Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi):

Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật

Theo dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), quy trình chính sách hoàn toàn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan trình luật, cơ quan trình luật là người đề xuất xây dựng luật cũng là người lựa chọn quyết định thông qua các chính sách. Các cơ quan của Quốc hội chỉ thẩm tra dự thảo luật sau khi đã được hoàn chỉnh, trình Quốc hội. Quy trình mới này vừa đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh quy trình xây dựng luật, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật.

pgsts-dinh-dung-sy-chuyen-gia-phap-luat-nguyen-vu-truong-vu-phap-luat-van-phong-chinh-phuz6304249431113-2d11d3a96f0f0256c9391e7aa6c767f6.jpg
PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ. Ảnh: Quang Khánh

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ tại Talkshow “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều nay, 10.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội.

Tách bạch quy trình chính sách với quy trình soạn thảo – cải cách quan trọng

Từ thực tế triển khai Luật BHVBQPPL năm 2015, ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã chỉ ra một số vướng mắc. Trong đó, quy trình chính sách được thực hiện gắn, lồng ghép với việc lập Chương trình xây dựng luật pháp lệnh hằng năm. Điều này chưa đảm bảo tính linh hoạt của Chương trình.

ong-tran-anh-duc-vu-truong-vu-cac-van-de-chung-ve-xay-dung-phap-luat-bo-tu-phap-z6304249297620-60b8960cd49c5eb03580fcfe23b9c66f.jpg
Ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp. Ảnh: Quang Khánh

Nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy, đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế và khơi thông các nguồn lực để kinh tế phát triển, ông Đức cũng cho biết, dự thảo Luật BHVBQPPL (sửa đổi) quy định đổi mới toàn diện quy trình theo hướng: vừa bảo đảm dân chủ, minh bạch, kịp thời, khả thi, hiệu quả, dễ áp dụng, tiết kiệm, vừa nâng cao “năng suất”, vừa chú trọng bảo đảm “chất lượng” VBQPPL; bảo đảm đánh giá tác động thực chất; bảo đảm cơ chế tiếp thu, giải trình, ý kiến góp ý, không để “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ”, không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Do vậy, theo thiết kế mới đã có sự tách bạch giữa quy trình chính sách với quy trình soạn thảo.

Cũng theo ông Đức, quy trình chính sách sẽ được thực hiện trong phạm vi Chính phủ và cơ quan trình, gồm 4 bước cơ bản: xác định chính sách, đánh giá tác động; lấy ý kiến, tham vấn chính sách; thẩm định chính sách; thông qua chính sách. Còn quy trình soạn thảo gồm các bước: tổ chức việc soạn thảo; lấy ý kiến, đăng tải, phản biện xã hội; thẩm định; xem xét, quyết định việc trình Quốc hội; thẩm tra; UBTVQH cho ý kiến; Quốc hội thông qua.

“Mục đích của việc phân tách rõ này là để chúng ta có cơ hội, có điều kiện làm tốt hơn chính sách. Khi đã phân định rõ như vậy chúng ta thực hiện khâu xây dựng chính sách, đánh giá tác động chính sách sẽ thực chất hơn. Chính sách được xây dựng phải rõ ràng, cụ thể để căn cứ vào nội dung của chính sách đã xây dựng, kết quả đánh giá tác động chính sách để lựa chọn chính sách, lựa chọn giải pháp thực hiện chính sách. Căn cứ vào đó, chúng ta mới có thể soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, từ đó nâng cao chất lượng cũng như đẩy nhanh quá trình xây dựng một đạo luật hơn so với hiện nay, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Đó là những điều tôi cho rằng dự thảo Luật lần này đã làm được”, ông Đức nhận định.

sy-dung.jpg
PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ. Ảnh: Quang Khánh

Khẳng định việc tách bạch quy trình chính sách và quy trình soạn thảo như dự thảo Luật là một cải cách quan trọng, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ cho rằng, Luật hiện hành quy trình chính sách khá phức tạp, nhiều thủ tục không thực sự cần thiết. Theo Luật hiện hành, các đề nghị xây dựng luật cũng có thể coi là các đề án chính sách cần cần phải được trình các cơ quan, ủy ban của Quốc hội thẩm tra và nếu đạt yêu cầu thì mới được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Như vậy, một dự án luật các cơ quan của Quốc hội phải thẩm tra 2 lần: thẩm tra chính sách và sau đó là thẩm tra dự thảo luật.

