Mô hình “thành phố 15 phút”

Nơi cuộc sống xanh trở lại

“Thành phố 15 phút” là khái niệm hiện đang thu hút các chính quyền cũng như các nhà quy hoạch đô thị, khi họ tìm cách hồi sinh cuộc sống thành phố một cách an toàn và bền vững, nhất là sau sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.

"Thành phố 15 phút" là khái niệm về đô thị dân cư mà trong đó tất cả cư dân thành phố có thể được đáp ứng hầu hết các nhu cầu của họ trong một quãng đi bộ ngắn hoặc đạp xe. Khái niệm này trở nên phổ biến nhờ Thị trưởng Anne Hidalgo của Paris, người vốn được truyền cảm hứng từ nhà khoa học người Colombia gốc Pháp Carlos Moreno, giáo sư thuộc Đại học Sorbonne ở Paris. Thậm chí, bà Anne Hidalgo đã đưa "thành phố 15 phút" vào chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của mình.

Được mô tả là giúp con người “trở lại với lối sống địa phương”, các "thành phố 15 phút" được xây dựng từ một loạt các khu "dân cư 15 phút", còn được gọi là các cộng đồng hoàn chỉnh hoặc các khu phố có thể đi bộ.

Thực tế, đại dịch toàn cầu hiện nay đẩy nhanh việc xem xét và thực hiện "thành phố 15 phút", nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu và các tác động đô thị của cuộc khủng hoảng Covid-19. Vào tháng 7.2020, nhóm Các thành phố lãnh đạo khí hậu C40 đã xuất bản một khuôn khổ cho các thành phố để “xây dựng trở lại tốt hơn” với khái niệm "15 phút", trong đó đề cập cụ thể đến các kế hoạch được thực hiện ở Milan, Madrid, Edinburgh và Seattle sau khi bùng phát đại dịch Covid-19.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

"Thành phố 15 phút" là đề xuất phát triển một thành phố đa tâm, nơi mật độ của nó sẽ tạo ra sự dễ chịu cho cư dân, nơi có sự sôi động và giao tiếp xã hội nhiều hơn.

Giáo sư Carlos Moreno lần đầu tiên đề xuất "thành phố 15 phút" vào năm 2016. Và trong một bài báo trong năm 2021, ông và các cộng sự đã giới thiệu rõ khái niệm này như một cách để bảo đảm rằng người dân đô thị có thể thực hiện sáu chức năng thiết yếu (sống, làm việc, thương mại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giải trí) trong vòng 15 phút đi bộ hoặc đạp xe từ nơi ở của họ. Khuôn khổ "thành phố 15 phút" của mô hình này gồm bốn thành phần: mật độ, độ gần, tính đa dạng và số hóa.

Giáo sư Moreno và cộng sự trích dẫn công trình của tác giả Nikos Salingaros, người cho rằng sự tồn tại một mật độ tối ưu cho phát triển đô thị sẽ khuyến khích các giải pháp địa phương cho các vấn đề địa phương. Các tác giả thảo luận về sự gần gũi về cả không gian và thời gian, đồng thời khẳng định "thành phố 15 phút" sẽ giảm cả thời gian lẫn không gian cần thiết cho hoạt động bằng cách tăng mức độ gần gũi với các dịch vụ. Sự đa dạng trong mô hình thành phố kéo dài 15 phút này đề cập đến cả sự phát triển đa mục đích và các khu dân cư đa văn hóa. Số hóa là một khía cạnh chính của "thành phố 15 phút", bắt nguồn từ thành phố thông minh. Giáo sư Moreno và cộng sự cho rằng, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã làm giảm nhu cầu đi lại do tiếp cận với công nghệ như giao tiếp ảo và mua sắm trực tuyến. Vì vậy, họ kết luận, 4 thành phần của "thành phố 15 phút" khi được thực hiện trên quy mô lớn sẽ tạo thành một thành phố dễ tiếp cận với chất lượng cuộc sống cao.

Ở "thành phố 15 phút", mọi người chỉ cần di chuyển tối thiểu qua lại giữa nhà, văn phòng, nhà hàng, công viên, bệnh viện và các địa điểm văn hóa. Mỗi khu vực sinh sống phải đáp ứng 6 chức năng xã hội: sống, làm việc, cung cấp, chăm sóc, học hỏi và giải trí.

"Thành phố 15 phút" được coi là phản ứng với cả khủng hoảng khí hậu, bằng cách thúc đẩy các sáng kiến xanh ở cấp độ khu phố và giảm thiểu việc đi lại, trong đó có việc đi lại bằng các phương tiện gây ô nhiễm như xe hơi…Theo ông Moreno, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng khởi động xu hướng địa phương hóa, đưa "thành phố 15 phút" vào chương trình hành động của nhiều đô thị lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, một số người hoài nghi về khái niệm "thành phố 15 phút", lo ngại mô hình đô thị này có thể làm trầm trọng thêm chia rẽ xã hội, làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa các khu vực nghèo và khu vực giàu, tạo ra sự phân biệt đối xử và kỳ thị khu vực nhiều hơn. Bởi các khu vực giàu có cơ sở vật chất chất lượng cao còn các khu vực nghèo sẽ thậm chí ít có khả năng thay đổi xã hội so với trước.

