Chính sách chống Covid-19 của các nước

Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là một hành động tuy nhỏ nhưng có khả năng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 khá hiệu quả. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới khá chú trọng đến biện pháp này và thuyết phục người dân nghiêm chỉnh tuân theo để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Theo WEF, từ cung cấp khẩu trang miễn phí đến phạt những người vi phạm, các nước triển khai nhiều chiến thuật từ “củ cà rốt đến cây gậy” để mọi người đeo khẩu trang.

Nghiêm khắc và khích lệ

Nhiều nơi quy định mức tiền phạt cho những vi phạm quy tắc đeo khẩu trang. Một số nước như Chile, Morocco, Nam Phi và Kuwait thậm chí còn răn đe bỏ tù, trong đó Qatar đưa ra mức án ba năm tù và tiền phạt lên tới 55.000 USD.

Theo truyền thông địa phương, Dubai sử dụng các drone (phương tiện bay không người lái) với phần mềm nhận dạng khuôn mặt để phát hiện những người không đeo khẩu trang, và bắt quả tang được 518 người vi phạm vào đầu năm 2021. Ở Nam Phi, các nhân viên an ninh tư nhân tại các trung tâm mua sắm và khu vực công cộng khác sẽ hộ tống những người vi phạm quy tắc đến các quầy bán khẩu trang gần đó để mua đeo ngay lập tức.

Từ Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi, nhiều nhà lãnh đạo và chính trị gia đã chú ý đến việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng một cách cẩn thận. Ít nhất hai quốc gia phạt các nhà lãnh đạo của mình vì không đeo khẩu trang. Ví dụ, Chile phạt Tổng thống Sebastian Pinera 3.500USD sau khi ông chụp ảnh mà quên không đeo khẩu trang với một người dân ở bãi biển. Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha là một trong những người đầu tiên bị phạt do không đeo khẩu trang khi tham dự một cuộc họp ở Bangkok khi nước này đưa ra mức phạt 6.000 baht (183 USD) vào năm ngoái.

Tại Ấn Độ, nơi cảnh sát đang phải vật lộn để thực thi việc yêu cầu người dân đeo khẩu trang, một đoạn video về một cậu bé 5 tuổi đi chân trần ở thành phố Dharamshala kêu gọi những người đi trên đường phố đông đúc đeo khẩu trang đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội trong tháng 7 vừa qua. Cảnh sát Mumbai thì sử dụng các biện pháp hài hước và lấy cả nhân vật Harry Potter để truyền tải thông điệp của họ, tạo ra các bài vui nhộn đăng trên mạng xã hội.

Ở Zimbabwe, nhiều người nổi tiếng đã làm gương cùng với các chính trị gia, trong khi ở Malawi, các nghệ sĩ sử dụng bài hát để khuyến khích việc đeo khẩu trang. Các nhà khoa học cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Chính phủ thuyết phục người dân đeo khẩu trang. Ông Patrick Vallance - Cố vấn khoa học Chính phủ Anh và Giám đốc y tế Chris Whitty - người thường xuất hiện trong các cuộc họp giao ban hàng ngày trên truyền hình vào thời điểm cao điểm của đại dịch cho biết, họ sẽ tiếp tục đeo khẩu trang sau ngày 19.7, “ngày tự do” mà Anh gỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng chống dịch. Vì vậy, Chính phủ xứ sở sương mù vẫn khuyến khích mọi người đeo khẩu trang ở những nơi đông đúc, thậm chí ngay cả khi đó không phải yêu cầu pháp lý bắt buộc. 

Nhiều quốc gia cũng phát động các chiến dịch truyền thông trên TV, đài phát thanh và mạng xã hội để khuyến khích đeo khẩu trang. Trên khắp châu Phi, các nhân viên y tế cộng đồng còn đi từng nhà để truyền bá thông điệp.

Nguồn: AP
Nguồn: AP

Hỗ trợ người nghèo được đeo khẩu trang

Hiệp hội Luật Kenya đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao về các hình phạt mà họ cho rằng phân biệt đối xử đối với những người không có khả năng đeo khẩu trang.

Ở Lebanon, cuộc khủng hoảng tiền tệ đã làm tăng đáng kể tác động của tiền phạt đối với những người nghèo và những người ít có khả năng mua được khẩu trang.

