho những người sống gần đó. Luật pháp Thụy Điển cam kết các thành phố trong nước sẽ phi carbon vào năm 2045, điều đó giúp chiến dịch quốc gia đầy tham vọng nói trên trở thành triển vọng khả thi.
Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới
Giúp việc

Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.