Vai trò của Nữ nghị sĩ

Khiêm tốn nhưng đáng tự hào

Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), tính đến ngày 1.2.2016, chỉ có 49 phụ nữ đang giữ cương vị đứng đầu một trong các cơ quan lập pháp của 191 nghị viện, 76 trong số đó là cơ quan lưỡng viện. Như vậy, phụ nữ chỉ chiếm 17,6% trong tổng số 279 ghế chủ tịch của một trong hai viện. Con số này tuy còn khiêm tốn nhưng đáng tự hào vì nó cho thấy, vị trí, vai trò của các nữ chính khách đang ngày càng được khẳng định.

Những dấu mốc ý nghĩa

Trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Áo là quốc gia duy nhất tiên phong trong việc bầu một nữ nghị sĩ làm Chủ tịch Nghị viện (Bundesrat). Năm 1927, khoảng 8 năm sau khi phụ nữ Áo được trao quyền ứng cử, lần đầu tiên trong lịch sử, Nghị viện Áo đã bầu bà Olga Rudel-Zeynek làm Chủ tịch. Bà cũng đã tái đắc cử Chủ tịch Nghị viện nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1932.

Theo số liệu của IPU, từ năm 1945 đến năm 1977, chỉ có 42 trong số 186 quốc gia có thể chế nghị viện, tại một thời điểm nào đó trong lịch sử, đã chọn một phụ nữ làm Chủ tịch Nghị viện hay Quốc hội. Sự kiện này đã xảy ra 78 lần. Trong đó có 18 quốc gia châu Âu, 19 quốc gia châu Mỹ, 3 quốc gia châu Phi, 1 quốc gia ở châu Á và 1 quốc gia ở Thái Bình Dương.

Hội nghị Nữ Chủ tịch Nghị viện Thế giới lần thứ 10
Hội nghị Nữ Chủ tịch Nghị viện Thế giới lần thứ 10

Năm 1995 có 10,5% nữ Chủ tịch trong tổng số Chủ tịch Nghị viện các nước trên thế giới; năm 2000, con số này đã tăng lên 12,4% và năm 2015 là 15,8%. Hiện nay, theo báo cáo của IPU, tính đến ngày 1.2.2016, chỉ có 49 phụ nữ đang giữ cương vị đứng đầu một trong các cơ quan lập pháp của 191 nghị viện, 76 trong số đó là cơ quan lưỡng viện. Như vậy, phụ nữ chỉ chiếm 17,6% trong tổng số 279 ghế chủ tịch Nghị viện của một trong hai viện. Xu thế phổ biến là phụ nữ thường giữ chức Chủ tịch Thượng Viện nhiều hơn Hạ Viện.

Lần đầu tiên trong thế giới Ảrập, tháng 11.2015 Hội đồng Quốc gia Liên bang (Majlis Watani Itihadi) Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) đã bầu bà Amal Al Qubaisi làm Chủ tịch FNC Khóa XVI. Lần đầu tiên trong lịch sử, một phụ nữ Hồi giáo được bầu giữ vị trí đứng đầu cơ quan lập pháp.

Đối với IPU, cũng phải đợi sau 110 năm kể từ khi thành lập liên minh (1889), vào tháng 10.1999, tổ chức này mới bầu bà Najma Heptulla (Ấn Độ) làm Chủ tịch Hội đồng IPU. Trong nhiệm kỳ của mình, bà đã chủ trì Hội nghị thế giới lần thứ nhất những người đứng đầu Cơ quan lập pháp các nước trên thế giới, tổ chức tại Trụ sở LHQ tháng 8.2000, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố lịch sử: Tầm nhìn Nghị viện về hợp tác quốc tế trước thềm thiên niên kỷ thứ ba.

Hội nghị các nữ Chủ tịch Nghị viện

Trong quá trình hoạt động của mình, IPU luôn nhận thấy thực trạng tỷ lệ phụ nữ tham gia trong hoạt động chính trị ở các quốc gia luôn ở mức thấp. Vì vậy, phụ nữ chưa có tác động hiệu quả đến quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Từ thực tế đó, năm 1978, một nhóm nhỏ nữ nghị sĩ đã có sáng kiến thành lập cơ chế họp kín giữa các nữ nghị sĩ khi họ tham gia Đại hội đồng IPU. Đến năm 1983, các cuộc họp nữ nghị sĩ được tổ chức thường xuyên hơn và đến năm 1999, IPU thông qua Quy chế chính thức công nhận Hội nghị Nữ nghị sĩ và Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ. Nếu như năm 1921, Hội nghị IPU tại Stockholm lần đầu tiên chỉ có 1% nữ nghị sĩ tham gia hội nghị, thì ngày nay, trung bình 30% nữ nghị sĩ tham gia Đại hội đồng IPU.

