Định mức về giới là một trong những thách thức lớn nhất trong khu vực ASEAN để gia tăng cơ hội cho các ứng cử viên nữ được bầu và giữ chức vụ trong chính trường và nghị trường. Một phân tích của Ngân hàng Phát triển châu Á từng chỉ ra rằng, ASEAN tuy đạt được một số tiến bộ về bình đẳng giới trong hai thập kỷ qua, nhưng sự thay đổi vẫn còn chậm.
Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định thách thức và cơ hội dưới nhận thức của các nước trong khu vực, vì mỗi nơi đều có những vấn đề riêng cần giải quyết. Trong trường hợp các thành viên của ASEAN, điều này liên quan đến mô hình nam giới thống trị trong chính trị, các rào cản kinh tế - xã hội, sự thiếu tự tin và ít hỗ trợ từ xã hội cũng như chính các thành viên trong gia đình của phụ nữ, trình độ giáo dục, trách nhiệm gia đình và sự thiếu thông tin.
Tín hiệu khả quan
Mặc dù tỷ lệ phụ nữ đại diện trong các Nghị viện của ASEAN còn hạn chế, cộng đồng ASEAN đã đạt được một số tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường bình đẳng giới ở cấp quốc gia. Cộng đồng ASEAN đã ưu tiên thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Cộng đồng cũng đặt ra cam kết chính trị cấp cao nhằm thúc đẩy quyền và phúc lợi của phụ nữ và trẻ em gái thông qua hợp tác khu vực của ASEAN, cũng như trong các chính sách và chương trình quốc gia. ASEAN thông qua Tuyên bố nhân quyền với các nguyên tắc chung của riêng mình. Trong đó, tuyên bố chỉ ra rằng quyền của phụ nữ, cùng với các quyền khác, là một phần không thể tách rời, toàn vẹn và không thể chia cắt của các quyền và tự do cơ bản của con người. Hơn nữa, Cộng đồng ASEAN còn thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 vào tháng 11.2015, trong đó hình dung về “một cộng đồng hòa thuận, thúc đẩy chất lượng cuộc sống cao, cơ hội tiếp cận bình đẳng cho tất cả mọi người và thúc đẩy, bảo vệ quyền con người của phụ nữ…”. Đồng thời ASEAN thông qua Kế hoạch tổng thể năm 2025 của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), xác định các biện pháp chiến lược nhằm giảm bớt rào cản mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt, tăng cường và bảo vệ quyền con người, cũng như bảo đảm quyền tiếp cận công bằng cho tất cả mọi người.
Còn nhiều việc cần làm
Giới phân tích cho rằng, để tiến lên phía trước, các nước thành viên ASEAN phải thúc đẩy các nhà hoạch định và các thể chế đáp ứng đòi hỏi sự cân bằng về giới; thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào Nghị viện.
Trong các cơ quan lập pháp và cả hành pháp, cân bằng giới phải đạt được thông qua các biện pháp khẳng định cụ thể, vốn có thể hỗ trợ cho Chương trình nghị sự 2030 về mục tiêu phát triển bền vững 5.5.1, trong đó đề ra mục tiêu đạt được bình đẳng giới vào năm 2030 và mục tiêu Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 về hiện thực hóa một cộng đồng gắn kết về chính trị, hòa nhập kinh tế, có trách nhiệm xã hội và thực sự lấy con người làm trung tâm để từ đó thúc đẩy quyền tiếp cận bình đẳng với các cơ hội và bảo vệ quyền của phụ nữ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, các nữ nghị sĩ và cả nam nghị sĩ cùng các nhà hoạch định chính sách cần phải tăng cường kiến thức và kỹ năng để thúc đẩy bình đẳng giới vào chương trình nghị sự. Nó cũng là chìa khóa để tập hợp các nhà lãnh đạo nữ từ khắp các lĩnh vực chính trị ở cấp quốc gia tham gia vận động cho các ưu tiên chung liên quan đến bình đẳng giới. Để khuyến khích phụ nữ tham gia hơn nữa vào nghị trường, việc thông qua những chính sách giúp cân bằng cuộc sống, có lợi cho phụ nữ ở tầm quốc gia cũng cần được quan tâm.
Có thể nói, việc tăng cường số nữ nghị sĩ tại các Nghị viện sẽ giúp có thêm đại diện cho phụ nữ và trẻ em gái, tăng cường tiếng nói giúp giảm nghèo đói liên quan đến phụ nữ, tăng cơ hội việc làm, cải thiện an ninh, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực đối với họ.
Đối với các nước ASEAN, việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trên nghị trường là một trong những vấn đề được quan tâm không nhỏ. Bởi tiếng nói của phụ nữ tại Nghị viện sẽ góp phần quan trọng trong việc thông qua chính sách, luật nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới, cũng như thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của xã hội.
Với quan niệm nghị sĩ cũng là một nghề trong xã hội, ở Australia, đại biểu dân cử đều được đào tạo và tập huấn một cách bắt buộc với định hướng rõ ràng là đào tạo kỹ năng để hoạt động hiệu quả và thành công trong vai trò chính khách.
Trước các kỳ bầu cử, Nghị viện Campuchia không tổ chức cuộc bồi dưỡng tập huấn nào cho các đại biểu. Nhưng ngay sau cuộc bầu cử và trong cả nhiệm kỳ nghị viện, các nghị sĩ đã được tham gia một vài cuộc tập huấn, bồi dưỡng.
Xuất phát từ quan niệm “lãnh đạo là chìa khóa thành công”, trong đó, nghị sĩ được xem là người nắm giữ vai trò lãnh đạo nên từ nhiều năm nay đảng cầm quyền Singapore rất quan tâm đến việc thu hút nhân tài đưa vào bộ máy lãnh đạo, đồng thời giữ chân người tài bằng việc tạo cơ hội qua đào tạo. Đào tạo để phát triển năng lực cá nhân, hướng đến các cơ hội thăng tiến trở thành chính sách chung của Singapore.
