Thực tiễn thế giới

Mặc dù khái niệm "thành phố 15 phút" mới có cách đây vài năm nhưng thực tế, nhiều chuyên gia và nhà quy hoạch đã đưa ra các yếu tố tạo nên khái niệm "thành phố 15 phút" trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, mô hình đô thị kiểu này đang trỗi dậy và được thực hiện ở không ít đô thị trên thế giới.

Theo BBC, vào thập niên 1920, nhà quy hoạch đô thị người Mỹ Clarence Perry đã đề xuất ý tưởng “đơn vị khu phố” nơi người dân “có thể sống được”, trước khi có làn sóng ồ ạt xe hơi cá nhân và việc phân khu thành phố vốn xuất hiện vào cuối thế kỷ XX. Copenhagen biến các phố mua sắm chính của mình thành phố đi bộ vào năm 1962, trước khi các thành phố châu Âu đông đúc khác thực hiện cách tiếp cận tương tự đối với khu trung tâm. Sau đó là thời của chủ nghĩa đô thị mới, một phong trào thiết kế đô thị vốn thúc đẩy mô hình thành phố có thể đi bộ, tràn ra khắp nước Mỹ vào thời thập niên 1980. Tuy nhiên, mô hình "thành phố 15 phút" ngày nay có sự thay đổi lớn so với những mô hình trong quá khứ, nhằm có thể ứng phó với biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và toàn cầu hóa.

Trong khi các sáng kiến trước đây tập trung vào việc đi lại dễ dàng, khả năng đi bộ được và các dịch vụ công, Paris đã thực hiện một cách tiếp cận toàn diện để đem đến cho các khía cạnh đó một nội dung xanh hơn cũng như bao gồm công sở, hoạt động văn hóa và kết nối xã hội. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo thậm chí còn bổ nhiệm một ủy viên phụ trách cho "thành phố 15 phút", đó là bà Carine Rolland.

Nguồn: AFP
Nguồn: AFP

Việc chuyển đổi các khu phố diễn ra kể từ khi bà Hidalgo nhậm chức vào năm 2014, với việc cấm các phương tiện nhiều ô nhiễm, dành các bến tàu trên sông Seine chỉ cho người đi bộ và đi xe đạp, đồng thời tạo ra các khoảng xanh nhỏ trên toàn thành phố… Thị trưởng ne Hidalgo thậm chí giới thiệu khái niệm thành phố kéo dài 15 phút trong chiến dịch tái tranh cử năm 2020 và bắt đầu thực hiện khái niệm này trong đại dịch Covid-19. Ví dụ, sân chơi của trường học đã được chuyển đổi thành công viên sau giờ làm việc, trong khi quảng trường Place de la Bastille và các quảng trường khác  được cải tạo với cây cối và làn đường dành cho xe đạp. Cụ thể, việc chỉnh trang quảng trường Bastille vào tháng 11.2020 đã được hoàn thành nằm trong kế hoạch thiết kế 7 quảng trường lớn trị giá 30 triệu euro. Ngoài ra, hơn 50km đường xe đạp gọi là “coronapiste” cũng đã được xây dựng kể từ đại dịch Covid-19 bùng phát. Sự thành công của "thành phố 15 phút" ở Paris đã khiến Madrid, Milan, Ottawa hay Seatle muốn học hỏi cách làm của thủ đô nước Pháp.

Trong bài báo năm 2019, tác giả Weng và các cộng sự sử dụng Thượng Hải làm nghiên cứu điển hình, đề xuất khu phố có thể đi bộ trong 15 phút tập trung vào sức khỏe, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm. Các tác giả coi khu phố có thể đi bộ 15 phút là một cách để cải thiện sức khỏe của người dân. Tương tự, tác giả Da Silva và các cộng sự trong một bài báo năm 2019 đã trình bày nghiên cứu của mình. Họ sử dụng thành phố Tempe, Arizona, làm nơi nghiên cứu điển hình cho đề xuất thành phố 20 phút (nhiều hơn 5 phút so với thành phố 15 phút), nơi mọi nhu cầu có thể được đáp ứng trong vòng 20 phút bằng cách đi bộ, đi xe đạp hoặc chuyển tuyến.

