Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi):

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào sáng mai (12.2). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, đây là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, là “luật làm luật”, giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhằm thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Tách quy trình xây dựng chính sách ra khỏi chương trình lập pháp hằng năm

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, dự thảo Luật được bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015), trong đó có sự đổi mới rất căn bản, có những nội dung mang tính chất “đột phá” trong quy trình làm luật. Luật gọn hơn nhưng chất lượng phải tốt hơn, đây là yêu cầu xuyên suốt quá trình xây dựng dự thảo này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.

img-0970.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh

Thực tiễn cho thấy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có “độ trễ” nhất định so với sự phát triển của thực tiễn, điều này dẫn đến tình trạng nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa có pháp luật điều chỉnh.

Để khắc phục tình trạng này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dự thảo Luật đã đưa ra 2 nhóm giải pháp, cụ thể như sau:

Một là, đổi mới căn bản quy trình lập chương trình xây dựng pháp luật để bảo đảm sự linh hoạt, kịp thời phản ứng chính sách, cụ thể: tách quy trình xây dựng chính sách ra khỏi chương trình lập pháp hằng năm để giao cho Chính phủ hoặc cơ quan trình chịu trách nhiệm nghiên cứu, thông qua chính sách làm cơ sở cho việc quy phạm hóa văn bản Luật trước khi trình Quốc hội và Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chương trình lập pháp hằng năm theo nguyên tắc chỉ đưa vào chương trình những dự án được Chính phủ hoặc cơ quan trình xây dựng bảo đảm chất lượng;

Hai là, dự thảo Luật quy định quy trình thông qua các đạo luật trong 1 kỳ họp. Đồng thời quy định rõ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục rút gọn và bổ sung quy trình thông qua văn bản trong trường hợp đặc biệt đối với các dự án, dự thảo văn bản xử lý các tình huống khẩn cấp và quan trọng quốc gia sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Chính sách phải hợp với lòng dân

Tham vấn chính sách là vấn đề mới được quy định trong dự thảo Luật. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, Ban soạn thảo đã nghiên cứu những giải pháp để thúc đẩy chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trong đó “chính sách phải ra chính sách”, chính sách phải hợp với lòng dân, chính sách có đúng, có “trúng” thì quy phạm hóa chính sách thành đạo luật, thành văn bản luật mới có chất lượng. Chính vì thế, trong dự thảo Luật lần này có quy định về tham vấn chính sách. Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong Phiên họp thứ 42 ngày 5.2.2025, theo đó, Ban soạn thảo đã làm rõ được khái niệm nội hàm tham vấn chính sách, đó là việc cơ quan xây dựng chính sách trực tiếp làm việc với các cơ quan, tổ chức, trong đó có những cơ quan, tổ chức mà được luật quy định cụ thể, để trao đổi về các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc của quy định pháp luật hiện hành, ảnh hưởng đến sự phát triển, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, trao đổi về những ý tưởng kiến tạo phát triển, khơi thông nguồn lực, những vấn đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy làm luật.

img-0972.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 5.2.2025. Ảnh: Hồ Long

Cũng theo Thứ trưởng, quy trình tham vấn chính sách trong dự thảo Luật cho thấy: thứ nhất, việc làm chính sách đó không được phép khép kín; thứ hai, là xác định trách nhiệm của người làm chính sách phải kỹ lưỡng hơn, tôn trọng yếu tố khách quan hơn; thứ ba, tôn trọng các chủ thể, các đối tượng có sự tác động, các cơ quan liên quan có nhiều thông tin, có trách nhiệm về vấn đề định đề cập chính sách, để thu thập thông tin, chia sẻ thông tin, đồng nhất các quan điểm, từ đó sẽ có nhận thức để chỉ ra đâu là giải pháp tối ưu để giải quyết những mục tiêu chính sách.

Vấn đề tham vấn chính sách được các nước làm rất phổ biến, ở Việt Nam đến nay vấn đề này mới được quy định chính thức trong dự thảo Luật.

“Tôi cho rằng đây là một quy định mới, rất thực tiễn và thể hiện tính ưu việt, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cơ quan nghiên cứu chính sách trong triển khai tới đây. Từ đó, chính sách sẽ thực sự trở thành những giải pháp hợp lòng dân, phù hợp với các mục tiêu phát triển, tạo ra sự đồng thuận, tạo thuận lợi trong việc thu hút mọi nguồn lực trong Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Quy định pháp luật được ban hành sẽ phù hợp với “ý Đảng, lòng dân” và phát huy sự điều chỉnh trong đời sống xã hội”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.