Ra đời từ năm 1265, Nghị viện Anh được coi là cơ quan lập pháp có truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Và một trong những đặc quyền mà các nghị sĩ nước này có được trong quá trình làm nhiệm vụ dân cử là quyền tự do ngôn luận, nhằm bảo vệ họ có thể nói lên tiếng nói của người dân mà không sợ bất kỳ trừng phạt pháp lý nào.
Quyền tự do ngôn luận là một trong nhiều quyền cơ bản được Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm. Nó đặc biệt quan trọng đối với các nghị sĩ vì nó giúp họ tự tin trong các phát ngôn của mình khi làm nhiệm vụ tại Nghị viện.
Ở Canada, cho đến nay, quyền quan trọng nhất dành cho các thành viên của Hạ viện là thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các thủ tục của Nghị viện.
Là những người đại diện cho các cử tri của Liên minh châu Âu (EU), các nghị sĩ châu Âu chịu trách nhiệm lớn và đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình cống hiến.
Bộ Quy tắc ứng xử có hiệu lực từ ngày 1.1.2012 đưa ra các nguyên tắc ứng xử đối với MEP, theo đó, các MEP chỉ hành động vì lợi ích cộng đồng và tiến hành công việc của mình với tinh thần vô tư, liêm chính, cởi mở, siêng năng, trung thực, có trách nhiệm giải trình và tôn trọng uy tín của Nghị viện châu Âu.
Nghị viện châu Âu (EP) với 705 nghị sĩ (750 là con số trước sự kiện Brexit) được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). EP được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới. Chính vì thế, các nghị sĩ châu Âu (MEP) được nhận mức lương và hưởng phụ cấp xứng đáng để có thể yên tâm làm nhiệm vụ.
Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) là tổ chức liên nghị viện lâu đời nhất thế giới với hơn 130 năm lịch sử hoạt động. Mỗi kỳ Đại hội đồng tổ chức thu hút hơn 170 nghị viện quốc gia tham dự với hơn 1.600 nghị sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Đây là diễn đàn giúp các nghị sĩ bàn thảo về nhiều vấn đề thuộc mối quan tâm chung của quốc tế cũng như những vấn đề nóng bỏng mang tính cấp bách liên quan đến an ninh, hòa bình thế giới.
Qua 35 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Nữ nghị sĩ đã chứng kiến sự tham gia ngày càng đông của nữ nghị sĩ tại Đại hội đồng, từ khoảng 10% nữ nghị sĩ những năm đầu tiên, lên đến hơn 30% nữ nghị sĩ trong các kỳ họp gần đây, các vấn đề giới đã được đưa vào chương trình nghị sự nhiều hơn, thường xuyên hơn và thu hút sự quan tâm lớn hơn của tất cả các đại biểu.
Bắt nguồn từ sáng kiến của các nữ nghị sĩ năm 1978 về việc hình thành nhóm phụ nữ không chính thức, từ năm 1986, Hội nghị Nữ nghị sĩ (sau này là Diễn đàn Nữ nghị sĩ) đã trở thành một hoạt động chính thức, định kỳ tại trước phiên khai mạc mỗi kỳ Đại hội đồng, thể hiện sự gắn kết giữa các nghị viện và nữ nghị sĩ các quốc gia thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), là diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại cởi mở về các chủ đề cùng quan tâm và đưa ra quan điểm của mình đối với các vấn đề được xem xét tại Đại hội đồng dưới lăng kính của giới nữ.
Vào năm 2006, Nhóm Nữ nghị sĩ của Campuchia được thành lập. Nhiều thành viên ban đầu chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, đó là việc tham gia vào một tổ chức của phụ nữ tại Nghị viện. Nhưng sau đó, các nữ nghị sĩ đã nhanh chóng nhận ra rằng, để thúc đẩy sự phát triển đất nước, quan tâm đến vấn đề cân bằng về giới và tạo cho phụ nữ nhiều cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế và xã hội là một nhiệm vụ quan trọng.
Thời gian gần đây, một quan điểm ngày càng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là cần phải có tỷ lệ đại diện cân bằng hơn của phụ nữ trong nghị viện nhằm phản ánh chính xác hơn tương quan trong xã hội và bảo đảm các quyền lợi đa dạng của phụ nữ được tính đến trong quá trình ra quyết sách. Thế nhưng, tỷ lệ nữ giới trong các cơ quan công quyền và nghị viện trên thế giới hiện thấp hơn nhiều nam giới.
Nét độc đáo trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội Macedonia là sự tồn tại và vận hành của một hệ thống các “câu lạc bộ” - một loại hình các nhóm làm việc không chính thức ở cấp độ dưới Nghị viện. Sự ra đời của Câu lạc bộ Nữ nghị sĩ cách đây 5 năm cho thấy vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định, thể hiện những tiến bộ trong phong trào đấu tranh đòi các quyền của nữ giới trên hầu hết các lĩnh vực xã hội ở quốc gia Trung - Nam Âu này.
Khó có thể nói số lần xuất hiện của các nữ Chủ tịch Nghị viện trong lịch sử là ít hay nhiều, song thống kê cho thấy, từ sau Thế chiến II, thế giới đã bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo của phái yếu thay vì khăng khăng tư tưởng xem nhẹ khả năng chính trị của họ như trước đây.
Trong vài thập kỷ qua, vấn đề phụ nữ tham chính được ghi nhận có bước chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ nghị sĩ vẫn cần được tăng thêm để tương xứng hơn với nam giới trong nghị trường…