Trong khi đó, theo dự thảo Luật BHVBQPPL (sửa đổi) thì quy trình chính sách hoàn toàn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan trình. Cơ quan trình luật là người đề xuất xây dựng luật cũng là người lựa chọn, quyết định và thông qua các chính sách. Các cơ quan của Quốc hội chỉ thẩm tra dự thảo luật sau khi đã được hoàn chỉnh, trình Quốc hội. Quy trình này vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tiết kiệm thời gian, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan trình dự thảo Luật, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nhận định.

talk02.jpg
Các đại biểu tại Talkshow: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Ảnh: Quang Khánh

Trả lại đúng “vai” của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra

Theo quy định của Luật hiện hành, sau khi dự án Luật được Quốc hội cho ý kiến thì cơ quan thẩm tra sẽ chủ trì việc tiếp thu, giải trình và báo cáo Quốc hội, cơ quan trình dự án Luật trở thành cơ quan phối hợp. Tuy nhiên, với dự thảo luật lần này, một trong những điểm mới của dự thảo Luật là cơ quan trình dự án Luật, nghị quyết có trách nhiệm chủ trì nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo.

Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng, quy định này là việc đổi “vai”, tuy nhiên theo PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, đó là việc trả lại đúng “vai” của cơ quan trình dự án luật cũng như cơ quan thẩm tra. Nói nôm na như chúng ta thường nói là cơ quan trình luật chịu trách nhiệm đến cùng về dự án luật do mình trình trước Quốc hội. Cơ quan thẩm tra có thẩm quyền rất lớn, thậm chí có thể tham mưu cho Quốc hội chưa nên thông qua dự án luật nhưng không nên làm thay và làm giảm vai trò, thẩm quyền của cơ quan trình luật, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nói.

ts-duong-thi-thanh-mai-nguyen-vien-truong-vien-khoa-hoc-phap-ly-bo-tu-phapz6304249797387-d3989056907df2a470062b1512f27bf8.jpg
TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. Ảnh: Quang Khánh

Với những quy định bổ sung mới, dự thảo Luật lần này được các chuyên gia, người dân kỳ vọng rất nhiều. TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cho rằng, quy định mới của dự thảo Luật sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Phải bám sát thực tiễn, phát hiện vấn đề và đề xuất xây dựng luật một cách có chất lượng để có thể là giải quyết được vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Theo dự thảo luật, việc ủy quyền lập pháp của Quốc hội cho Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật cũng như việc phân cấp giữa các cơ quan Chính phủ với các bộ và chính quyền địa phương trong việc xây dựng pháp luật cũng rất mới và rõ ràng.

Nhấn mạnh việc được phân, được giao quyền hạn nhiều thì trách nhiệm cũng phải tăng lên, TS. Dương Thị Thanh Mai cho rằng, trách nhiệm ở đây là trách nhiệm đến cùng của mỗi một cơ quan, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì quy định trách nhiệm chung chung mà chưa thấy ai chịu trách nhiệm về xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

Chỉ rõ thực trạng này, TS. Dương Thị Thanh Mai cho rằng, trong dự thảo Luật đã quy định rất rõ, không làm tròn trách nhiệm, như: để xảy ra chậm trễ về mặt tiến độ xây dựng và không đảm bảo chất lượng ban hành văn bản QPPL, nếu như để xảy ra lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật thì người đứng đầu của các cơ quan, cá nhân phải chịu trách nhiệm. Theo đó, chịu trách nhiệm về mặt Đảng, trách nhiệm hành chính, xử lý kỷ luật, và kể cả trách nhiệm hình sự. "Nếu Luật được Quốc hội thông qua, sẽ góp phần thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đặc biệt là những người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật", TS. Dương Thị Thanh Mai khẳng định.

