"Thành phố một phút” ở Thụy Điển

​​​​​​​Tiếp theo mô hình "thành phố 15 phút" thúc đẩy quy hoạch đô thị cấp vùng lân cận, thử nghiệm “thành phố một phút” ở Thụy Điển nhằm mục đích quy hoạch lại chỗ đậu xe ở thành phố thành những không gian sống thuận lợi hơn cho những người sống gần đó. Luật pháp Thụy Điển cam kết các thành phố trong nước sẽ phi carbon vào năm 2045, điều đó giúp chiến dịch quốc gia đầy tham vọng nói trên trở thành triển vọng khả thi.

Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi phải đóng cửa, phong tỏa, lượng xe hơi chạy trên đường phố giảm mạnh, tạo ra những không gian trống giúp nhen nhóm ý tưởng "thành phố một phút" mà Thụy Điển muốn xây dựng. Khái niệm “thành phố 15 phút” của Paris hay mô hình thành phố gồm những siêu khối tổ hợp của của Barcelona từng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, giờ đây ông Dan Hill, giám đốc thiết kế chiến lược tại Vinnova, cơ quan về đổi mới nhà nước của Thụy Điển, đang thực hiện một dự án có thể cách mạng hóa không gian đường phố hơn nữa. Ông Hill hiện hợp tác với người phụ trách kiến trúc Kieren Long, vốn là Giám đốc của ArkDes - bảo tàng thiết kế và kiến trúc quốc gia của Thụy Điển, để thiết kế các cách khác nhau nhằm sử dụng không gian đường phố hiệu quả.

Sở dĩ, khái niệm “thành phố một phút” ra đời vì nó hoạt động ở cấp độ đường phố, khu vực ngay bên ngoài cửa trước nhà, nơi cư dân gặp gỡ hàng xóm mỗi ngày. Thực tế, thử nghiệm “thành phố một phút” là một phần trong dự án Street Moves của Chính phủ. Mục tiêu là đưa ra các mục đích sử dụng thay thế cho các chỗ đậu xe trên đường phố, đồng thời xem xét việc sử dụng hiệu quả hơn cho các vị trí thường bị bỏ qua này. Tất cả là nhằm giúp người dân cải thiện ngay lập tức môi trường xung quanh nhà của họ. Có thể nói, Thụy Điển đang theo đuổi xu hướng hyper-local (khu vực gần nhà).  Trong khi Paris hoạt động với bán kính 15 phút và các khu siêu thị của Barcelona với 9 khu phố của thành phố, thì dự án của Thụy Điển hoạt động ở cấp đường phố duy nhất, nhấn mạnh đến “không gian bên ngoài cửa trước của bạn - và của những người hàng xóm của bạn ở liền kề và đối diện”, ông Hill cho biết. Sáng kiến Street Moves cho phép các cộng đồng địa phương trở thành đồng kiến trúc sư bố trí đường phố của riêng họ. Thông qua hội thảo và tham vấn, cư dân có thể kiểm soát lượng không gian đường phố được sử dụng để đậu xe hoặc cho các mục đích công cộng khác.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Dự án Street Moves phát triển một loạt các mô đun hay bộ đồ nội thất đường phố, được thiết kế để phù hợp với kích thước của một chỗ đậu xe tiêu chuẩn và được xây dựng trên sàn gỗ thông cứng. Các thiết bị này, được lắp vào không gian lề đường tùy theo nhu cầu với chỗ trồng cây có ghế ngồi, giá để xe đạp hoặc xe tay ga, không gian vui chơi cho trẻ em, nơi tập thể dục ngoài trời hoặc trạm sạc xe điện … Các mô đun được thiết kể để dễ dàng kết nối, tức là nó có thể đứng độc lập hoặc được lắp ráp với nhau để xếp dọc cả con phố. Theo ông Hill, chúng được “lấy cảm hứng từ những thứ như Lego hoặc IKEA - hoặc Minecraft - nơi bạn có một hệ thống nhất quán có thể được điều chỉnh, tháo ra, lắp vào…”

Các đặc điểm của "thành phố một phút" không tìm cách giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của đô thị theo cách mà sáng kiến ​​"thành phố 15 phút" thực hiện. Chẳng hạn, không có chủ trương nào để cải thiện các yếu tố cơ bản như khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, tiếp cận việc làm hoặc chăm sóc sức khỏe chuyên khoa. Thay vào đó, những không gian ngay bên ngoài ngưỡng cửa là những nơi lý tưởng để các thành phố bắt đầu phát triển những cách thức mới, trực tiếp hơn để tương tác với công chúng. Có thể nói, trọng tậm của ý tưởng thành phố một phút là trao lại không gian xác định cho những người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​nó. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, số lượng người mua sắm gần nhà và sử dụng các dịch vụ địa phương gia tăng, đây trở thành xu hướng mà nhiều người cho biết sẽ tiếp tục ngay cả khi mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Hiện dự án Street Moves của Thụy Điển vẫn đang trong giai đoạn đầu. Cho đến nay, nó đã tiến hành thiết kế lại thử nghiệm bốn phố ở Stockholm và trong đầu năm 2021 mở rộng thêm tới các địa điểm ở Gothenburg và Malmo. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của dự án là vô cùng tham vọng: đó là suy nghĩ lại và thay đổi mọi đường phố trên đất nước trong thập kỷ này, để “mọi đường phố ở Thụy Điển đều phát triển mạnh mẽ, bền vững và sôi động vào năm 2030”, theo tài liệu riêng của Street Moves.