Từ năm 2005, nhận thức rằng, những phụ nữ đứng đầu cơ quan lập pháp các nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách và ra quyết định cao nhất của quốc gia, IPU đã tổ chức Hội nghị các nữ Chủ tịch Nghị viện lần đầu tiên và từ đó đến nay đã trở thành thông lệ, Hội nghị thường niên được tổ chức vào các dịp họp Đại hội đồng IPU hoặc Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan lập pháp các nước trên thế giới. Đây là diễn đàn để các nữ Chủ tịch Nghị viện trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm về các vấn đề giới cùng quan tâm; tham gia vào các chương trình nghị sự quốc gia và quốc tế.

Hội nghị nữ Chủ tịch Nghị viện lần thứ 10 diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao lần thứ tư các Chủ tịch Nghị viện Thế giới tháng 8.2015 tại Trụ sở LHQ. Với chủ đề Đổi mới để bình đẳng giới: Tạo sự phát triển, hòa bình và dân chủ một cách thiết thực cho nữ giới và nam giới, Hội nghị đã đưa ra chiến lược mới và cụ thể nhằm thúc đẩy bình đẳng giới sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh; qua đó xác định giải pháp bảo đảm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); thúc đẩy xã hội dân chủ và hòa bình hơn. Hội nghị đã cam kết xây dựng một thế giới đối xử với phụ nữ và trẻ em gái bình đẳng như với nam giới và trẻ em trai ở mọi lứa tuổi, và trong mọi lĩnh vực; cam kết thông qua cơ quan lập pháp, ban hành các đạo luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong xã hội, và sử dụng các nguồn ngân sách và công cụ giám sát giám sát để bảo đảm những đạo luật này được thực thi vì lợi ích của phụ nữ và các bé gái trong tất cả các lĩnh vực. Các nữ đại biểu cũng kêu gọi thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị để phụ nữ có nhiều cơ hội trở thành lãnh đạo trong cả khu vực công và tư. Cuối cùng các đại biểu cho rằng đoàn kết giữa phụ nữ và các nữ nghị sĩ trên toàn thế giới sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp để đổi mới về bình đẳng giới; tạo sự phát triển, hòa bình và dân chủ một cách thiết thực cho nữ giới và nam giới.

Nghị sỹ

Hướng tới cộng động ASEAN bình đẳng giới
Nghị sỹ

Hướng tới cộng động ASEAN bình đẳng giới

Định mức về giới là một trong những thách thức lớn nhất trong khu vực ASEAN để gia tăng cơ hội cho các ứng cử viên nữ được bầu và giữ chức vụ trong chính trường và nghị trường. Một phân tích của Ngân hàng Phát triển châu Á từng chỉ ra rằng, ASEAN tuy đạt được một số tiến bộ về bình đẳng giới trong hai thập kỷ qua, nhưng sự thay đổi vẫn còn chậm.
WAIPA - tiếng nói của phụ nữ tại Nghị viện
Nghị sỹ

WAIPA - tiếng nói của phụ nữ tại Nghị viện

Theo sáng kiến của Việt Nam và Malaysia, lần đầu tiên trong lịch sử AIPO, Hội nghị Nữ nghị sĩ đã được tổ chức trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA - 19 tại Kuala Lumpur năm 1998. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, thúc đẩy các sáng kiến của nữ nghị sĩ. Kể từ đó, Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPO (WAIPO, sau này là WAIPA) đã trở thành một cơ chế chính thức tại các kỳ họp Đại hội đồng.
Sự đại diện cần thiết
Nghị sỹ

Sự đại diện cần thiết

Đối với các nước ASEAN, việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trên nghị trường là một trong những vấn đề được quan tâm không nhỏ. Bởi tiếng nói của phụ nữ tại Nghị viện sẽ góp phần quan trọng trong việc thông qua chính sách, luật nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới, cũng như thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của xã hội.
Tập huấn mang tính bắt buộc
Nghị sỹ