Chưa hết, Cơ quan Giao thông Vận tải đất liền của Singapore vào năm 2019 từng đề xuất Quy hoạch tổng thể năm 2040 bao gồm các mục tiêu về các “thị trấn 20 phút” và “thành phố 45 phút”.

Trong khi đó, thành phố Portland, Mỹ vào năm 2012, đã phát triển kế hoạch cho các khu dân cư hoàn chỉnh trong thành phố, nhằm hỗ trợ thanh niên và cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, từ đó thúc đẩy sự phát triển dựa vào cộng đồng và thương mại trong các khu dân cư. Kế hoạch Portland nhấn mạnh đến việc tăng cường đi bộ và đi xe đạp trong thành phố như những cách để chống lại các bệnh không lây nhiễm như béo phì, cũng như đề cao tầm quan trọng của việc cung cấp thực phẩm lành mạnh có giá cả phải chăng.

Ở châu Đại dương, thành phố Melbourne của Australia phát triển Kế hoạch Melbourne 2017 - 2050, trong đó có nhiều yếu tố của khái niệm "thành phố 15 phút", bao gồm các làn đường dành cho xe đạp mới và việc xây dựng “các khu phố 20 phút”.

Nhóm các thành phố C40 - một liên minh các thành phố cam kết tập trung vào việc chống biến đổi khí hậu, thậm chí còn quảng bá ý tưởng "thành phố 15 phút" như cơ sở cho sự phục hồi sau Covid-19. Bởi những thành phố như thế này không chỉ giúp giảm lượng khí thải thông qua giao thông, mà còn giúp nâng cao sức khỏe tâm thần và thể chất, khiến các cư dân hạnh phúc hơn vì họ trở nên gắn bó, kết nối sâu sắc hơn với khu phố nơi ở của mình…  

Giúp việc

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính
Nghị viện thế giới

Xuất phát từ nhu cầu giám sát hoạt động quản lý hành chính

Hầu như các nước trên thế giới đều công nhận “cái nôi” của Thanh tra Quốc hội là quốc gia Thụy Điển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu một cách ngọn ngành thì một loại thiết chế có tính chất như Thanh tra Quốc hội - cơ quan (hoặc là một chức danh) được thành lập để giám sát hoạt động hành chính công, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân thực chất đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp
Nghị viện thế giới

Cơ cấu bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp

Ngay từ khi mới được thành lập, cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội đã được Quốc hội chú trọng nhằm bảo đảm tính độc lập và chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan này. Cơ cấu của Thanh tra Quốc hội gồm có: Thanh tra viên, Phó thanh tra và đội ngũ giúp việc.
Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số
Nghị viện thế giới

Quan điểm các nước về pháp luật thị trường kỹ thuật số

Dự luật Thị trường kỹ thuật số ra đời trong bối cảnh các quy định hiện tại của EU chưa đủ hiệu quả và kịp thời để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị thường công nghệ, khi mà hoạt động của những tập đoàn công nghệ lớn ngày càng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì thế nó được nhiều nước quan tâm, theo dõi với các quan điểm khác nhau, không chỉ dừng lại ở mỗi thành viên EU.
Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"
Giúp việc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Bài 1: Những giá trị cốt lõi
Giúp việc

Bài 1: Những giá trị cốt lõi

Quốc hội Đan Mạnh có bộ phận hành chính giúp việc là Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội gồm 440 nhân viên có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện làm việc tối ưu cho các nghị sĩ thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, vận hành hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác… Văn phòng Quốc hội có những quy trình, thủ tục riêng và những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho hoạt động của các nhân viên.
Nhiệm vụ cụ thể
Giúp việc

Nhiệm vụ cụ thể

Văn phòng Quốc hội Đan Mạch cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu cho Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, cụ thể là những lĩnh vực sau:
Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng
Giúp việc