Giúp việc

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính
Nghị viện thế giới

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính

Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp
Nghị viện thế giới

Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp

Ngay từ khi mới được thành lập, cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội đã được Quốc hội chú trọng nhằm bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan này. Cơ cấu của Thanh tra Quốc hội gồm có: Thanh tra viên, Phó thanh tra và đội ngũ giúp việc.
Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số
Nghị viện thế giới

Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số

Dự luật Thị trường kỹ thuật số ra đời trong bối cảnh các quy định hiện tại của EU chưa đủ hiệu quả và kịp thời để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị thường công nghệ, khi mà hoạt động của những tập đoàn công nghệ lớn ngày càng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì thế nó được nhiều nước quan tâm, theo dõi với các quan điểm khác nhau, không chỉ dừng lại ở mỗi thành viên EU.
Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"
Giúp việc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Bài 1: Những giá trị cốt lõi
Giúp việc

Bài 1: Những giá trị cốt lõi

Quốc hội Đan Mạnh có bộ phận hành chính giúp việc là Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội gồm 440 nhân viên có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện làm việc tối ưu cho các nghị sĩ thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, vận hành hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác… Văn phòng Quốc hội có những quy trình, thủ tục riêng và những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho hoạt động của các nhân viên.
Nhiệm vụ cụ thể
Giúp việc

Nhiệm vụ cụ thể

Văn phòng Quốc hội Đan Mạch cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu cho Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, cụ thể là những lĩnh vực sau:
Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng
Giúp việc

Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng

Kể từ năm 2006, Văn phòng Quốc hội Đan Mạch đã thúc đẩy một chính sách môi trường làm việc mới, tập trung nâng cao phúc lợi và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh và các vấn đề liên quan đến các chức năng thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng.
Quy mô và sứ mệnh
Giúp việc

Quy mô và sứ mệnh

Văn phòng Quốc hội chỉ có 440 nhân viên chính thức nhưng trụ sở lại là nơi làm việc của gần 1.200 người với tổng diện tích làm việc lên đến 45.000m2.
Mối quan hệ biện chứng
Giúp việc

Mối quan hệ biện chứng

Báo chí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng về hoạt động nghị trường mà còn định hướng nhận thức của công chúng về những hoạt động đó thông qua các bài bình luận, đánh giá. Vì vậy có thể nói, báo chí có ảnh hưởng quan trọng đến hình ảnh của Nghị viện. Ngược lại, báo chí cũng là một kênh thông tin nhanh chóng và chính xác để những người làm đại diện nhân dân có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phục vụ cho hoạt động làm luật và giám sát.
Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật
Giúp việc

Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật

Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đa chiều, giúp Nghị viện và các nghị sĩ nắm bắt kịp thời diễn biến của đời sống xã hội, lắng nghe tiếng dân. Đồng thời đây cũng là kênh truyền tải hoạt động của Nghị viện đối với cử tri. Chính vì vậy, các cơ quan lập pháp trên thế giới rất chú trọng xây dựng những luật liên quan để bảo đảm cho các nhà báo được hoạt động thuận lợi, phát huy vai trò quan trọng của mình.
Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?
Giúp việc

Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là một hành động tuy nhỏ nhưng có khả năng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 khá hiệu quả. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới khá chú trọng đến biện pháp này và thuyết phục người dân nghiêm chỉnh tuân theo để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nguyên tắc hướng dẫn
Giúp việc

Nguyên tắc hướng dẫn

Một số nguyên tắc hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được ghi nhận rõ ràng trong hai văn bản tư pháp của TANDTC Trung Quốc ban hành: Hướng dẫn số 1 ngày 16.4.2020 và Hướng dẫn số 2 ngày 15.5.2020, được nhắc lại trong hầu hết các văn bản tư pháp của các Tòa án Nhân dân cấp thấp hơn.
Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan
Giúp việc

Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan

Do dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, một số quốc gia đã thành lập các đội ứng phó hoặc lực lượng đặc nhiệm ở cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các quan chức chính phủ đến các chuyên gia y tế công cộng và đại diện của khu vực tư nhân. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý bầu cử (EMB) với các lực lượng này là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của cuộc bầu cử.
Nơi cuộc sống xanh trở lại
Giúp việc

Nơi cuộc sống xanh trở lại

“Thành phố 15 phút” là khái niệm hiện đang thu hút các chính quyền cũng như các nhà quy hoạch đô thị, khi họ tìm cách hồi sinh cuộc sống thành phố một cách an toàn và bền vững, nhất là sau sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Thực tiễn thế giới
Giúp việc

Thực tiễn thế giới

Mặc dù khái niệm "thành phố 15 phút" mới có cách đây vài năm nhưng thực tế, nhiều chuyên gia và nhà quy hoạch đã đưa ra các yếu tố tạo nên khái niệm "thành phố 15 phút" trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, mô hình đô thị kiểu này đang trỗi dậy và được thực hiện ở không ít đô thị trên thế giới.
Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới
Giúp việc

Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.