Giúp việc

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính
Nghị viện thế giới

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính

Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp
Nghị viện thế giới

Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp

Ngay từ khi mới được thành lập, cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội đã được Quốc hội chú trọng nhằm bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan này. Cơ cấu của Thanh tra Quốc hội gồm có: Thanh tra viên, Phó thanh tra và đội ngũ giúp việc.
Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số
Nghị viện thế giới

Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số

Dự luật Thị trường kỹ thuật số ra đời trong bối cảnh các quy định hiện tại của EU chưa đủ hiệu quả và kịp thời để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị thường công nghệ, khi mà hoạt động của những tập đoàn công nghệ lớn ngày càng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì thế nó được nhiều nước quan tâm, theo dõi với các quan điểm khác nhau, không chỉ dừng lại ở mỗi thành viên EU.
Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"
Giúp việc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Bài 1: Những giá trị cốt lõi
Giúp việc

Bài 1: Những giá trị cốt lõi

Quốc hội Đan Mạnh có bộ phận hành chính giúp việc là Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội gồm 440 nhân viên có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện làm việc tối ưu cho các nghị sĩ thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, vận hành hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác… Văn phòng Quốc hội có những quy trình, thủ tục riêng và những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho hoạt động của các nhân viên.
Nhiệm vụ cụ thể
Giúp việc

Nhiệm vụ cụ thể

Văn phòng Quốc hội Đan Mạch cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu cho Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, cụ thể là những lĩnh vực sau:
Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng
Giúp việc

Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng

Kể từ năm 2006, Văn phòng Quốc hội Đan Mạch đã thúc đẩy một chính sách môi trường làm việc mới, tập trung nâng cao phúc lợi và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh và các vấn đề liên quan đến các chức năng thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng.
Quy mô và sứ mệnh
Giúp việc

Quy mô và sứ mệnh

Văn phòng Quốc hội chỉ có 440 nhân viên chính thức nhưng trụ sở lại là nơi làm việc của gần 1.200 người với tổng diện tích làm việc lên đến 45.000m2.
Mối quan hệ biện chứng
Giúp việc

Mối quan hệ biện chứng

Báo chí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng về hoạt động nghị trường mà còn định hướng nhận thức của công chúng về những hoạt động đó thông qua các bài bình luận, đánh giá. Vì vậy có thể nói, báo chí có ảnh hưởng quan trọng đến hình ảnh của Nghị viện. Ngược lại, báo chí cũng là một kênh thông tin nhanh chóng và chính xác để những người làm đại diện nhân dân có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phục vụ cho hoạt động làm luật và giám sát.
Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật
Giúp việc

Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật

Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đa chiều, giúp Nghị viện và các nghị sĩ nắm bắt kịp thời diễn biến của đời sống xã hội, lắng nghe tiếng dân. Đồng thời đây cũng là kênh truyền tải hoạt động của Nghị viện đối với cử tri. Chính vì vậy, các cơ quan lập pháp trên thế giới rất chú trọng xây dựng những luật liên quan để bảo đảm cho các nhà báo được hoạt động thuận lợi, phát huy vai trò quan trọng của mình.
Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?
Giúp việc

Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là một hành động tuy nhỏ nhưng có khả năng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 khá hiệu quả. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới khá chú trọng đến biện pháp này và thuyết phục người dân nghiêm chỉnh tuân theo để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nguyên tắc hướng dẫn
Giúp việc

Nguyên tắc hướng dẫn

Một số nguyên tắc hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được ghi nhận rõ ràng trong hai văn bản tư pháp của TANDTC Trung Quốc ban hành: Hướng dẫn số 1 ngày 16.4.2020 và Hướng dẫn số 2 ngày 15.5.2020, được nhắc lại trong hầu hết các văn bản tư pháp của các Tòa án Nhân dân cấp thấp hơn.
Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan
Giúp việc

Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan

Do dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, một số quốc gia đã thành lập các đội ứng phó hoặc lực lượng đặc nhiệm ở cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các quan chức chính phủ đến các chuyên gia y tế công cộng và đại diện của khu vực tư nhân. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý bầu cử (EMB) với các lực lượng này là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của cuộc bầu cử.
Thực tiễn thế giới
Giúp việc

Thực tiễn thế giới

Mặc dù khái niệm "thành phố 15 phút" mới có cách đây vài năm nhưng thực tế, nhiều chuyên gia và nhà quy hoạch đã đưa ra các yếu tố tạo nên khái niệm "thành phố 15 phút" trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, mô hình đô thị kiểu này đang trỗi dậy và được thực hiện ở không ít đô thị trên thế giới.
"Thành phố một phút” ở Thụy Điển
Giúp việc

"Thành phố một phút” ở Thụy Điển

​​​​​​​Tiếp theo mô hình "thành phố 15 phút" thúc đẩy quy hoạch đô thị cấp vùng lân cận, thử nghiệm “thành phố một phút” ở Thụy Điển nhằm mục đích quy hoạch lại chỗ đậu xe ở thành phố thành những không gian sống thuận lợi hơn cho những người sống gần đó. Luật pháp Thụy Điển cam kết các thành phố trong nước sẽ phi carbon vào năm 2045, điều đó giúp chiến dịch quốc gia đầy tham vọng nói trên trở thành triển vọng khả thi.
Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới
Giúp việc

Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.