Một số nguyên tắc hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được ghi nhận rõ ràng trong hai văn bản tư pháp của TANDTC Trung Quốc ban hành: Hướng dẫn số 1 ngày 16.4.2020 và Hướng dẫn số 2 ngày 15.5.2020, được nhắc lại trong hầu hết các văn bản tư pháp của các Tòa án Nhân dân cấp thấp hơn.
Ưu tiên hòa giải
Thứ nhất, các phương thức giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng theo thứ tự ưu tiên và hòa giải là phương pháp được ưu tiên trong các vụ kiện Covid-19. Hòa giải, đặc biệt là hòa giải tư pháp (hoặc hòa giải bởi tòa án), ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của tố tụng dân sự ở Trung Quốc và thường xuyên, nếu không muốn nói là luôn được áp dụng trong các vụ án dân sự hoặc thương mại. Một tài liệu tư pháp thậm chí còn đi xa đến mức tuyên bố rằng: Tòa án chỉ nên sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng trên cơ sở học thuyết về sự thay đổi hoàn cảnh khi hòa giải không thành công. Tính tối cao của hòa giải như một phương tiện giải quyết các tranh chấp Covid-19 được khẳng định từ thực tế là: Hầu hết các vụ tranh chấp dân sự hoặc thương mại liên quan đến đại dịch trong loạt vụ việc điển hình đầu tiên do TANDTC công bố đều được giải quyết thông qua hòa giải.
Ưu tiên thực hiện hợp đồng
Thứ hai, quy định trong các văn bản tư pháp phản ánh một nguyên tắc bao quát rằng, khi áp dụng các quy tắc liên quan, tòa án nên áp dụng cách tiếp cận có lợi cho việc thực hiện hợp đồng. Như vậy, lần đầu tiên TANDTC đưa ra quy định rõ ràng rằng không được phép chấm dứt hợp đồng chỉ vì khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng. Thay vào đó, đàm phán lại và hòa giải được thúc đẩy để tạo điều kiện cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, việc sửa đổi hợp đồng được ưu tiên hơn so với việc chấm dứt hợp đồng, và cần tránh tối đa việc sửa đổi hợp đồng. Đàm phán lại hợp đồng là một cách phản ứng được quốc tế công nhận trong trường hợp nảy sinh những khó khăn do một sự kiện bất ngờ hoặc bất khả kháng gây ra. Tuy nhiên, hiệu lực pháp lý của nó sẽ phụ thuộc vào việc liệu yếu tố “thiện chí” của các bên có được xây dựng trong quá trình đàm phán lại hay không và thiện chí đến mức độ nào.
Khuyến khích chia sẻ thiệt hại
Thứ ba, có một đặc điểm khác biệt, nhưng còn gây tranh cãi, trong thực tiễn tư pháp ở Trung Quốc là các tòa án thường yêu cầu các bên tham gia hợp đồng chia sẻ thiệt hại. Cách tiếp cận này có vẻ đặc biệt phù hợp trong bối cảnh của đại dịch hiện nay. Theo đó, các tòa án phân bổ các tổn thất do “một sự kiện bất khả kháng” gây ra theo nguyên tắc công bằng, bằng cách tính đến nhiều yếu tố bao gồm cả lỗi tương ứng của các bên. Một số tòa án đề xuất thêm rằng việc phân bổ tổn thất chỉ có thể thực hiện được khi các bên không cung cấp trong hợp đồng hoặc thương lượng lại cách phân bổ tổn thất. Mặc dù được ủng hộ trong các văn bản tư pháp, nhưng cách tiếp cận này vẫn còn gây tranh cãi bởi thách thức chính đối với cách tiếp cận này là các tiêu chí chính xác để các tòa án phân bổ thiệt hại vẫn còn mù mờ.
Ưu tiên bảo vệ đặc biệt đối với bên bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Thứ tư, hướng dẫn của TANDTC đưa ra sự bảo vệ đặc biệt đối với các bên bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch, chẳng hạn như nhân viên và người tiêu dùng. Nhiều điều khoản liên quan đến hợp đồng lao động (việc làm) và hợp đồng tiêu dùng được áp dụng chính sách bảo vệ này. Sự hiện diện của các điều khoản này cho thấy rằng trong một số lĩnh vực nhất định, các giá trị mà luật hợp đồng theo đuổi (chẳng hạn như thiên vị đối với việc thực hiện hợp đồng) cần được cân bằng với các chính sách công.
Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
Thanh tra Quốc hội Thụy Điển, Phần Lan đều được xác định là cơ quan hiến định độc lập. Đây có thể coi là loại cơ quan hiến định độc lập đầu tiên của thế giới.
