Quốc hội làm luật “đúng vai”, “tròn vai”

Quốc hội làm luật “đúng vai”, “tròn vai”

Nguyễn Văn Phúc
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp


Theo quy định tại Điều 69 của Hiến pháp năm 2013, lập hiến, lập pháp là một trong các chức năng quan trọng nhất của Quốc hội cùng với chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chức năng giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Phiên họp toàn thể của Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Phiên họp toàn thể của Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể hơn chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

Đối với chức năng làm luật và sửa đổi luật: Trước hết, luật (gồm cả bộ luật) là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành và được Chủ tịch nước công bố, có hiệu lực pháp lý cao nhất sau Hiến pháp. Luật phải phù hợp với Hiến pháp, mọi văn bản pháp luật dưới luật phải phù hợp với Hiến pháp và luật.

Các đại biểu dự một phiên họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Các đại biểu dự một phiên họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Vậy luật quy định những nội dung gì là đúng vai lập pháp của Quốc hội?

Thứ nhất, luật cụ thể hóa những nội dung mà Hiến pháp bắt buộc phải quy định bằng luật tại các Điều 14, 19, 20, 21, 22, 27, 31, 47, 54, 55, 80, 96, 101, 105, 107, 108, 110, 111, 112, 113, 117, 118 và 119. Ngoài ra, theo Điều 70 của Hiến pháp về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, còn có những nội dung phải do Quốc hội quy định, tức là bắt buộc quy định bằng luật hoặc bằng nghị quyết của Quốc hội.

Nhiều nội dung khác của Hiến pháp được quy định mở, có tính chất tuỳ chọn, cho phép Quốc hội ban hành luật, nghị quyết hoặc cơ quan khác của Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật tuỳ theo tính chất của vấn đề và yêu cầu điều chỉnh bằng loại văn bản pháp luật nào là phù hợp nhất. Tuy nhiên theo thông lệ, chủ yếu các nội dung này của Hiến pháp được cụ thể hoá bằng luật hoặc nghị quyết của Quốc hội.

Các ĐBQH thảo luận tại Tổ 14, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Hạnh Nhung
Các ĐBQH thảo luận tại Tổ 14, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Hạnh Nhung

Thứ hai, luật thể chế hoá những nội dung cần quy định bằng luật được ghi trong Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị.

Thứ ba, luật quy định những nội dung cam kết của Nhà nước cần phải được nội luật hóa để thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ tư, ngoài các trường hợp nói trên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật trước Quốc hội theo Điều 84 của Hiến pháp, có thể đề xuất những nội dung khác mà mình thấy cần quy định bằng luật để Quốc hội xem xét, quyết định.

Đại biểu Quốc Nguyễn Xuân Thắng (Quảng Ninh) phát biểu tại tổ. Ảnh: T. Tâm
Đại biểu Quốc Nguyễn Xuân Thắng (Quảng Ninh) phát biểu tại tổ. Ảnh: T. Tâm

Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất thì sự phân công, phối hợp rõ ràng, hợp lý, khoa học và sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; sự phân phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương theo nguyên tắc “ địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm “ cũng là cơ sở rất quan trọng bảo đảm cho Quốc hội lập pháp đúng vai.

Lập pháp đúng vai dễ xác định do có cơ sở Hiến định và luật định khá rõ ràng, cụ thể và ngày càng hoàn thiện. Trong khi đó lập pháp tròn vai là vấn đề cần được tiếp tục phân tích, đánh giá. Có thể nêu một số tiêu chí mà mỗi luật và cả hệ thống luật cần đáp ứng, cho thấy hoạt động lập pháp của Quốc hội tròn vai như sau:

Một là, tính Đảng, tính hợp Hiến, tính khoa học, tính chuyên nghiệp, tính tuân thủ quy trình, thủ tục lập pháp do luật định.

