Mô hình Thanh tra Quốc hội cổ điển

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính

Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.

Riêng tại Thụy Điển, thuật ngữ “Ombudsman” là một từ cổ, được sử dụng qua nhiều thế kỷ để mô tả một người đại diện hoặc bảo vệ lợi ích của người dân. Từ này ban đầu có nguồn gốc từ các bộ tộc của người Đức thời trung cổ, nơi áp dụng thuật ngữ này cho một bên thứ ba, nhiệm vụ của họ là thu tiền phạt từ các gia đình có tội đã ăn năn và đưa họ đến các gia đình bị thương của nạn nhân (Kircheiner, 1983). Phần còn lại của từ trong thuật ngữ “ombudsman” - từ "man" được lấy trực tiếp từ tiếng Thụy Điển (từ tiếng Na Uy cổ đại là “umbodhsmadr”) và không nhất thiết có nghĩa là người đó có giới tính nam.

Tại Thụy Điển, cơ quan Thanh tra Quốc hội được thành lập bởi Quốc hội nhằm hỗ trợ cho Quốc hội giám sát hoạt động của nhánh hành pháp và tư pháp. Rõ ràng, Quốc hội Thụy Điển cảm thấy chưa hài lòng với khả năng giám sát các nhánh quyền lực còn lại trong bộ máy nhà nước. Để thể hiện vai trò của mình là người đại diện cho nhân dân, Quốc hội Thụy Điển nhận thấy cần phải có một cơ quan để tiếp nhận các khiếu nại của người dân về những hành động của nhánh hành pháp và tư pháp. Qua phân tích công trình nghiên cứu của tiến sĩ Pickl, có thể nhận thấy, hành chính công xuất hiện rất sớm, dường như là gắn liền với sự ra đời của nhà nước và kể từ khi hành chính công xuất hiện thì nhu cầu kiểm soát hoạt động hành chính đã được đặt ra, mặc dù thời gian đầu có thể chưa thực sự rõ ràng. Điều này có thể lý giải bởi hoạt động hành chính là sự thi hành các quyết định của chủ thể có quyền hoạch định chính sách hay đặt ra pháp luật, vì thế, những chủ thể này bao giờ cũng muốn việc thực thi phải đúng với những gì mà mình đã đặt ra và để bảo đảm được điều này, cần phải có sự giám sát, kiểm tra các quan chức hành chính cũng như hoạt động của họ. Mặt khác, các nhà nước cổ đại đã phần nào nhận thức căn cứ quan trọng để kiểm soát được hành chính công là phải dựa trên phản ánh của người dân. Vì nền hành chính công ở thời kỳ nào thì sự tác động của nó cũng chủ yếu là đến người dân, chính quyền cũng nhận thức được rằng kiểm soát hành chính công, hạn chế sự xâm phạm bất hợp pháp đến quyền lợi của người dân là cách để củng cố sự thống trị của chính quyền. Như vậy, cần phải khẳng định, về bản chất, sự xuất hiện của Thanh tra Quốc hội chính là dựa trên dòng chảy khách quan của lịch sử về nhu cầu kiểm soát đối với hoạt động quản lý hành chính. Về thực tiễn, lịch sử phát triển tổ chức quyền lực nhà nước của Thụy Điển đã phản ánh nguyên nhân dẫn đến sự ra đời Thanh tra Quốc hội. Như đã đề cập ở trên, một cơ quan thanh tra được thành lập tại Thụy Điển lúc đầu là do ý tưởng của nhà vua Charles XII vào năm 1713 với tên gọi là Thanh tra công lý (Ombudsman for Justice) nhằm bảo đảm sự tuân thủ các đạo luật và quy tắc được đề ra đối với các thẩm phán, sĩ quan quân đội và nhân viên dân sự.