Ngay từ khi mới được thành lập, cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội đã được Quốc hội chú trọng nhằm bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan này. Cơ cấu của Thanh tra Quốc hội gồm có: Thanh tra viên, Phó thanh tra và đội ngũ giúp việc.
Dự luật Thị trường kỹ thuật số ra đời trong bối cảnh các quy định hiện tại của EU chưa đủ hiệu quả và kịp thời để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị thường công nghệ, khi mà hoạt động của những tập đoàn công nghệ lớn ngày càng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì thế nó được nhiều nước quan tâm, theo dõi với các quan điểm khác nhau, không chỉ dừng lại ở mỗi thành viên EU.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chính quyền Trung Quốc đặt ra những mục tiêu cụ thể cho quá trình thúc đẩy "Tái sinh nông thôn", bao gồm phát triển nông thôn, bảo vệ đất trồng, an ninh lương thực. Và ở mỗi mục tiêu đều có những phương tiện chính sách, pháp luật để hiện thực hóa từng bước.
Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Quốc hội Đan Mạnh có bộ phận hành chính giúp việc là Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội gồm 440 nhân viên có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện làm việc tối ưu cho các nghị sĩ thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, vận hành hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác… Văn phòng Quốc hội có những quy trình, thủ tục riêng và những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho hoạt động của các nhân viên.
Kể từ năm 2006, Văn phòng Quốc hội Đan Mạch đã thúc đẩy một chính sách môi trường làm việc mới, tập trung nâng cao phúc lợi và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh và các vấn đề liên quan đến các chức năng thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng.
Báo chí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng về hoạt động nghị trường mà còn định hướng nhận thức của công chúng về những hoạt động đó thông qua các bài bình luận, đánh giá. Vì vậy có thể nói, báo chí có ảnh hưởng quan trọng đến hình ảnh của Nghị viện. Ngược lại, báo chí cũng là một kênh thông tin nhanh chóng và chính xác để những người làm đại diện nhân dân có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phục vụ cho hoạt động làm luật và giám sát.
Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đa chiều, giúp Nghị viện và các nghị sĩ nắm bắt kịp thời diễn biến của đời sống xã hội, lắng nghe tiếng dân. Đồng thời đây cũng là kênh truyền tải hoạt động của Nghị viện đối với cử tri. Chính vì vậy, các cơ quan lập pháp trên thế giới rất chú trọng xây dựng những luật liên quan để bảo đảm cho các nhà báo được hoạt động thuận lợi, phát huy vai trò quan trọng của mình.
Tháng 5.1789, Vua Louis XVI của Pháp triệu tập đại diện của các đẳng cấp đến họp tại Cung điện Versailles: Đẳng cấp thứ nhất gồm 300 nhà quý tộc; Đẳng cấp thứ hai gồm 300 chức sắc tăng lữ, đẳng cấp thứ ba gồm 600 thường dân.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài là một hành động tuy nhỏ nhưng có khả năng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 khá hiệu quả. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới khá chú trọng đến biện pháp này và thuyết phục người dân nghiêm chỉnh tuân theo để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Do dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, một số quốc gia đã thành lập các đội ứng phó hoặc lực lượng đặc nhiệm ở cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các quan chức chính phủ đến các chuyên gia y tế công cộng và đại diện của khu vực tư nhân. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý bầu cử (EMB) với các lực lượng này là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của cuộc bầu cử.
“Thành phố 15 phút” là khái niệm hiện đang thu hút các chính quyền cũng như các nhà quy hoạch đô thị, khi họ tìm cách hồi sinh cuộc sống thành phố một cách an toàn và bền vững, nhất là sau sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Mặc dù khái niệm "thành phố 15 phút" mới có cách đây vài năm nhưng thực tế, nhiều chuyên gia và nhà quy hoạch đã đưa ra các yếu tố tạo nên khái niệm "thành phố 15 phút" trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, mô hình đô thị kiểu này đang trỗi dậy và được thực hiện ở không ít đô thị trên thế giới.
Tiếp theo mô hình "thành phố 15 phút" thúc đẩy quy hoạch đô thị cấp vùng lân cận, thử nghiệm “thành phố một phút” ở Thụy Điển nhằm mục đích quy hoạch lại chỗ đậu xe ở thành phố thành những không gian sống thuận lợi hơn cho những người sống gần đó. Luật pháp Thụy Điển cam kết các thành phố trong nước sẽ phi carbon vào năm 2045, điều đó giúp chiến dịch quốc gia đầy tham vọng nói trên trở thành triển vọng khả thi.
Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.