Hai là, tính đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, nhất quán và kịp thời của hệ thống luật theo đúng định hướng và chương trình lập pháp trên cơ sở bảo đảm quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp.

ĐBQH Trần Lưu Quang (TP. Hải Phòng) phát biểu tại tổ
ĐBQH Trần Lưu Quang (TP. Hải Phòng) phát biểu tại tổ

Ba là, tính đầy đủ, bao quát phạm vi điều chỉnh, các đối tượng áp dụng, dự liệu được các tình huống phát sinh, các ngoại lệ, đặc thù cần giải quyết, xử lý trong luật.

Bốn là, tính nguyên tắc, tính chất khung hợp lý của luật, bảo đảm sự điều chỉnh ổn định, đồng thời tạo sự linh hoạt trong quản lý, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương và hoạt động của các cơ quan tư pháp, kiểm toán.

Tính cụ thể trong những trường hợp cần thiết, tính minh bạch, dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ áp dụng, chấp hành luật đối với các chủ thể có liên quan và dễ dự báo, dễ tiên lượng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho luật có thể trực tiếp và nhanh chóng đi vào cuộc sống mà không phải chờ ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

Năm là, tính nghiêm minh, công bằng, dân chủ, nhân văn, nhân đạo, tiến bộ, bao trùm và thúc đẩy phát triển.

u là, tính dân tộc, tính hiện đại, tính hội nhập quốc tế.

Bảy là, tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả cao và đầy đủ.

QH làm luật đúng vai, tròn vai bằng cách nào?

Trong các diễn đàn về Hiến pháp và pháp luật, gần đây nhất là tại Hội thảo “Điểm nghẽn thể chế và các giải pháp đột phá để phát triển” do Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức, có ý kiến cho rằng, quy định Quốc hội làm luật là không đúng; Quốc hội không thể làm luật mà chỉ thông qua luật do Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trình. Trao đổi lại, TS. Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, khái niệm “Quốc hội làm luật” đã được cố Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh dùng (và thể hiện trong Hiến pháp năm 1980). Trong lịch sử lập Hiến của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đã sử dụng khái niệm “Quốc hội làm pháp luật” và cho ghi trong Hiến pháp năm 1959.

Trên thế giới, ở nhiều nước khái niệm “Quốc hội là cơ quan lập pháp” (Legislative Body) hoặc khái niệm “Quốc hội là cơ quan làm luật” (Lawmaking Body ) cũng được sử dụng phổ biến. Nghị sĩ, ĐBQH cũng thường được gọi là Nhà làm luật (Lawmaker). Ở nước ta, khi nói Quốc hội làm luật không có nghĩa là Quốc hội tự mình nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chính sách lập pháp, tự mình biên tập, soạn thảo, hoàn chỉnh dự án Luật để thông qua (ban hành).

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu tại Hội trường
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu tại Hội trường

Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội làm luật (Điều 70); đồng thời quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật (Điều 84); Chính phủ đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội quyết định, trình dự án luật trước Quốc hội (khoản 2 Điều 96); HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật (Điều 75, Điều 76); Quốc hội biểu quyết thông qua luật (Điều 85 ); Chủ tịch nước công bố luật (Điều 85 và Điều 88). Căn cứ Hiến pháp, Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và dự án Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, thông qua cũng quy định cụ thể về xây dựng, ban hành luật.

Qua đó cho thấy rõ hơn Quốc hội làm luật là cả một quá trình từ xây dựng, phê duyệt, quyết định Định hướng, Chương trình lập pháp của Quốc hội; phân công cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất, xây dựng chính sách, soạn thảo, trình dự án luật; thẩm tra, cho ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định.

Như vậy, khái niệm “Quốc hội làm luật” cần được hiểu theo nghĩa rộng, là một quá trình với sự tham gia và trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên. Trong đó, Quốc hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chịu trách nhiệm trước Nhân dân có vai trò chủ trì, chủ đạo và là cơ quan có thẩm quyền quyết định cuối cùng.

Trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, chỉ đạo, Quốc hội sẽ có sự phát triển đột phá theo hướng tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, làm việc đúng vai, tròn vai hơn trước, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên phát triển mới, Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam.

Lập pháp

Ảnh minh họa
Lập pháp

Để thực thi pháp luật không còn là “khâu yếu”!

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, dự thảo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm (VBQPPL), quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành VBQPPL.

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
Lập pháp

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

Sự thiếu gắn kết giữa quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật. Nhằm khắc phục các hạn chế hiện nay và thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã bổ sung quy định về tổ chức thi hành và nguồn lực thi hành.

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật
Lập pháp

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật

Để bảo đảm được tính liên tục trong suốt quá trình xây dựng dự án luật và nâng cao hiệu quả thi hành luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo.

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật
Lập pháp

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định cụ thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các quan điểm chỉ đạo mới thì việc thu gọn các loại/hình thức văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết.

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách
Lập pháp

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách

Nhằm khắc phục những hạn chế của quy trình xây dựng pháp luật hiện hành và thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã quy định đổi mới toàn diện, mạnh mẽ quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào sáng mai (12.2). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, đây là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, là “luật làm luật”, giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhằm thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”
Tọa đàm - Talkshow

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, với sự tham gia của các khách mời: Ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn đầu tiên của điểm nghẽn thể chế

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế phải bắt đầu từ sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tư duy đổi mới mạnh mẽ như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã yêu cầu, bởi đây là đạo luật gốc quy định thẩm quyền, quy trình xây dựng pháp luật. Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã “thấm nhuần” và thể chế hóa được định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật.

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật
Quốc hội và Cử tri

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật

Theo dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), quy trình chính sách hoàn toàn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan trình luật, cơ quan trình luật là người đề xuất xây dựng luật cũng là người lựa chọn quyết định thông qua các chính sách. Các cơ quan của Quốc hội chỉ thẩm tra dự thảo luật sau khi đã được hoàn chỉnh, trình Quốc hội. Quy trình mới này vừa đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh quy trình xây dựng luật, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh H.Ngọc
Lập pháp

Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Hội đồng Dân tộc là nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Theo đó, Hội đồng Dân tộc sẽ tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị tổ chức các hội thảo tham vấn lấy ý kiến chuyên gia phục vụ việc xây dựng Luật.

Quang cảnh Phiên giải trình
Quốc hội và Cử tri

Sớm triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới trong thực hiện thủ tục hải quan

Nhấn mạnh nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu, tại Phiên giải trình do Ủy ban Pháp luật tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo rất sát sao việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, sớm đưa vào triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới để vừa củng cố hệ thống VNACCS/VCIS vừa cập nhật tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Tăng thuế đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình tăng phù hợp

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Đồng tình với việc tăng thuế đối với thuốc lá nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá trong thời gian tới, song nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với nhân dân thôn Lời, tỉnh Hà Nam nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng luật

Những quyết sách thiết thực, vì dân

Cùng với những quyết sách đột phá, khai thông các điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước, năm 2024 cũng là năm ghi dấu ấn nhiều quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong hiện tại mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống an toàn, bình yên cho Nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Thành lập Văn phòng công chứng tư nhân ở huyện có mật độ dân số thấp

Điểm mới của Luật Công chứng năm 2024 là cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình tư nhân ở các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ tại Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Lập pháp

Quy định điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, phương tiện điện tử. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Bộ sẽ có hướng dẫn về hình thức kinh doanh này, nhằm bảo đảm tạo sự thuận tiện nhưng cũng phải bảo vệ sức khỏe cho người dân. Bởi, nếu không quản lý chặt chẽ, dễ dẫn đến hiện tượng “mượn đơn thuốc” để mua thuốc qua thương mại điện tử hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến “kháng” kháng sinh, sử dụng thuốc tùy tiện.