Quốc hội và Cử tri

AMH
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn đầu tiên của điểm nghẽn thể chế

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế phải bắt đầu từ sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tư duy đổi mới mạnh mẽ như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã yêu cầu, bởi đây là đạo luật gốc quy định thẩm quyền, quy trình xây dựng pháp luật. Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã “thấm nhuần” và thể chế hóa được định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của các chính sách đặc thù, đặc biệt đề xuất áp dụng cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trên nguyên tắc: chỉ đưa vào Nghị quyết của Quốc hội những chính sách thực sự cần thiết, bảo đảm được cơ chế kiểm tra, giám sát, phân công, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần thêm các chính sách về huy động nguồn lực từ tư nhân

Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu đề nghị phải có những giải pháp thực sự tháo gỡ được các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách trong đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trong đó có giải pháp về huy động nguồn vốn và tổ chức thực hiện.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số - Chinhphu.vn
Chính sách và cuộc sống

Khó nhưng phải đạt được

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín khai mạc giữa tuần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 gồm: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%; trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Khai mở dư địa mới…
Chính sách và cuộc sống

Khai mở dư địa mới…

Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của thị trường thế giới và tác động của thiên tai, trong đó, riêng bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại tới 31.000 tỷ đồng, nhưng năm 2024 ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua, khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế.

Cần thiết cải tổ triệt để hệ thống quản lý, kiểm soát các nguồn lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Cần thiết cải tổ triệt để hệ thống quản lý, kiểm soát các nguồn lực quốc gia

GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Trong đó, cần thiết phải cải tổ hệ thống quản lý và kiểm soát các nguồn lực quốc gia, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí, trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí.

Tháng 1.2025, cả nước có 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Chính sách và cuộc sống

Giữ doanh nghiệp ở lại thị trường

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Dù một tháng là khoảng thời gian ngắn, lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, song diễn biến này vẫn gợi nhiều suy nghĩ, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chế tài nghiêm khắc khi ban hành văn bản trái luật

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp khi trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Kiến tạo ngay từ quy trình lập pháp

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức quyền địa phương (sửa đổi), cũng như hai dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Minh bạch, công khai về phân cấp, ủy quyền

Các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) là nội dung quan trọng được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sáng 5.2. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần quy định minh bạch, công khai về việc phân cấp, ủy quyền, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa hai dự luật này.

Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên, đạt được những thành tựu lớn
Chính sách và cuộc sống

Chinh phục những đỉnh cao mới

Dù còn đối mặt với không ít thử thách, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2025 nhờ vào những cơ hội mang tính tự nhiên từ bối cảnh quốc tế và năng lực nội sinh. Trong đó, quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm “chốt” của giai đoạn 2020 - 2025.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh H.Ngọc
Lập pháp

Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Hội đồng Dân tộc là nghiên cứu định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Theo đó, Hội đồng Dân tộc sẽ tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị tổ chức các hội thảo tham vấn lấy ý kiến chuyên gia phục vụ việc xây dựng Luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 - Ảnh TTX
Chính sách và cuộc sống

Quản lý theo mục tiêu, không quản lý cách làm

Ví Nghị quyết 57-NQ/TW như "khoán 10" cho nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, "Khoán 10" là để thoát nghèo, Nghị quyết 57-NQ/TW là để thoát bẫy thu nhập trung bình. Khoán 10 là giải phóng sức lao động, Nghị quyết 57 - NQ/TW là giải phóng sức sáng tạo. Tinh thần chung của hai chủ trương này đều là quản lý theo mục tiêu, không quản cách làm, là trao quyền tự chủ và trách nhiệm cho người làm, chấp nhận rủi ro và đánh giá dựa trên hiệu quả tổng thể, người làm được hưởng lợi từ thành quả lao động và sáng tạo.

Tranh cổ động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn ITN
Quốc hội và Cử tri

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 đến 19.2.1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên. Tham dự đại hội có các đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Thái Lan.