Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi):

Phân định rõ thẩm quyền sẽ giúp giải phóng các nguồn lực phát triển

Hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo hiến định là nội dung quan trọng, căn cơ và thể hiện tính đột phá của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Dù vậy, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sáng 14.2, có ý kiến cho rằng, phân định rõ thẩm quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương sẽ tạo thuận lợi trong quá trình điều hành, góp phần giải phóng các nguồn lực phát triển.

Cần xác định rõ hơn thẩm quyền của Trung ương và địa phương

Cho ý kiến với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại phiên họp sáng 14.2, ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) tán thành cao với quy định tại khoản 5, Điều 6 dự thảo Luật. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ; lãnh đạo công tác của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao, bảo đảm nguyên tắc không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách thành viên Chính phủ đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

Cho rằng “quy định nêu trên rất phù hợp với vai trò, tư cách quản trị nền hành chính quốc gia của Thủ tướng”, đại biểu Lê Xuân Thân dẫn chứng, tại Nghị định 137/NĐ-CP vẫn giao cho Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bắn pháo hoa ở các lễ hội, có nghĩa là những công việc sự vụ, công việc rất nhỏ nhưng vẫn cứ giao cho Thủ tướng, cứ như vậy thì Thủ tướng không còn thời gian để lo công việc quản trị nền hành chính quốc gia.

Đại biểu cũng lưu ý, tại dự thảo Luật mới có quy định giải thích khái niệm phân quyền, chưa giải thích các khái niệm về phân cấp, ủy quyền. Trong khi đó, phân cấp và ủy quyền khác nhau về thời gian thực hiện: thời gian thực hiện của ủy quyền là có thời hạn, còn thời gian của phân cấp là thường xuyên, liên tục, “coi như giao luôn”. Do đó, cần phải định lượng và thiết kế lại để bảo đảm không lẫn lộn giữa phân cấp và ủy quyền.

dbqh-nguyen-quang-huan-binh-duong.jpg
ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cũng băn khoăn khi Điều 7 dự thảo Luật về phân quyền chưa định nghĩa rõ việc nào của địa phương, việc nào của Trung ương. “Trong khi đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được quy định tại Điều 5 của dự thảo Luật đã xác định rõ phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương”. Dẫn ra quy định này, đại biểu cho rằng, khi không quy định những việc nào được coi là việc ở địa phương, sẽ rắc rối trong quá trình điều hành.

Cũng về vấn đề này, ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng, việc khoản 6, Điều 7 dự thảo Luật quy định rõ “chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện, năng lực cần thiết” là việc nhiều địa phương đang rất cần, để giải phóng các nguồn lực đang bị kìm hãm bởi các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

db-tran-quoc-toan.jpg
ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, để tổ chức triển khai thực hiện suôn sẻ và thông suốt các nội dung phân quyền nêu trên, cần bổ sung vào Điều 18 dự thảo Luật quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện, năng lực cần thiết, cũng như bổ sung quy định giám sát chặt chẽ nội dung này. “Có như vậy, việc phân quyền mới thực sự hiệu quả và các điểm nghẽn mới được tháo gỡ, các nguồn lực... mới có thể được giải phóng tốt nhất”, đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

db-duong-khac-mai1.jpg
ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng quan điểm, theo ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông), phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực để các chủ thể được phân cấp, phân quyền, ủy quyền thực hiện được, khả thi trong thực tế. “Cần chú ý đến vấn đề năng lực thực hiện của các chủ thể này để phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực cho hợp lý và bảo đảm hiệu quả”.

Quy định rõ trường hợp được ủy quyền, tránh lợi dụng để né trách nhiệm

Dự thảo Luật đã làm rõ chủ thể, cách thức, nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và các điều kiện mang tính nguyên tắc trong việc thực hiện ủy quyền. Theo Tờ trình của Chính phủ, đây là điểm mới nổi bật, mang tính nguyên tắc căn bản, cốt lõi để các Luật khác trong hệ thống pháp luật, làm căn cứ quy định về phân cấp và lần đầu tiên được quy định tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương.

Tại khoản 3, Điều 9 đã quy định “người có thẩm quyền ủy quyền có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã uỷ quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc uỷ quyền và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình uỷ quyền”. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Quang Huân lưu ý, nếu quy định người ủy quyền phải chịu trách nhiệm hoàn toàn mà người được ủy quyền lại không chịu trách nhiệm cũng có “nguy hiểm”. Do đó, cần phân định rõ việc người ủy quyền chịu trách nhiệm và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm tới đâu, qua đó giúp nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng mới được rõ ràng, cụ thể hơn trong luật lần này.

dbqh-vu-trong-kim-nam-dinh.jpg
ĐBQH Vũ Trọng Kim (Nam Định) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Vũ Trọng Kim (Nam Định) cũng đề nghị, dự thảo Luật cần quy định rõ ủy quyền trong trường hợp nào để ngăn chặn tình trạng cấp trên lợi dụng, né tránh trách nhiệm, né vấn đề nhạy cảm bằng ủy quyền, cũng như giúp tránh tình trạng cấp dưới phải nhận việc ngoài chức năng, nhiệm vụ của mình quá lớn hoặc quá nhiều, quá tải.

Nhấn mạnh quan điểm “khi ủy quyền phải tính quyền ai người đó làm, việc ai người đó thực hiện sẽ tốt hơn”, đại biểu Vũ Trọng Kim cũng đề nghị, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng cần tiếp tục được rà soát. Phải suy nghĩ rõ hơn về vấn đề quyết định và những ủy quyền của Thủ tướng trong những vấn đề cụ thể, không nên để Thủ tướng quyết định nhưng giao cho Bộ trưởng ký.

qh-chieu02.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Hồ Long

Giải trình về nội dung nêu trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, vấn đề mang tính cốt lõi, căn cơ và tư duy đột phá nhất trong luật lần này, đó chính là hoàn thiện được nguyên tắc phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo hiến định nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo để thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo của cả hệ thống, nhất là chính quyền địa phương. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý quan trọng để tháo gỡ những rào cản về phân cấp phân quyền, phân định nhiệm vụ cụ thể đang hiện hữu trong các luật chuyên ngành.