Tập huấn mang tính bắt buộc

Với quan niệm nghị sĩ cũng là một nghề trong xã hội, ở Australia, đại biểu dân cử đều được đào tạo và tập huấn một cách bắt buộc với định hướng rõ ràng là đào tạo kỹ năng để hoạt động hiệu quả và thành công trong vai trò chính khách.
Tập huấn sau bầu cử và trong cả nhiệm kỳ
Nghị sỹ

Tập huấn sau bầu cử và trong cả nhiệm kỳ

Trước các kỳ bầu cử, Nghị viện Campuchia không tổ chức cuộc bồi dưỡng tập huấn nào cho các đại biểu. Nhưng ngay sau cuộc bầu cử và trong cả nhiệm kỳ nghị viện, các nghị sĩ đã được tham gia một vài cuộc tập huấn, bồi dưỡng.
Đào tạo để lãnh đạo hiệu quả
Nghị sỹ

Đào tạo để lãnh đạo hiệu quả

Xuất phát từ quan niệm “lãnh đạo là chìa khóa thành công”, trong đó, nghị sĩ được xem là người nắm giữ vai trò lãnh đạo nên từ nhiều năm nay đảng cầm quyền Singapore rất quan tâm đến việc thu hút nhân tài đưa vào bộ máy lãnh đạo, đồng thời giữ chân người tài bằng việc tạo cơ hội qua đào tạo. Đào tạo để phát triển năng lực cá nhân, hướng đến các cơ hội thăng tiến trở thành chính sách chung của Singapore.
Tự do nói tiếng nói của cử tri
Nghị sỹ

Tự do nói tiếng nói của cử tri

Ra đời từ năm 1265, Nghị viện Anh được coi là cơ quan lập pháp có truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Và một trong những đặc quyền mà các nghị sĩ nước này có được trong quá trình làm nhiệm vụ dân cử là quyền tự do ngôn luận, nhằm bảo vệ họ có thể nói lên tiếng nói của người dân mà không sợ bất kỳ trừng phạt pháp lý nào.
Đặc quyền được quy định trong Hiến pháp
Nghị sỹ

Đặc quyền được quy định trong Hiến pháp

Quyền tự do ngôn luận là một trong nhiều quyền cơ bản được Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm. Nó đặc biệt quan trọng đối với các nghị sĩ vì nó giúp họ tự tin trong các phát ngôn của mình khi làm nhiệm vụ tại Nghị viện.
Quyền quan trọng hàng đầu
Nghị sỹ

Quyền quan trọng hàng đầu

​​​​​​​Ở Canada, cho đến nay, quyền quan trọng nhất dành cho các thành viên của Hạ viện là thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các thủ tục của Nghị viện.
Vai trò lớn, trách nhiệm nhiều
Nghị sỹ

Vai trò lớn, trách nhiệm nhiều

Là những người đại diện cho các cử tri của Liên minh châu Âu (EU), các nghị sĩ châu Âu chịu trách nhiệm lớn và đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình cống hiến.
Quy tắc ứng xử của MEP
Nghị sỹ

Quy tắc ứng xử của MEP

Bộ Quy tắc ứng xử có hiệu lực từ ngày 1.1.2012 đưa ra các nguyên tắc ứng xử đối với MEP, theo đó, các MEP chỉ hành động vì lợi ích cộng đồng và tiến hành công việc của mình với tinh thần vô tư, liêm chính, cởi mở, siêng năng, trung thực, có trách nhiệm giải trình và tôn trọng uy tín của Nghị viện châu Âu.
Bảo đảm điều kiện kinh tế để thực hiện nhiệm vụ
Nghị sỹ

Bảo đảm điều kiện kinh tế để thực hiện nhiệm vụ

​​​​​​​Nghị viện châu Âu (EP) với 705 nghị sĩ (750 là con số trước sự kiện Brexit) được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). EP được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới. Chính vì thế, các nghị sĩ châu Âu (MEP) được nhận mức lương và hưởng phụ cấp xứng đáng để có thể yên tâm làm nhiệm vụ.
IPU - trung tâm tri thức cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Nghị sỹ