Văn phòng Thanh tra Quốc hội được thành lập liên quan đến việc thông qua Regeringsform (Luật Công cụ của Chính phủ) có hiệu lực sau khi Vua Thụy Điển bị phế truất vào năm 1809 và trên một mức độ nào đó dựa trên ý tưởng của Montesquieu về sự phân chia quyền hạn. Trước sự cai trị chuyên quyền của Vua Gustav III, các nhà lập pháp đã đưa vào hiến pháp mới một hệ thống cho phép Riksdag kiểm soát một số việc thực thi quyền hành pháp. Do đó, Ủy ban Thường vụ về Hiến pháp được giao nhiệm vụ giám sát hành động của các bộ trưởng và đảm bảo việc bầu ra một Thanh tra viên đặc biệt của Quốc hội để giám sát việc tuân thủ luật pháp của các cơ quan công quyền, với cơ sở pháp lý được ghi nhận trong Luật Công cụ của Chính phủ năm 1809 và Đạo luật Quốc hội được thông qua năm 1810. Đạo luật này có các điều khoản liên quan đến Kiểm toán viên do Riksdag bầu ra để xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của cơ quan dân sự, Ngân hàng Thụy Điển và Văn phòng Nợ quốc gia. Các quy định trong Chương 12 của Luật Công cụ của Chính phủ năm 1974 sau đó đã hợp nhất ba cơ quan của Riksdag giám sát này (tức là Thanh tra Quốc hội, Ủy ban Thường vụ về Hiến pháp và Kiểm toán của Quốc hội) vào hệ thống hiện hành Quốc hội.

Theo Luật Công cụ của Chính phủ (Regeringsform) năm 1809, quyền lực được phân chia giữa Vua và Quốc hội. Vua được chỉ định Quan chưởng lý (nói cách khác là Thanh tra Hoàng gia) và Quốc hội bổ nhiệm Thanh tra của riêng mình. Mục đích chính của việc thành lập chức vụ mới này với tên gọi Ombudsman (Thanh tra viên Quốc hội) là để bảo vệ quyền của công dân bằng cách thành lập một cơ quan giám sát hoàn toàn độc lập với cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, có vẻ khá tự nhiên khi mô hình văn phòng mới này dựa trên mô hình của Tổng chưởng lý tư pháp. Do đó, giống như Tổng chưởng lý, Thanh tra viên là một công tố viên có nhiệm vụ giám sát việc áp dụng pháp luật của các thẩm phán và công chức.

Theo quy định của Luật Công cụ của Chính phủ 1809, Riksdag đã bổ nhiệm một người đàn ông có nhiệm vụ “đưa ra các hình thức kiểm tra và truy vấn thành các khiếu nại. Trong thế kỷ đầu tiên tồn tại của Văn phòng, tổng số đơn khiếu nại lên tới khoảng 8.000.

Ngày nay, Đạo luật có Hướng dẫn cho Thanh tra Quốc hội (1986) và các sửa đổi bổ sung vào năm 1989 - nêu rõ rằng khi đảm nhận vai trò công tố, Thanh tra viên cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật khác áp dụng cho các công tố viên. (Ngoài ra, các hướng dẫn năm 1975 cũng bao gồm một quy định đặc biệt trao quyền cho Thanh tra viên đưa ra các ý kiến ​​phản biện hoặc tư vấn).

Năm 1957, thiết chế Thanh tra Quốc hội cũng được trao quyền giám sát các cơ quan chính quyền địa phương.

Nghị viện thế giới

Getty images
Nghị viện thế giới

Siêu công trình khắc chế "thủy thần"

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống đường hầm ngầm chống ngập lớn nhất thế giới có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans), được thiết kế để ngăn chặn ngập lụt ở khu vực đô thị Tokyo, nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn và mực nước sông dâng cao.

Drone cứu hộ
Nghị viện thế giới

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cứu trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn khâu quan trọng trong chu trình quản lý thiên tai của Nhật Bản (giảm nhẹ, chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả). Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo đảm hoạt động ứng phó, cứu trợ và phục hồi hiệu quả cho những nạn nhân và khu vực bị ảnh hưởng.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.