“Nội dung của dự thảo Luật được thiết kế hiện nay đã bảo đảm tính bao trùm, khái quát được toàn bộ cơ chế pháp lý về phân quyền, phân cấp, ủy quyền trên cơ sở hiến định, các chủ trương của Đảng, cũng như là theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xác định chủ thể, nội dung, phạm vi, cơ sở pháp lý, trách nhiệm pháp lý của các bên”. Khẳng định quan điểm này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện thêm để có quy định rạch ròi về phân quyền, phân cấp và ủy quyền, tránh phát sinh một số vấn đề được đại biểu lo ngại.

Quốc hội và Cử tri

Ảnh minh họa
Lập pháp

Để thực thi pháp luật không còn là “khâu yếu”!

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, dự thảo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm (VBQPPL), quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành VBQPPL.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ; đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, 461/461 ĐBQH biểu quyết tán thành
Diễn đàn Quốc hội

Nền tảng vững chắc để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã được 100% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cũng được 99,56% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua. 

Đây là hai trong số các Luật được sửa đổi tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội với hai dự luật cũng đã cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc bảo đảm cao nhất chất lượng các dự luật.

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
Lập pháp

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

Sự thiếu gắn kết giữa quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật. Nhằm khắc phục các hạn chế hiện nay và thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã bổ sung quy định về tổ chức thi hành và nguồn lực thi hành.

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật
Lập pháp

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật

Để bảo đảm được tính liên tục trong suốt quá trình xây dựng dự án luật và nâng cao hiệu quả thi hành luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo.

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật
Lập pháp

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định cụ thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các quan điểm chỉ đạo mới thì việc thu gọn các loại/hình thức văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết.

ĐBQH Trần Quốc Nam (Ninh Thuận) Ảnh Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Dứt khoát phải rõ người, rõ việc, rõ cơ chế

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong những điển hình để chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Khẳng định điều này, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, để có thể đạt mục tiêu đến năm 2030, muộn nhất là 2031 sẽ đưa các nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động, thì việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án này là hết sức cấp thiết và cấp bách. Và muốn thực hiện được, thì trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phải rõ người, rõ việc và rõ cơ chế.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Tạo "lối mở" và thực sự "cởi trói" để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu

Cơ chế chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến khi thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách
Lập pháp

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách

Nhằm khắc phục những hạn chế của quy trình xây dựng pháp luật hiện hành và thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã quy định đổi mới toàn diện, mạnh mẽ quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Xây dựng nghị định trong bối cảnh luật khung

Tuần trước, trong phát biểu góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại hội trường, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm đánh giá tác động và lấy ý kiến rộng rãi với các chính sách có tác động trên phạm vi rộng khi ban hành nghị định; bởi lẽ, tới đây, luật chủ yếu ban hành ở dạng nguyên tắc và rất nhiều vấn đề chính sách sẽ nằm trong các nghị định.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Các chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu để đưa ra các chính sách có trọng tâm, trọng điểm, về những vấn đề thực sự vướng mắc cần khẩn trương tháo gỡ, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) phát biểu tại hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tham vấn chính sách - tiếp cận chính sách “từ sớm, từ xa”

Theo chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vào sáng 19.2 tới. Lần đầu tiên “tham vấn chính sách” được luật hóa trong dự thảo Luật này. Điều này sẽ giúp các đối tượng liên quan tiếp cận từ sớm, từ xa đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 15.2.
Chính sách và cuộc sống

Lan tỏa tư duy mới và cách làm mới

“Khi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời, trong giới làm khoa học chúng tôi nói vui với nhau rằng, mình đang khô hạn thì gặp mưa rào, bởi nghị quyết có rất nhiều cơ chế, chính sách cởi mở để giới khoa học đóng góp nhiều hơn nữa cho tiềm lực khoa học công nghệ của quốc gia và phát triển đất nước. Bây giờ, Quốc hội lại ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc nhằm nhanh chóng Nghị quyết số 57-NQ/TW vào cuộc sống. Tôi ủng hộ cao nghị quyết này và tin rằng những người làm khoa học như tôi cũng rất ủng hộ”, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, nói trong cuộc thảo luận tổ sáng qua, 15.2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Phiên giải trình
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu sửa đổi Luật Hải quan phục vụ việc tinh gọn bộ máy

Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cơ cấu tổ chức của nhiều cơ quan, trong đó có ngành hải quan sẽ có sự thay đổi. Do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan năm 2014 để phục vụ công tác này, đồng thời, khắc phục bất cập, hạn chế đã chỉ ra.

Gỡ nút thắt về thể chế và nguồn lực cho đầu tư tư
Diễn đàn Quốc hội

Gỡ nút thắt về thể chế và nguồn lực cho đầu tư tư

Khẳng định, việc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên là có cơ sở và có dư địa thực hiện, song, các đại biểu cho rằng, đây cũng là “bài toán”, là “phép thử” để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, đồng thời, đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư tư, tháo gỡ những nút thắt về thể chế, quy trình thủ tục và đặc biệt là về nguồn lực.

Quang cảnh thảo luận tại hội trường sáng 15.2
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cơ chế giám sát, tránh ủy quyền tuỳ tiện

Thảo luận tại hội trường sáng 15.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, bảo đảm cơ chế giám sát, tránh tình trạng ủy quyền tùy tiện, chủ quan, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.