Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định cụ thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các quan điểm chỉ đạo mới thì việc thu gọn các loại/hình thức văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết.

Quy định của pháp luật hiện hành về hệ thống VBQPPL

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là một hệ thống tập hợp các loại/hình thức VBQPPL, được điều chỉnh bởi Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Điều 2 của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013 và các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước, căn cứ khái niệm VBQPPL nêu trên, Điều 4 của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định hệ thống VBQPPL gồm:

1. Hiến pháp;

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội;

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

9. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

10. Nghị quyết của HĐBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

11. Quyết định của UBND cấp tỉnh;

12. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

13. Nghị quyết của HĐND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

14. Quyết định của UBND cấp huyện;

15. Nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

16. Quyết định của UBND cấp xã.

Theo quy định này, hệ thống VBQPPL của nước ta hiện nay gồm 41 hình thức VBQPPL với 36 chủ thể có thẩm quyền ban hành. Hệ thống VBQPPL được sắp xếp theo chủ thể ban hành VBQPPL, tùy theo thẩm quyền ban hành văn bản mà có chủ thể được ban hành nhiều hơn 1 hình thức VBQPPL, ví dụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 hình thức; Chủ tịch nước, Chính phủ ban hành 2 hình thức, …

202502120858056803z630947654039381aefdc61917b663b4163170d968bed8-17393278159712122490100.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh: L.Hiển

Quá trình triển khai thi hành Luật Ban hành VBPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) cho thấy, hệ thống VBQPPL vẫn còn cồng kềnh, phức tạp với nhiều tầng nấc, hình thức văn bản do nhiều chủ thể ban hành.

Việc phân định thẩm quyền ban hành văn bản, nhất là giữa luật với văn bản dưới luật chưa thực sự rõ ràng, hợp lý, dẫn đến không ít trường hợp luật quy định quá chi tiết, nội dung trùng lặp, gồm cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, làm cho luật thiếu tính ổn định, khi cần sửa đổi, điều chỉnh thì khó thực hiện kịp thời.

Quan điểm chỉ đạo về việc thu gọn hình thức VBQPPL

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Hội nghị Trung ương lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã nêu rõ, một trong những nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững đó là: “… Đa dạng hóa nguồn pháp luật, đề cao và coi trọng đạo luật, đơn giản hóa, giảm tầng nấc, loại hình văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Xác định đúng, rõ các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng hình thức pháp lệnh để ban hành quy phạm pháp luật; luật hóa đến mức tối đa những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. ...”.

Kết luận số 119-KL/TW ngày 20.1.2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật nêu rõ: “Tiếp tục đơn giản hóa, giảm tầng nấc, loại hình văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nghiên cứu không quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, thu hẹp phạm vi nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp huyện. Mở rộng tối đa các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội phải ban hành bằng hình thức luật và giới hạn các nội dung được ban hành bằng hình thức nghị quyết; hạn chế đến mức thấp nhất việc ban hành pháp lệnh...”.

Kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp (Thông báo số 108-TB/VPTW ngày 18.11.2024 của Văn phòng Trung ương Đảng) cũng nêu: “… Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, tuyệt đối không luật hóa các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các Bộ, ngành được quy định tại nghị định và thông tư, không quy định trong luật những nội dung về thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành...”.

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo nêu trên, Tờ trình số 85/TTr-BTP ngày 2.10.2024 của Bộ Tư pháp đề nghị xây dựng Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua. Tại “Chính sách 1: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, bổ sung một số nguyên tắc về kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành VBQPPL; thu hẹp và xác định rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL”, đã nêu rõ một trong những giải pháp được lựa chọn để thực hiện chính sách này là cần quy định cụ thể các hình thức VBQPPL.

Giảm tầng nấc, loại hình văn bản trong hệ thống VBQPPL

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo và để cụ thể hóa Chính sách 1 nêu trên, dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) sửa đổi quy định về hệ thống VBQPPL như sau:

“Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.

9. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

10. Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

11. Quyết định của UBND cấp tỉnh.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

13. Nghị quyết của HĐND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

14. Quyết định của UBND cấp huyện”

Như vậy, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định tổng số 36 hình thức VBQPPL (giảm 5 hình thức) và do 30 chủ thể có thẩm quyền ban hành (giảm 6 chủ thể).

Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) đã thực hiện đúng chủ trương đơn giản hóa, giảm tầng nấc, loại hình văn bản trong hệ thống VBQPPL. Trong đó xác định đúng, rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL đã được nêu trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, Kết luận số 119-KL/TW, dự thảo Luật đã bỏ thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của chính quyền cấp xã; thay đổi 1 hình thức VBQPPL; bổ sung 1 hình thức VBQPPL.

Việc sửa đổi, bổ sung này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và các yêu cầu mới đặt ra, đồng thời khắc phục khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai, thi hành các quy định của Luật Ban hành VBQPPL hiện hành về hệ thống VBQPPL. Cụ thể:

Về việc bỏ thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của chính quyền cấp xã: Theo quy định tại Điều 30 của Luật Ban hành VBQPPL thì HĐND, UBND cấp xã được ban hành VBQPPL để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy, các luật, nghị quyết của Quốc hội được ban hành thời gian qua hầu như không có nội dung giao HĐND, UBND cấp cấp xã.

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã có sự khác biệt so với UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Theo đó, UBND cấp tỉnh có Sở Tư pháp, UBND cấp huyện có Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm thẩm định VBQPPL, tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong công tác xây dựng pháp luật trên địa bàn.

Tuy nhiên, đối với UBND cấp xã không có các đơn vị này mà chỉ có công chức được giao phụ trách các mảng công việc như tư pháp, hộ tịch… nên năng lực, trình độ xây dựng pháp luật hạn chế, không thể thực hiện có hiệu quả, bảo đảm chất lượng đối với nhiệm vụ khó như soạn thảo VBQPPL.

dbqh-vu-thi-luu-mai-ha-noi.jpg
ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Về bản chất, HĐND, UBND cấp xã là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật; nhu cầu xây dựng, ban hành VBQPPL không nhiều, nếu có ban hành thì chủ yếu là quy định lại các nội dung đã có trong các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

Hiện nay, cả nước ta có tới hơn 11.000 xã, phường, thị trấn và nếu tiếp tục giữ thẩm quyền ban hành VBQPPL như hiện nay thì sẽ làm cho hệ thống pháp luật tiếp tục phức tạp, nhiều tầng nấc, khó kiểm soát từ phía các cơ quan trung ương, ảnh hưởng đến sự quản lý, điều hành thông suốt từ trung ương đến cơ sở trong một nhà nước đơn nhất.

Ngoài ra, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhất là tại Trung Quốc là quốc gia có thể chế chính trị tương đối tương đồng với Việt Nam thì chỉ có HĐND, UBND, Thường trực HĐND cấp tỉnh, HĐND, UBND, Thường trực HĐND của các thành phố lớn (tương đồng cấp huyện) mới được phép ban hành VBQPPL. Do đó, việc bỏ thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của chính quyền cấp xã là hoàn toàn phù hợp.

Về thay đổi 1 hình thức VBQPPL từ “quyết định” sang hình thức “thông tư” do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành - việc này đã bảo đảm tính tương đồng và thống nhất với hình thức VBQPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

Về bổ sung 1 hình thức VBQPPL là nghị quyết của Chính phủ: Việc bổ sung hình thức Nghị quyết của Chính phủ nhằm thực hiện các quan điểm chỉ đạo về đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL, cũng như khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Trước đây, Luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định Chính phủ được ban hành VBQPPL dưới 2 hình thức là nghị định và nghị quyết. Với chủ trương đơn giản hóa hình thức VBQPPL, Luật năm 2008 đã bỏ hình thức nghị quyết và chỉ giữ lại hình thức nghị định của Chính phủ.

Tuy nhiên, thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành và phản ứng chính sách của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn phòng, chống đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, bổ sung thẩm quyền của Chính phủ trong việc ban hành một hình thức VBQPPL (ngoài nghị định của Chính phủ) với một quy trình xây dựng, ban hành nhanh gọn, kịp thời để văn bản có hiệu lực sau khi ban hành nhằm xử lý ngay vấn đề thực tiễn phát sinh.