Nâng cao chất lượng thể chế

Thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật. Quy định này nhằm phân định rõ vai trò, nhiệm vụ cũng như tăng cường cơ chế phối hợp giữa của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình trình, thẩm tra, cho ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật: cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật theo ý kiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là cơ quan thẩm tra (thẩm tra dự án luật khi được trình sang Quốc hội và cho ý kiến đối với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo của cơ quan trình). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án luật trước khi trình ra Quốc hội và cho ý kiến đối với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo.

Đối với những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của cơ quan trình hoặc đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để làm cơ sở cho việc chỉnh lý. Quy định tại dự thảo Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông qua việc xác định trách nhiệm xuyên suốt quá trình xây dựng dự án luật của cơ quan soạn thảo từ khâu nghiên cứu chính sách đến đề xuất, soạn thảo, trình và chỉnh lý dự thảo; đồng thời, bảo đảm sự gắn kết với khâu tổ chức thực hiện văn bản sau khi được Quốc hội thông qua. "Đây là vấn đề rất mới và cũng là giải pháp căn bản, quan trọng để nâng cao chất lượng thể chế trong thời gian tới", Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.

Quốc hội và Cử tri

Ảnh
Kinh tế

Quyết sách của Quốc hội sẽ tạo xung lực cho phát triển

Sáng nay, Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Đại diện doanh nghiệp bày tỏ tin tưởng, Kỳ họp sẽ làm chuyển động toàn bộ nền kinh tế theo hướng tích cực, sẽ tạo ra xung lực để thúc đẩy đất nước phát triển.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV được tiến hành ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII (tháng 1.2025) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội đưa đất nước phát triển

Sáng nay, 12.2, Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nêu rõ, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm triển khai ngay các kết luận của Trung ương, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách, tháo gỡ điểm nghẽn của thể chế để khơi thông, giải phóng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ họp của kiến tạo, làm mới bộ máy
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp của kiến tạo, làm mới bộ máy

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh, với khối lượng công việc làm luật rất lớn, đây là kỳ họp của kiến tạo, làm mới bộ máy. Đồng thời, tin tưởng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm thế sẵn sàng, việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương… sẽ có những chuyển biến vượt bậc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của các chính sách đặc thù, đặc biệt đề xuất áp dụng cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trên nguyên tắc: chỉ đưa vào Nghị quyết của Quốc hội những chính sách thực sự cần thiết, bảo đảm được cơ chế kiểm tra, giám sát, phân công, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần thêm các chính sách về huy động nguồn lực từ tư nhân

Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu đề nghị phải có những giải pháp thực sự tháo gỡ được các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách trong đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trong đó có giải pháp về huy động nguồn vốn và tổ chức thực hiện.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số - Chinhphu.vn
Chính sách và cuộc sống

Khó nhưng phải đạt được

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín khai mạc giữa tuần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 gồm: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%; trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Khai mở dư địa mới…
Chính sách và cuộc sống

Khai mở dư địa mới…

Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của thị trường thế giới và tác động của thiên tai, trong đó, riêng bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại tới 31.000 tỷ đồng, nhưng năm 2024 ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua, khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế.

Cần thiết cải tổ triệt để hệ thống quản lý, kiểm soát các nguồn lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Cần thiết cải tổ triệt để hệ thống quản lý, kiểm soát các nguồn lực quốc gia

GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Trong đó, cần thiết phải cải tổ hệ thống quản lý và kiểm soát các nguồn lực quốc gia, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí, trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí.

Tháng 1.2025, cả nước có 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Chính sách và cuộc sống

Giữ doanh nghiệp ở lại thị trường

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Dù một tháng là khoảng thời gian ngắn, lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, song diễn biến này vẫn gợi nhiều suy nghĩ, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chế tài nghiêm khắc khi ban hành văn bản trái luật

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp khi trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Kiến tạo ngay từ quy trình lập pháp

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức quyền địa phương (sửa đổi), cũng như hai dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Minh bạch, công khai về phân cấp, ủy quyền

Các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) là nội dung quan trọng được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sáng 5.2. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần quy định minh bạch, công khai về việc phân cấp, ủy quyền, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa hai dự luật này.

Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên, đạt được những thành tựu lớn
Chính sách và cuộc sống

Chinh phục những đỉnh cao mới

Dù còn đối mặt với không ít thử thách, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2025 nhờ vào những cơ hội mang tính tự nhiên từ bối cảnh quốc tế và năng lực nội sinh. Trong đó, quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm “chốt” của giai đoạn 2020 - 2025.