Cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ; đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đơn giản hóa quy trình đăng ký lưu hành sản phẩm khoa học công nghệ

Quan tâm đến cơ chế, chính sách để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, một số đại biểu Quốc hội nhận thấy, dự thảo Nghị quyết quy định chưa rõ nét về cơ chế, chính sách để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.

dbqh-trieu-thi-ngoc-diem-soc-trang.jpg
ĐBQH Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) phát biểu

ĐBQH Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) cho biết, hiện nay quy trình chuyển giao quyền sở hữu kết quả khoa học và công nghệ còn rườm rà, thiếu cơ chế cho phép nhà khoa học tham gia trực tiếp điều hành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu; chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khoa học, công nghệ chưa hiệu quả, từ đó còn lãng phí nhiều sản phẩm kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Do đó, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm đề nghị, dự thảo Nghị quyết cần quan tâm các giải pháp như đơn giản hóa quy trình chuyển giao; áp dụng cơ chế tự động chuyển giao quyền sở hữu kết quả khoa học, công nghệ cho tổ chức chủ trì theo hình thức quyền ưu tiên nhận chuyển giao; cho phép nhà khoa học kiêm nhiệm chức vụ quản lý trong doanh nghiệp mà không phải từ bỏ vị trí trong việc nghiên cứu. Các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ 5 đến 10 năm đối với doanh nghiệp thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ từ nguồn ngân sách nhà nước cùng các quy định kiểm soát có hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu

Cho rằng nên áp dụng kinh nghiệm các nước trên thế giới, ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nêu dẫn chứng, một số quốc gia tạo thị trường công nghệ bằng cách các nhà đầu tư, các nhà phát minh cùng với doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ, những dự án lớn nhà nước đầu tư vào thì được hưởng đều về bản quyền. Theo đại biểu, cần thiết bổ sung một điều trong dự thảo Nghị quyết để hướng dẫn và khuyến khích các nhà phát minh, các nhà doanh nghiệp cùng đầu tư vào phát triển, thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.

Cũng nhấn mạnh cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đề nghị, bổ sung trong Chương IV dự thảo Nghị quyết quy định về thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ.

Cụ thể, đại biểu phân tích, thứ nhất, cần xác định được tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa nhà khoa học, tổ chức khoa học công nghệ với các doanh nghiệp sau khi thương mại hóa sản phẩm công nghệ. “Chính phủ cần cụ thể hóa nội dung này để thúc đẩy thật nhanh và tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp, nhà khoa học tự tin trong việc thương mại hóa sản phẩm”.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, "thời gian cấp bằng sáng chế phải rút ngắn tối đa xuống 3 năm, trong đó, thời gian thẩm định nội dung không quá 12 tháng. Quy trình đăng ký lưu hành sản phẩm khoa học công nghệ phải được đơn giản hóa, rút ngắn thủ tục hành chính và cần quy định thời gian tối đa để đăng ký lưu hành sản phẩm theo lĩnh vực không quá 24 tháng".

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) phát biểu

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) phát biểu

Mặt khác, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cũng cho biết, các sản phẩm khoa học công nghệ nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, y tế, sinh học, năng lượng tái tạo hiện chưa có cơ chế thống nhất trong đăng ký lưu hành, một số sản phẩm phải đăng ký qua nhiều cơ quan. Qua đó, đại biểu đề nghị, nên có một quy định về quy trình chung cho các sản phẩm khoa học công nghệ, tránh chồng chéo giữa các bộ, ngành.

Có các cơ chế để đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng

Từ thực tiễn địa phương, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, để thúc đẩy phát triển nhanh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong tình hình hiện nay, nhất là thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc, đón đầu các công nghệ mới, các công nghệ tương lai thì điều quan trọng nhất là phải có các cơ chế để đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đơn cử như: không gian làm việc, các phòng trưng bày triển lãm hiện đại; phòng thí nghiệm, phòng thí nghiệm kết hợp sản xuất thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ công tác thiết kế, đào tạo, tiến tới xây dựng các nhà máy kiểm thử, đóng gói trong lĩnh vực bán dẫn, AI; các phòng nghiên cứu công nghệ sinh học; địa điểm thử nghiệm công nghệ mới cùng với các hạ tầng về năng lượng, nước sạch, hạ tầng số, trung tâm dữ liệu cáp quang, các trạm thu phát sóng 5G, 6G...

dbqh-kim-thuy.png
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phát biểu

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, hiện nay quy định của pháp luật chưa có hoặc mới chỉ đề cập chung chung, đặc biệt là các trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng rất rườm rà, chưa có các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể và không đáp ứng với yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Trung ương.

Lưu tâm đến trình tự, thủ tục quản lý, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đã đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị, với tài sản do Nhà nước đầu tư toàn bộ nên cho tập thể, cá nhân nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thuê không qua đấu giá quyền khai thác, sử dụng; miễn, giảm tiền cho thuê hoặc cho sử dụng chung để phục vụ nghiên cứu đào tạo... Với tài sản kết hợp giữa nguồn vốn nhà nước và vốn ngoài ngân sách thì cơ quan nhà nước thực hiện quyền quản lý chỉ định cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhóm chuyên gia quyền khai thác, sử dụng và chịu chi phí vận hành, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần chi phí quản lý, vận hành.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng đề nghị, cần có cơ chế đột phá về quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cơ sở hạ tầng có nguồn vốn nhà nước hoặc vốn kết hợp nguồn vốn giữa Nhà nước với vốn tư nhân theo hướng người nghiên cứu được hưởng trọn vẹn quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm này hoặc có sự thỏa thuận giữa người làm ra sản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, được áp dụng quy định tại Điều 4 của dự thảo Nghị quyết về cơ chế thương mại hóa các sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từ hạ tầng do Nhà nước đầu tư.

Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, 461/461 ĐBQH biểu quyết tán thành
Diễn đàn Quốc hội

Nền tảng vững chắc để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã được 100% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cũng được 99,56% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua. 

Đây là hai trong số các Luật được sửa đổi tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội với hai dự luật cũng đã cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc bảo đảm cao nhất chất lượng các dự luật.

ĐBQH Trần Quốc Nam (Ninh Thuận) Ảnh Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Dứt khoát phải rõ người, rõ việc, rõ cơ chế

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong những điển hình để chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Khẳng định điều này, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, để có thể đạt mục tiêu đến năm 2030, muộn nhất là 2031 sẽ đưa các nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động, thì việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án này là hết sức cấp thiết và cấp bách. Và muốn thực hiện được, thì trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phải rõ người, rõ việc và rõ cơ chế.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Tạo "lối mở" và thực sự "cởi trói" để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu

Cơ chế chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến khi thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Các chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu để đưa ra các chính sách có trọng tâm, trọng điểm, về những vấn đề thực sự vướng mắc cần khẩn trương tháo gỡ, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) phát biểu tại hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tham vấn chính sách - tiếp cận chính sách “từ sớm, từ xa”

Theo chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vào sáng 19.2 tới. Lần đầu tiên “tham vấn chính sách” được luật hóa trong dự thảo Luật này. Điều này sẽ giúp các đối tượng liên quan tiếp cận từ sớm, từ xa đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Thủ tục hành chính phải vừa nhanh gọn vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm
Diễn đàn Quốc hội

Thủ tục hành chính phải vừa nhanh gọn vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm

Cho rằng thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan vẫn còn rườm rà, tại Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật chiều 14.1, các đại biểu đề nghị, cơ quan quản lý sớm đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất, bảo đảm vừa nhanh gọn cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm khi phân phối đến người tiêu dùng.

Kịp thời chuyển 736 kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Diễn đàn Quốc hội

Kịp thời chuyển 736 kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Qua báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám, Ban Dân nguyện tổng hợp được 736 kiến nghị của cử tri. Sau khi rà soát, phân loại, Ban Dân nguyện đã kịp thời chuyển các kiến nghị trên đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Ban Dân nguyện sẽ theo dõi, đôn đốc để các kiến nghị của cử tri được giải quyết, trả lời đúng thời hạn.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Hội đồng Dân tộc, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo chuyên đề giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Sửa đổi các Luật liên quan đến chế độ, chính sách cho cán bộ dân tộc thiểu số

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM cho biết, trên cơ sở kết quả chuyên đề giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023” của Hội đồng Dân tộc, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sẽ tiến hành rà soát, triển khai sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến chế độ, chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số.

Gỡ nút thắt về thể chế và nguồn lực cho đầu tư tư
Diễn đàn Quốc hội

Gỡ nút thắt về thể chế và nguồn lực cho đầu tư tư

Khẳng định, việc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên là có cơ sở và có dư địa thực hiện, song, các đại biểu cho rằng, đây cũng là “bài toán”, là “phép thử” để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, đồng thời, đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư tư, tháo gỡ những nút thắt về thể chế, quy trình thủ tục và đặc biệt là về nguồn lực.

Quang cảnh thảo luận tại hội trường sáng 15.2
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cơ chế giám sát, tránh ủy quyền tuỳ tiện

Thảo luận tại hội trường sáng 15.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, bảo đảm cơ chế giám sát, tránh tình trạng ủy quyền tùy tiện, chủ quan, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Không có cơ sở hạ tầng thì không thể phát triển
Thời sự Quốc hội

Không có cơ sở hạ tầng thì không thể phát triển

Sáng 15.2, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La (Tổ 11) đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Chính sách phải thực sự mạnh mẽ, khả thi

Thảo luận tại Tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi, kèm theo những chính sách thực sự mạnh mẽ để thực hiện thành công Đề án.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Quốc hội và Cử tri

Phân định rõ thẩm quyền sẽ giúp giải phóng các nguồn lực phát triển

Hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo hiến định là nội dung quan trọng, căn cơ và thể hiện tính đột phá của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Dù vậy, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sáng 14.2, có ý kiến cho rằng, phân định rõ thẩm quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương sẽ tạo thuận lợi trong quá trình điều hành, góp phần giải phóng các nguồn lực phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Quy trình lập pháp rút gọn là sự bứt phá trong công tác lập pháp của Quốc hội Khóa XV

Thảo luận về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, việc thực hiện quy trình lập pháp rút gọn như quy định tại Điều 39 của dự thảo Luật là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật, phù hợp với yêu cầu cải cách lập pháp và hành chính và thực hiện nghiêm chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền
Diễn đàn Quốc hội

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền

Tham gia thảo luận tại phiên họp tổ sáng 13.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần xem xét thêm về việc xác định rõ ràng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người được ủy quyền, tránh ủy quyền quá rộng dẫn đến mất kiểm soát, hoặc quá hẹp làm giảm hiệu quả làm việc, cũng như có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong việc ủy quyền.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn)
Diễn đàn Quốc hội

Phù hợp với chủ trương sắp xếp tinh gọn bộ máy, bảo đảm tính ổn định của luật

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, có ý kiến cho rằng, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức các cơ quan của Quốc hội, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là phù hợp và thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm tính ổn định của luật.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)
Quốc hội và Cử tri

Minh bạch, công khai và chú trọng tham vấn để bảo đảm chất lượng

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhất trí quy trình xây dựng, ban hành luật cần linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên, cần đặc biệt chú trọng yếu tố minh bạch, công khai và tham vấn để bảo đảm chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật.