"phân quyền"

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương, tích cực chủ động xử lý các kiến nghị của địa phương Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chính sách và cuộc sống

Xóa bỏ triệt để tư duy xin - cho

Sáng qua, chỉ hai ngày sau khi Quốc hội kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ với các địa phương sau khi Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với những đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động, về phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ và chính quyền các địa phương.

Đột phá trong phân cấp, phân quyền
Đại biểu với cử tri

Đột phá trong phân cấp, phân quyền

Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa các cơ quan của Chính phủ…, hay trong mối quan hệ với chính quyền địa phương. Đây là nội dung về phân cấp, phân quyền có tính đột phá lớn trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) lần này.

Quang cảnh thảo luận tại hội trường sáng 15.2
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cơ chế giám sát, tránh ủy quyền tuỳ tiện

Thảo luận tại hội trường sáng 15.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, bảo đảm cơ chế giám sát, tránh tình trạng ủy quyền tùy tiện, chủ quan, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Quốc hội và Cử tri

Phân định rõ thẩm quyền sẽ giúp giải phóng các nguồn lực phát triển

Hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo hiến định là nội dung quan trọng, căn cơ và thể hiện tính đột phá của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Dù vậy, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sáng 14.2, có ý kiến cho rằng, phân định rõ thẩm quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương sẽ tạo thuận lợi trong quá trình điều hành, góp phần giải phóng các nguồn lực phát triển.

Quy định cụ thể về quản trị quốc gia, trách nhiệm giải trình của Chính phủ
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về quản trị quốc gia, trách nhiệm giải trình của Chính phủ

Thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về quản trị quốc gia; làm rõ khái niệm “phân quyền” và “phân cấp”, cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ, cơ chế thẩm định hiệu quả phân cấp...

Phân quyền, phân cấp gắn liền với trách nhiệm pháp lý tương xứng
Diễn đàn

Phân quyền, phân cấp gắn liền với trách nhiệm pháp lý tương xứng

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), HĐND được phân quyền, phân cấp đi đôi với trách nhiệm lớn, các cơ chế, chính sách đều do HĐND quyết định. Để tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực, việc phân quyền, phân cấp phải gắn liền với trách nhiệm pháp lý tương xứng. Đó là trách nhiệm của UBND khi trình đề án chính sách, cơ chế; trách nhiệm các Ban HĐND khi thẩm tra; trách nhiệm của mỗi cá nhân đại biểu HĐND nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi biểu quyết...

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 3 về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ ủng hộ tăng cường phân cấp, phân quyền, song cần gắn với cơ chế để kiểm soát; bảo đảm cơ chế phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả tốt nhất, tránh việc tha hóa quyền lực...

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Sáng 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. 

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn

Sáng 13.2, thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh) về các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: đã phân cấp rất mạnh mẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương, song những nội dung phân cấp chưa rõ ràng. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

GS.TS Phan Trung Lý: Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền để thực hiện thành công tinh gọn tổ chức bộ máy

“Phân cấp, phân quyền thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính phân cấp, phân quyền làm cho Nhà nước gần dân hơn, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị và hình thành một xã hội dân chủ, tăng tính dân chủ trong các quyết định chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tăng sự đồng thuận xã hội”. Nhấn mạnh điều này, GS.TS. Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khẳng định, việc hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Áp lực và động lực
Chính sách và cuộc sống

Áp lực và động lực

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “gợi mở”: cần thực hiện chính sách khoán tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung thủ tục đặc biệt với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu là bổ sung thủ tục đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế theo hướng chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Quy định này dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án khoảng 260 ngày.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Chiều 29.12, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; quán triệt tư duy ai quản lý tốt nhất thì giao, việc gì người dân doanh nghiệp làm tốt thì Nhà nước không làm; những gì cấm thì đưa vào luật, không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo...

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.

Bộ Tư pháp cần giảm khoảng 15 – 20% tổ chức bộ máy
Sự kiện nổi bật

Bộ Tư pháp cần giảm khoảng 15 – 20% tổ chức bộ máy

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc Triển khai công tác tư pháp năm 2025 diễn ra sáng 17.12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị, mặc dù Bộ Tư pháp không thuộc diện hợp nhất với bộ, ngành khác, song cần sắp xếp để giảm tổ chức bên trong với chỉ tiêu khoảng 15 – 20%, không tính các đơn vị sự nghiệp công lập.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.