Tăng thuế đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình tăng phù hợp

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Đồng tình với việc tăng thuế đối với thuốc lá nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá trong thời gian tới, song nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Chưa đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá

Theo dự thảo Luật, Chính phủ đề xuất phương án bổ sung mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá theo 2 phương án. Phương án 1, áp dụng mức thuế tuyệt đối đối với thuốc lá điếu cụ thể như sau. Từ năm 2026: 2.000 đồng/bao; từ năm 2027: 4.000 đồng/bao; từ năm 2028: 6.000 đồng/bao; từ năm 2029: 8.000 đồng/bao; từ năm 2030: 10.000 đồng/bao. Phương án 2, Chính phủ đề xuất, từ năm 2026: 5.000 đồng/bao, từ năm 2027: 6.000 đồng/bao, từ năm 2028: 7.000 đồng/bao; từ năm 2029: 8.000 đồng/bao; từ năm 2030: 10.000 đồng/bao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cơ quan thẩm tra dự thảo Luật, lộ trình tăng thuế theo đề xuất của cả 2 phương án theo đánh giá là chưa đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo Chiến lược phòng, chống tác hại thuốc lá đề ra. Tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ cũng chưa đạt mức theo khuyến nghị của WHO. Để đạt được mục tiêu này, cần ban hành và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chỉ là một trong các giải pháp. Đồng thời, để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược phòng, chống tác hại thuốc lá, mức thuế tuyệt đối đối với thuốc lá cần quy định cao hơn nhiều so với phương án đề xuất của Chính phủ.

Tuy nhiên, nếu tăng thuế quá cao có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá và các doanh nghiệp phụ trợ, tác động tới quá trình phục hồi của nền kinh tế. Do đó, đa số ý kiến cơ bản thống nhất về lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá theo phương án 2 để góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách thuế TTĐB trong định hướng tiêu dùng và phù hợp với xu hướng cải cách thuế của các nước.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) phát biểu

Đại biểu Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) phát biểu

Cho rằng thuốc lá là sản phẩm có hại cho sức khỏe nên cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên, nhưng đại biểu Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) cho rằng, việc tăng thuế phải làm thay đổi hành vi. Việc tăng thuế đối với thuốc lá như dự thảo luật làm cho giá thuốc lá tăng lên khoảng 65% nhưng tỷ lệ người tiêu dùng chỉ giảm có 4%. Trong khi theo tổng kết trên thế giới, nếu giá thuốc lá tăng 10% thì tỷ lệ tiêu dùng phải giảm 4%, 5%. Điều đó cho thấy, việc tăng thuế thuế thuốc lá của chúng ta không có ý nghĩa trong thay đổi hành vi tiêu dùng.

Cần đánh giá kỹ tác động

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là đạo luật thuế tác động rất lớn đối với người dân và doanh nghiệp, nhấn mạnh điều này, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, không nên coi thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ duy nhất, hay là công cụ quan trọng nhất để chúng ta giải quyết được những vấn đề liên quan đến sức khỏe, môi trường. Trên cơ sở đó, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị rà soát, đánh giá, nhất là tác động đối với môi trường kinh doanh và doanh nghiệp.

Nhấn mạnh lộ trình và mức tăng thuế cần căn cứ vào tình hình thực tế của ngành sản xuất, chuỗi cung ứng nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, nếu việc tăng thuế quá cao và đột ngột có thể gây tác dụng ngược như: sản xuất sụt giảm, hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu gia tăng, không hạn chế được tiêu dùng, thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) phát biểu tại hội trường

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) phát biểu tại hội trường

Đối với sản phẩm thuốc lá điếu, đến năm 2030, mức thuế tuyệt đối cộng thêm áp dụng cả 2 phương án do Chính phủ trình đều là 10.000 đồng một bao, như vậy mức thuế TTĐB sẽ tăng thêm khoảng 42% ở phương án 1 và hơn 100% ở phương án 2. Việc tăng thuế đột ngột vào năm 2026 có thể làm giá bán sản phẩm tăng cao, trong khi nhu cầu tiêu dùng không thể giảm ngay với thời gian tăng thuế. Việc tăng thuế đột ngột như trên có nguy cơ dẫn đến tình trạng nhập lậu, trốn thuế gia tăng. Hệ lụy của việc thuế tăng cao có thể ảnh hưởng đến sản xuất giảm, vùng trồng nguyên liệu bị thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động, người nông dân có hoạt động liên quan đến ngành sản xuất thuốc lá, ảnh hưởng đến an ninh biên giới, thu ngân sách giảm.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, với 2 phương án tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu như dự thảo là quá cao và liên tục tăng trong thời gian 5 năm cần được đánh giá tác động thận trọng ở nhiều giác độ kinh tế - xã hội, an ninh để xem xét lại mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và lộ trình để đạt được tỷ lệ thuế thích hợp hơn vào năm 2030. Điều chỉnh tăng thuế một cách hợp lý, kết hợp với tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc lá nơi công cộng, cấm trẻ vị thành niên hút thuốc lá, tăng cường các biện pháp chống buôn lậu thuốc lá thì việc hạn chế hút thuốc lá mới thực sự đạt hiệu quả, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu

Cùng quan điểm này, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, nếu chúng ta tăng thuế mà tăng gấp quá, tăng “sốc” quá sẽ tác động ngay đối với doanh nghiệp và với môi trường kinh doanh, tác động ngay đối với những doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn.

Để bảo đảm tính khả thi và phù hợp, tăng thuế đối với thuốc lá, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị, cân nhắc lại lộ trình cho hợp lý để chúng ta vừa thu được ngân sách, vừa bảo đảm cho doanh nghiệp có môi trường hoạt động, vừa không ảnh hưởng đến người dân làm trong lĩnh vực nông nghiệp và đặc biệt tránh kích thích cho buôn lậu, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phát biểu

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phát biểu

Doanh nghiệp thuốc lá trong nước hầu hết là doanh nghiệp nhà nước. Mức tăng thuế tuyệt đối tác động lớn nhất từ các sản phẩm thuốc lá phân khúc giá rẻ, giá trung bình mà chủ yếu là của các doanh nghiệp trong nước sẽ dẫn đến các doanh nghiệp này gặp khó khăn, thậm chí đóng cửa. Hiện nay, các doanh nghiệp này đóng góp 19.000 tỷ đồng/năm vào ngân sách nhà nước. Chỉ riêng Vinataba đã đứng thứ 6 trong 10 doanh nghiệp nhà nước nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam. Tất nhiên, chúng ta không đánh đổi lợi nhuận do thuốc lá mang lại với sức khỏe con người, với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu thuốc lá lậu phát triển thì ngân sách nhà nước thất thu, nguồn lợi đó sẽ vào túi các đối tượng buôn lậu, trong khi chúng ta vẫn không đạt được mục tiêu giảm cầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước sẽ khó khăn, đóng cửa, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, thu nhập của hơn 10.000 lao động tại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá và 90.000 nông dân trồng nguyên liệu thuốc lá. Chưa kể buôn lậu thuốc lá gia tăng sẽ gây mất an ninh, trật tự.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình)

Lý giải thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khỏe, không khuyến khích sử dụng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, việc tăng thuế nhằm mục đích giảm nhu cầu sử dụng, tăng thu cho ngân sách nhà nước là cần thiết, phù hợp với Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá. Nếu như trước đây thuế TTĐB đối với thuốc lá tăng 5% với độ giãn cách là 3 năm mới tăng một lần thì trong lần sửa đổi này, thuế ở phân khúc thuốc lá nội địa sẽ tăng khoảng 13% và tăng hằng năm, theo phương án 2 sẽ tăng khoảng 33% ngay năm đầu tiên. Việc tăng thuế ở mức cao hay còn gọi là tăng sốc sẽ đạt được mục tiêu giảm cầu nếu chúng ta làm tốt công tác chống buôn lậu thuốc lá. Tuy nhiên, nếu chưa thể làm tốt công tác chống buôn lậu thì hậu quả lại rất tai hại và mục tiêu giảm cầu không đạt được.

Trên cơ sở đó, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đề nghị, cần đánh giá thận trọng tác động của chính sách để nhằm bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra, không làm lợi cho các đối tượng buôn lậu, gây mất ổn định kinh tế - xã hội. Theo đó, cần cân nhắc kỹ hơn về mức tăng và lộ trình tăng nhằm bảo đảm thời gian cần thiết để chúng ta có thể tăng cường bảo đảm các điều kiện cho công tác chống buôn lậu, hoàn thiện hệ thống pháp luật để xử lý nghiêm minh hành vi buôn lậu.

Lập pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với nhân dân thôn Lời, tỉnh Hà Nam nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng luật

Những quyết sách thiết thực, vì dân

Cùng với những quyết sách đột phá, khai thông các điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước, năm 2024 cũng là năm ghi dấu ấn nhiều quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong hiện tại mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống an toàn, bình yên cho Nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Thành lập Văn phòng công chứng tư nhân ở huyện có mật độ dân số thấp

Điểm mới của Luật Công chứng năm 2024 là cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình tư nhân ở các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ tại Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Lập pháp

Quy định điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, phương tiện điện tử. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Bộ sẽ có hướng dẫn về hình thức kinh doanh này, nhằm bảo đảm tạo sự thuận tiện nhưng cũng phải bảo vệ sức khỏe cho người dân. Bởi, nếu không quản lý chặt chẽ, dễ dẫn đến hiện tượng “mượn đơn thuốc” để mua thuốc qua thương mại điện tử hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến “kháng” kháng sinh, sử dụng thuốc tùy tiện.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm an toàn phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất

Đa số các vụ cháy, nổ xảy ra có nguyên nhân chưa bảo đảm an toàn về điện. Do đó, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 đã quy định cụ thể, đầy đủ hơn về bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, thiết bị điện và đơn vị bán lẻ điện.

Quang cảnh hội thảo
Quốc hội và Cử tri

Phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình lập pháp

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV chuẩn bị bắt đầu bước vào năm cuối cùng, năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó có yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới. Tại Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội Khóa XV” các đại biểu cho rằng, để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, hoạt động lập pháp của Quốc hội cần tiếp tục được cải tiến, đổi mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế
Quốc hội và Cử tri

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung một số quy định để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế như quy định về nguyên tắc khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tính thuế, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn phát biểu tại hội trường
Xây dựng luật

Giảm tối đa lãng phí, thiệt hại của các bên liên quan

Góp ý về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá, việc thí điểm là rất cần thiết và thiết thực, giảm tối đa lãng phí và thiệt hại của các bên có liên quan.

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.