Để nhiều người dân đều có thể đeo khẩu trang, khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phát khẩu trang miễn phí cho hầu hết tất cả người lớn. Ở nhiều nơi, các doanh nghiệp tặng khẩu trang cho nhân viên, trong khi các trường học phát cho từng học sinh.

Các tổ chức từ thiện và xã hội dân sự ở châu Phi lại phân phát khẩu trang cho cư dân ở các khu định cư phi chính thức và những người ăn lương hàng ngày bao gồm cả những người bán hàng rong. Thậm chí, một số chính trị gia Zambia đang đưa vấn đề đeo khẩu trang vào thành một phần chiến dịch tranh cử của mình.

Vẫn nên tiếp tục đeo khẩu trang kể cả khi đã được tiêm chủng

Israel từng tuyên bố công dân có thể tháo khẩu trang vào 15.6, nhưng sau đó các ca nhiễm mới gia tăng khiến nước này phải nhanh chóng trở lại quy định đeo khẩu trang. Ở Mỹ, đa số người được tiêm chủng đầy đủ bỏ đeo khẩu trang nhưng với sự lây lan quá nhanh chóng của biến chủng Delta, CDC Mỹ hôm 27.7 khuyến nghị người đã tiêm đủ liều vaccine nên tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng có không gian kín. Khuyến nghị trên trái ngược hoàn toàn với tuyên bố mà CDC Mỹ đưa ra cách đây hai tháng, khi họ khẳng định người dân đã tiêm phòng đầy đủ có thể trở lại các khu vực trong nhà như nhà hàng, công sở… mà không cần đeo khẩu trang.

Trên thế giới, các cuộc khảo sát cho thấy nhiều thái độ khác nhau đối với việc đeo khẩu trang trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Ở nhiều vùng của châu Á, khẩu trang đã phổ biến từ rất lâu trước dịch Covid-19, khiến việc áp dụng chúng dễ dàng hơn so với các khu vực mà khái niệm này còn xa lạ. Thực tế, khẩu trang trở nên phổ biến trong đợt bùng phát dịch SARS những năm 2002, 2003. Nhưng nhiều người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục đeo khẩu trang trong mùa cúm, cũng như vào những ngày có chất lượng không khí xấu. Đông Nam Á cũng vậy, nhiều người dân ở các thành phố lớn đã đeo khẩu trang trước khi đại dịch xảy ra để tự bảo vệ mình khỏi ô nhiễm.

Một nghiên cứu của Ipsos MORI về thái độ ở 9 quốc gia trong tháng này cho thấy, hầu hết người lớn nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng khi đã tiêm chủng. Trong đó, người Mexico và Brazil là những nhân vật nhiệt tình nhất. Ngược lại, việc đeo khẩu trang ở Mỹ - nơi một số người phàn nàn rằng các quy tắc là vi phạm quyền công dân của họ - đã hầu như không còn nữa kể từ khi các hạn chế được nới lỏng.

Giúp việc

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính
Nghị viện thế giới

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính

Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp
Nghị viện thế giới

Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp

Ngay từ khi mới được thành lập, cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội đã được Quốc hội chú trọng nhằm bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan này. Cơ cấu của Thanh tra Quốc hội gồm có: Thanh tra viên, Phó thanh tra và đội ngũ giúp việc.
Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số
Nghị viện thế giới

Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số

Dự luật Thị trường kỹ thuật số ra đời trong bối cảnh các quy định hiện tại của EU chưa đủ hiệu quả và kịp thời để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị thường công nghệ, khi mà hoạt động của những tập đoàn công nghệ lớn ngày càng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì thế nó được nhiều nước quan tâm, theo dõi với các quan điểm khác nhau, không chỉ dừng lại ở mỗi thành viên EU.
Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"
Giúp việc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Bài 1: Những giá trị cốt lõi
Giúp việc

Bài 1: Những giá trị cốt lõi

Quốc hội Đan Mạnh có bộ phận hành chính giúp việc là Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội gồm 440 nhân viên có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện làm việc tối ưu cho các nghị sĩ thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, vận hành hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác… Văn phòng Quốc hội có những quy trình, thủ tục riêng và những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho hoạt động của các nhân viên.
Nhiệm vụ cụ thể
Giúp việc

Nhiệm vụ cụ thể

Văn phòng Quốc hội Đan Mạch cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu cho Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, cụ thể là những lĩnh vực sau:
Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng
Giúp việc

Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng

Kể từ năm 2006, Văn phòng Quốc hội Đan Mạch đã thúc đẩy một chính sách môi trường làm việc mới, tập trung nâng cao phúc lợi và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh và các vấn đề liên quan đến các chức năng thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng.
Quy mô và sứ mệnh
Giúp việc

Quy mô và sứ mệnh

Văn phòng Quốc hội chỉ có 440 nhân viên chính thức nhưng trụ sở lại là nơi làm việc của gần 1.200 người với tổng diện tích làm việc lên đến 45.000m2.
Mối quan hệ biện chứng
Giúp việc

Mối quan hệ biện chứng

Báo chí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng về hoạt động nghị trường mà còn định hướng nhận thức của công chúng về những hoạt động đó thông qua các bài bình luận, đánh giá. Vì vậy có thể nói, báo chí có ảnh hưởng quan trọng đến hình ảnh của Nghị viện. Ngược lại, báo chí cũng là một kênh thông tin nhanh chóng và chính xác để những người làm đại diện nhân dân có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phục vụ cho hoạt động làm luật và giám sát.
Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật
Giúp việc

Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật

Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đa chiều, giúp Nghị viện và các nghị sĩ nắm bắt kịp thời diễn biến của đời sống xã hội, lắng nghe tiếng dân. Đồng thời đây cũng là kênh truyền tải hoạt động của Nghị viện đối với cử tri. Chính vì vậy, các cơ quan lập pháp trên thế giới rất chú trọng xây dựng những luật liên quan để bảo đảm cho các nhà báo được hoạt động thuận lợi, phát huy vai trò quan trọng của mình.
Nguyên tắc hướng dẫn
Giúp việc

Nguyên tắc hướng dẫn

Một số nguyên tắc hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được ghi nhận rõ ràng trong hai văn bản tư pháp của TANDTC Trung Quốc ban hành: Hướng dẫn số 1 ngày 16.4.2020 và Hướng dẫn số 2 ngày 15.5.2020, được nhắc lại trong hầu hết các văn bản tư pháp của các Tòa án Nhân dân cấp thấp hơn.
Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan
Giúp việc

Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan

Do dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, một số quốc gia đã thành lập các đội ứng phó hoặc lực lượng đặc nhiệm ở cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các quan chức chính phủ đến các chuyên gia y tế công cộng và đại diện của khu vực tư nhân. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý bầu cử (EMB) với các lực lượng này là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của cuộc bầu cử.
Nơi cuộc sống xanh trở lại
Giúp việc

Nơi cuộc sống xanh trở lại

“Thành phố 15 phút” là khái niệm hiện đang thu hút các chính quyền cũng như các nhà quy hoạch đô thị, khi họ tìm cách hồi sinh cuộc sống thành phố một cách an toàn và bền vững, nhất là sau sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Thực tiễn thế giới
Giúp việc

Thực tiễn thế giới

Mặc dù khái niệm "thành phố 15 phút" mới có cách đây vài năm nhưng thực tế, nhiều chuyên gia và nhà quy hoạch đã đưa ra các yếu tố tạo nên khái niệm "thành phố 15 phút" trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, mô hình đô thị kiểu này đang trỗi dậy và được thực hiện ở không ít đô thị trên thế giới.
"Thành phố một phút” ở Thụy Điển
Giúp việc

"Thành phố một phút” ở Thụy Điển

​​​​​​​Tiếp theo mô hình "thành phố 15 phút" thúc đẩy quy hoạch đô thị cấp vùng lân cận, thử nghiệm “thành phố một phút” ở Thụy Điển nhằm mục đích quy hoạch lại chỗ đậu xe ở thành phố thành những không gian sống thuận lợi hơn cho những người sống gần đó. Luật pháp Thụy Điển cam kết các thành phố trong nước sẽ phi carbon vào năm 2045, điều đó giúp chiến dịch quốc gia đầy tham vọng nói trên trở thành triển vọng khả thi.
Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới
Giúp việc

Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.