Ngoài ra, Luật hiện hành chưa quy định thẩm quyền của Chính phủ trong việc ban hành VBQPPL để thực hiện thí điểm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, chưa bảo đảm được sự linh hoạt và tính kịp thời trong chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn, khoản 5 Điều 4 và khoản 2 Điều 14 dự thảo Luật bổ sung quy định về thẩm quyền của Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật để: (1) giải quyết các vấn đề cấp bách, quan trọng phát sinh từ thực tiễn và để áp dụng trong một thời gian nhất định, phạm vi cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ; (2) tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần nghị định của Chính phủ đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; (3) thực hiện thí điểm một số chính sách chưa có pháp luật điều chỉnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc khác với nghị định, nghị quyết hiện hành.

Lập pháp

Ảnh minh họa
Lập pháp

Để thực thi pháp luật không còn là “khâu yếu”!

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, dự thảo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm (VBQPPL), quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành VBQPPL.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào sáng mai (12.2). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, đây là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, là “luật làm luật”, giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhằm thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”
Tọa đàm - Talkshow

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, với sự tham gia của các khách mời: Ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn đầu tiên của điểm nghẽn thể chế

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế phải bắt đầu từ sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tư duy đổi mới mạnh mẽ như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã yêu cầu, bởi đây là đạo luật gốc quy định thẩm quyền, quy trình xây dựng pháp luật. Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã “thấm nhuần” và thể chế hóa được định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật.

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật
Quốc hội và Cử tri

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật

Theo dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), quy trình chính sách hoàn toàn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan trình luật, cơ quan trình luật là người đề xuất xây dựng luật cũng là người lựa chọn quyết định thông qua các chính sách. Các cơ quan của Quốc hội chỉ thẩm tra dự thảo luật sau khi đã được hoàn chỉnh, trình Quốc hội. Quy trình mới này vừa đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh quy trình xây dựng luật, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh H.Ngọc
Lập pháp

Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Hội đồng Dân tộc là nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Theo đó, Hội đồng Dân tộc sẽ tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị tổ chức các hội thảo tham vấn lấy ý kiến chuyên gia phục vụ việc xây dựng Luật.

Quang cảnh Phiên giải trình
Quốc hội và Cử tri

Sớm triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới trong thực hiện thủ tục hải quan

Nhấn mạnh nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu, tại Phiên giải trình do Ủy ban Pháp luật tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo rất sát sao việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, sớm đưa vào triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới để vừa củng cố hệ thống VNACCS/VCIS vừa cập nhật tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Tăng thuế đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình tăng phù hợp

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Đồng tình với việc tăng thuế đối với thuốc lá nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá trong thời gian tới, song nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với nhân dân thôn Lời, tỉnh Hà Nam nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng luật

Những quyết sách thiết thực, vì dân

Cùng với những quyết sách đột phá, khai thông các điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước, năm 2024 cũng là năm ghi dấu ấn nhiều quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong hiện tại mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống an toàn, bình yên cho Nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Thành lập Văn phòng công chứng tư nhân ở huyện có mật độ dân số thấp

Điểm mới của Luật Công chứng năm 2024 là cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình tư nhân ở các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ tại Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Lập pháp

Quy định điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, phương tiện điện tử. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Bộ sẽ có hướng dẫn về hình thức kinh doanh này, nhằm bảo đảm tạo sự thuận tiện nhưng cũng phải bảo vệ sức khỏe cho người dân. Bởi, nếu không quản lý chặt chẽ, dễ dẫn đến hiện tượng “mượn đơn thuốc” để mua thuốc qua thương mại điện tử hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến “kháng” kháng sinh, sử dụng thuốc tùy tiện.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm an toàn phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất

Đa số các vụ cháy, nổ xảy ra có nguyên nhân chưa bảo đảm an toàn về điện. Do đó, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 đã quy định cụ thể, đầy đủ hơn về bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, thiết bị điện và đơn vị bán lẻ điện.

Quang cảnh hội thảo
Quốc hội và Cử tri

Phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình lập pháp

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV chuẩn bị bắt đầu bước vào năm cuối cùng, năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó có yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới. Tại Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội Khóa XV” các đại biểu cho rằng, để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, hoạt động lập pháp của Quốc hội cần tiếp tục được cải tiến, đổi mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế
Quốc hội và Cử tri

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung một số quy định để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế như quy định về nguyên tắc khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tính thuế, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.