Để thực thi pháp luật không còn là “khâu yếu”!

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, dự thảo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm (VBQPPL), quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành VBQPPL.

thu-truong-nguyen-thanh-tinh.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh

Nhiều quy định ở các văn bản dưới luật còn có cách hiểu khác nhau

Về nguyên tắc, VBQPPL được nhà nước ban hành và có hiệu lực thi hành, thì mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất cứ quy định nào hay văn bản pháp luật nào do Nhà nước ban hành ra đều được thi hành một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác, mà còn phụ thuộc vào các hoạt động tổ chức thi hành pháp luật do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Và không ít trường hợp, việc thực hiện tổ chức thi hành pháp luật của chúng ta vẫn chưa bảo đảm yêu cầu.

Thực tế này cũng đã được chỉ rõ trong Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI, công tác tổ chức thi hành pháp luật vẫn là “khâu yếu”, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, điều này chưa phù hợp với mục tiêu ban hành luật.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các VBQPPL hiện nay chưa xác định rõ các hoạt động nào thuộc về tổ chức thi hành pháp luật và quy định trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện cho các chủ thể. Do đó, dẫn đến công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa đạt hiệu quả thực chất.

Nhìn nhận về hạn chế trong thi hành pháp luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cũng thẳng thắn chỉ rõ, thực tế thời gian qua cho thấy, trong quá trình tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều quy định ở các văn bản dưới luật còn có cách hiểu khác nhau, cần thiết phải có sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm việc áp dụng được thống nhất. Tuy nhiên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, dẫn đến khó khăn trong việc xác định thẩm quyền, trách nhiệm hướng dẫn. Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan thực thi, cũng như cơ quan hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh thông tin thêm.

Bảo đảm các cơ quan, tổ chức hiểu đúng, thống nhất quy định trong VBQPPL

Để khắc phục tình trạng tổ chức thi hành pháp luật “vẫn là khâu yếu”, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định một chương hoàn toàn mới, đó là chương Tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, dự thảo Luật quy định gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Xây dựng cơ chế thường xuyên đánh giá hiệu quả thực thi của văn bản quy phạm pháp luật sau ban hành để kịp thời nhận diện, xử lý hiệu quả những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ quy định của pháp luật. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành và báo cáo hoặc cung cấp thông tin về tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật cũng kế thừa quy định Chương XV và Chương XVI Luật hiện hành và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về giám sát, kiểm tra, xử lý, hợp nhất, pháp điển, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Trong đó, quy định rõ đối tượng kiểm tra, thẩm quyền, phương thức, căn cứ thực hiện kiểm tra văn bản, nội dung kiểm tra văn bản, việc xử lý trách nhiệm khi ban hành văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả; bổ sung quy định về việc tự kiểm tra văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành...

Bên cạnh các quy định về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, dự thảo Luật bổ sung quy định về hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Mục đích của việc hướng dẫn là bảo đảm các cơ quan, tổ chức hiểu đúng và thống nhất quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan, tổ chức có thể căn cứ vào nội dung hướng dẫn để quyết định việc áp dụng pháp luật cho từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm đối với việc áp dụng pháp luật của mình.

Với các quy định về hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như dự thảo Luật, theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, sẽ giúp xử lý nhanh các vấn đề thực tiễn và không tốn kém chi phí, nhân lực để sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.

Theo chương trình Kỳ họp thứ Chín, dự thảo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào ngày mai (19.2). Mong rằng, với những điểm mới được bổ sung về trách nhiệm của của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong tổ chức thi hành VBQPPL sẽ góp phần khắc phục tình trạng khâu tổ chức thi hành pháp luật “vẫn là khâu yếu” - điểm nghẽn kéo dài trong thực thi pháp luật thời gian qua.

Lập pháp

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
Lập pháp

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

Sự thiếu gắn kết giữa quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật. Nhằm khắc phục các hạn chế hiện nay và thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã bổ sung quy định về tổ chức thi hành và nguồn lực thi hành.

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật
Lập pháp

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật

Để bảo đảm được tính liên tục trong suốt quá trình xây dựng dự án luật và nâng cao hiệu quả thi hành luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo.

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật
Lập pháp

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định cụ thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các quan điểm chỉ đạo mới thì việc thu gọn các loại/hình thức văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết.

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách
Lập pháp

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách

Nhằm khắc phục những hạn chế của quy trình xây dựng pháp luật hiện hành và thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã quy định đổi mới toàn diện, mạnh mẽ quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào sáng mai (12.2). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, đây là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, là “luật làm luật”, giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhằm thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”
Tọa đàm - Talkshow

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”

Talkshow: “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, với sự tham gia của các khách mời: Ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn đầu tiên của điểm nghẽn thể chế

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế phải bắt đầu từ sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tư duy đổi mới mạnh mẽ như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã yêu cầu, bởi đây là đạo luật gốc quy định thẩm quyền, quy trình xây dựng pháp luật. Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã “thấm nhuần” và thể chế hóa được định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật.

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật
Quốc hội và Cử tri

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật

Theo dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), quy trình chính sách hoàn toàn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan trình luật, cơ quan trình luật là người đề xuất xây dựng luật cũng là người lựa chọn quyết định thông qua các chính sách. Các cơ quan của Quốc hội chỉ thẩm tra dự thảo luật sau khi đã được hoàn chỉnh, trình Quốc hội. Quy trình mới này vừa đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh quy trình xây dựng luật, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh H.Ngọc
Lập pháp

Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Hội đồng Dân tộc là nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Theo đó, Hội đồng Dân tộc sẽ tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị tổ chức các hội thảo tham vấn lấy ý kiến chuyên gia phục vụ việc xây dựng Luật.

Quang cảnh Phiên giải trình
Quốc hội và Cử tri

Sớm triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới trong thực hiện thủ tục hải quan

Nhấn mạnh nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu, tại Phiên giải trình do Ủy ban Pháp luật tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo rất sát sao việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, sớm đưa vào triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới để vừa củng cố hệ thống VNACCS/VCIS vừa cập nhật tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Tăng thuế đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình tăng phù hợp

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Đồng tình với việc tăng thuế đối với thuốc lá nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá trong thời gian tới, song nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với nhân dân thôn Lời, tỉnh Hà Nam nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng luật

Những quyết sách thiết thực, vì dân

Cùng với những quyết sách đột phá, khai thông các điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước, năm 2024 cũng là năm ghi dấu ấn nhiều quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong hiện tại mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống an toàn, bình yên cho Nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Thành lập Văn phòng công chứng tư nhân ở huyện có mật độ dân số thấp

Điểm mới của Luật Công chứng năm 2024 là cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình tư nhân ở các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ tại Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Lập pháp

Quy định điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, phương tiện điện tử. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Bộ sẽ có hướng dẫn về hình thức kinh doanh này, nhằm bảo đảm tạo sự thuận tiện nhưng cũng phải bảo vệ sức khỏe cho người dân. Bởi, nếu không quản lý chặt chẽ, dễ dẫn đến hiện tượng “mượn đơn thuốc” để mua thuốc qua thương mại điện tử hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến “kháng” kháng sinh, sử dụng thuốc tùy tiện.