IPU - trung tâm tri thức cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) là tổ chức liên nghị viện lâu đời nhất thế giới với hơn 130 năm lịch sử hoạt động. Mỗi kỳ Đại hội đồng tổ chức thu hút hơn 170 nghị viện quốc gia tham dự với hơn 1.600 nghị sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Đây là diễn đàn giúp các nghị sĩ bàn thảo về nhiều vấn đề thuộc mối quan tâm chung của quốc tế cũng như những vấn đề nóng bỏng mang tính cấp bách liên quan đến an ninh, hòa bình thế giới.
35 năm công nhận và đấu tranh vì quyền của phụ nữ
Nghị sỹ

35 năm công nhận và đấu tranh vì quyền của phụ nữ

Qua 35 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Nữ nghị sĩ đã chứng kiến sự tham gia ngày càng đông của nữ nghị sĩ tại Đại hội đồng, từ khoảng 10% nữ nghị sĩ những năm đầu tiên, lên đến hơn 30% nữ nghị sĩ trong các kỳ họp gần đây, các vấn đề giới đã được đưa vào chương trình nghị sự nhiều hơn, thường xuyên hơn và thu hút sự quan tâm lớn hơn của tất cả các đại biểu.
Từ một nhóm không chính thức trở thành diễn đàn toàn cầu
Nghị sỹ

Từ một nhóm không chính thức trở thành diễn đàn toàn cầu

Bắt nguồn từ sáng kiến của các nữ nghị sĩ năm 1978 về việc hình thành nhóm phụ nữ không chính thức, từ năm 1986, Hội nghị Nữ nghị sĩ (sau này là Diễn đàn Nữ nghị sĩ) đã trở thành một hoạt động chính thức, định kỳ tại trước phiên khai mạc mỗi kỳ Đại hội đồng, thể hiện sự gắn kết giữa các nghị viện và nữ nghị sĩ các quốc gia thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), là diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại cởi mở về các chủ đề cùng quan tâm và đưa ra quan điểm của mình đối với các vấn đề được xem xét tại Đại hội đồng dưới lăng kính của giới nữ.
Nhóm Nữ nghị sĩ và vai trò thúc đẩy bình đẳng giới
Nghị sỹ

Nhóm Nữ nghị sĩ và vai trò thúc đẩy bình đẳng giới

Vào năm 2006, Nhóm Nữ nghị sĩ của Campuchia được thành lập. Nhiều thành viên ban đầu chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, đó là việc tham gia vào một tổ chức của phụ nữ tại Nghị viện. Nhưng sau đó, các nữ nghị sĩ đã nhanh chóng nhận ra rằng, để thúc đẩy sự phát triển đất nước, quan tâm đến vấn đề cân bằng về giới và tạo cho phụ nữ nhiều cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế và xã hội là một nhiệm vụ quan trọng.
Tăng cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới
Nghị sỹ

Tăng cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới

Thời gian gần đây, một quan điểm ngày càng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là cần phải có tỷ lệ đại diện cân bằng hơn của phụ nữ trong nghị viện nhằm phản ánh chính xác hơn tương quan trong xã hội và bảo đảm các quyền lợi đa dạng của phụ nữ được tính đến trong quá trình ra quyết sách. Thế nhưng, tỷ lệ nữ giới trong các cơ quan công quyền và nghị viện trên thế giới hiện thấp hơn nhiều nam giới.
Câu lạc bộ Nữ nghị sĩ ở Quốc hội Macedonia
Nghị sỹ

Câu lạc bộ Nữ nghị sĩ ở Quốc hội Macedonia

Nét độc đáo trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội Macedonia là sự tồn tại và vận hành của một hệ thống các “câu lạc bộ” - một loại hình các nhóm làm việc không chính thức ở cấp độ dưới Nghị viện. Sự ra đời của Câu lạc bộ Nữ nghị sĩ cách đây 5 năm cho thấy vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định, thể hiện những tiến bộ trong phong trào đấu tranh đòi các quyền của nữ giới trên hầu hết các lĩnh vực xã hội ở quốc gia Trung - Nam Âu này.
Những “bông hồng thép”
Nghị sỹ

Những “bông hồng thép”

Khó có thể nói số lần xuất hiện của các nữ Chủ tịch Nghị viện trong lịch sử là ít hay nhiều, song thống kê cho thấy, từ sau Thế chiến II, thế giới đã bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo của phái yếu thay vì khăng khăng tư tưởng xem nhẹ khả năng chính trị của họ như trước đây.