Quan tâm đến tinh thần và thể chất của nhân viên văn phòng

Kể từ năm 2006, Văn phòng Quốc hội Đan Mạch đã thúc đẩy một chính sách môi trường làm việc mới, tập trung nâng cao phúc lợi và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh và các vấn đề liên quan đến các chức năng thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng.
Quy mô và sứ mệnh
Giúp việc

Quy mô và sứ mệnh

Văn phòng Quốc hội chỉ có 440 nhân viên chính thức nhưng trụ sở lại là nơi làm việc của gần 1.200 người với tổng diện tích làm việc lên đến 45.000m2.
Mối quan hệ biện chứng
Giúp việc

Mối quan hệ biện chứng

Báo chí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng về hoạt động nghị trường mà còn định hướng nhận thức của công chúng về những hoạt động đó thông qua các bài bình luận, đánh giá. Vì vậy có thể nói, báo chí có ảnh hưởng quan trọng đến hình ảnh của Nghị viện. Ngược lại, báo chí cũng là một kênh thông tin nhanh chóng và chính xác để những người làm đại diện nhân dân có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phục vụ cho hoạt động làm luật và giám sát.
Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật
Giúp việc

Nghị viện bảo vệ các nhà báo bằng luật

Báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời, đa chiều, giúp Nghị viện và các nghị sĩ nắm bắt kịp thời diễn biến của đời sống xã hội, lắng nghe tiếng dân. Đồng thời đây cũng là kênh truyền tải hoạt động của Nghị viện đối với cử tri. Chính vì vậy, các cơ quan lập pháp trên thế giới rất chú trọng xây dựng những luật liên quan để bảo đảm cho các nhà báo được hoạt động thuận lợi, phát huy vai trò quan trọng của mình.
Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?
Giúp việc

Thuyết phục người dân đeo khẩu trang như thế nào?

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là một hành động tuy nhỏ nhưng có khả năng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 khá hiệu quả. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới khá chú trọng đến biện pháp này và thuyết phục người dân nghiêm chỉnh tuân theo để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nguyên tắc hướng dẫn
Giúp việc

Nguyên tắc hướng dẫn

Một số nguyên tắc hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được ghi nhận rõ ràng trong hai văn bản tư pháp của TANDTC Trung Quốc ban hành: Hướng dẫn số 1 ngày 16.4.2020 và Hướng dẫn số 2 ngày 15.5.2020, được nhắc lại trong hầu hết các văn bản tư pháp của các Tòa án Nhân dân cấp thấp hơn.
Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan
Giúp việc

Phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan

Do dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, một số quốc gia đã thành lập các đội ứng phó hoặc lực lượng đặc nhiệm ở cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các quan chức chính phủ đến các chuyên gia y tế công cộng và đại diện của khu vực tư nhân. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý bầu cử (EMB) với các lực lượng này là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của cuộc bầu cử.
Nơi cuộc sống xanh trở lại
Giúp việc

Nơi cuộc sống xanh trở lại

“Thành phố 15 phút” là khái niệm hiện đang thu hút các chính quyền cũng như các nhà quy hoạch đô thị, khi họ tìm cách hồi sinh cuộc sống thành phố một cách an toàn và bền vững, nhất là sau sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
"Thành phố một phút” ở Thụy Điển
Giúp việc

"Thành phố một phút” ở Thụy Điển

​​​​​​​Tiếp theo mô hình "thành phố 15 phút" thúc đẩy quy hoạch đô thị cấp vùng lân cận, thử nghiệm “thành phố một phút” ở Thụy Điển nhằm mục đích quy hoạch lại chỗ đậu xe ở thành phố thành những không gian sống thuận lợi hơn cho những người sống gần đó. Luật pháp Thụy Điển cam kết các thành phố trong nước sẽ phi carbon vào năm 2045, điều đó giúp chiến dịch quốc gia đầy tham vọng nói trên trở thành triển vọng khả thi.
Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới
Giúp việc

Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.