Đặc quyền được quy định trong Hiến pháp

Quyền tự do ngôn luận là một trong nhiều quyền cơ bản được Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm. Nó đặc biệt quan trọng đối với các nghị sĩ vì nó giúp họ tự tin trong các phát ngôn của mình khi làm nhiệm vụ tại Nghị viện.

Đặc quyền quan trọng nhất

Có thể nói, đây là đặc quyền quan trọng nhất được trao cho một nghị sĩ, giúp họ tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình mà không phải lo sợ, e ngại điều gì. Mặc dù Hiến pháp Ấn Độ đề cập đến quyền tự do ngôn luận và biểu hiện của mọi công dân trong Điều 19, nhưng đặc quyền này đối với Nghị viện còn được đề cập thêm ở Điều 105.

Cụ thể là các nghị sĩ Ấn Độ có quyền tự do ngôn luận tại Nghị viện và được hưởng quyền miễn trừ khỏi các thủ tục tố tụng tại các tòa án liên quan đến bất kỳ ý kiến phát biểu hoặc bất kỳ phiếu bầu nào được đưa ra trong quá trình hoạt động của Nghị viện hoặc trong các ủy ban Nghị viện. Quyền tự do ngôn luận của các thành viên Nghị viện trên thực tế là điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của họ, bởi trong trường hợp không có đặc quyền đó, họ có thể không dám nói ra suy nghĩ và bày tỏ quan điểm trên Nghị viện. Tầm quan trọng của quyền này được nhấn mạnh bởi quyền miễn trừ được dành cho các thành viên Nghị viện khỏi quá trình tố tụng dân sự hoặc hình sự trước tòa án. Mọi cuộc điều tra bên ngoài Nghị viện về bất cứ điều gì mà một thành viên nói hoặc làm khi thực hiện các nhiệm vụ của Nghị viện sẽ là sự can thiệp thô bạo vào quyền tự do ngôn luận của họ. Do đó, việc tấn công một thành viên Nghị viện hoặc thực hiện, thậm chí đe dọa bằng bất kỳ hành động nào chống lại nghị sĩ trong Nghị viện sẽ bị coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng đặc quyền của nghị sĩ.

Điều 105 trong Hiến pháp Ấn Độ trao quyền miễn trừ, cùng với nhiều thứ khác, liên quan đến “bất cứ điều gì đã nói... trong Nghị viện”. Các từ “bất cứ điều gì” tương đương với “mọi thứ”. Hạn chế duy nhất phát sinh từ các từ “trong Nghị viện”, có nghĩa là trong thời gian Nghị viện họp và thực hiện các hoạt động của mình... Một khi đã được chứng minh rằng Nghị viện đang họp và hoạt động, bất cứ điều gì được phát biểu trong quá trình đó sẽ miễn nhiễm với tố tụng tại bất kỳ tòa án nào. Tòa án không có tiếng nói trong vấn đề này và thực sự không nên có.

Những đặc quyền tự do ngôn luận của các thành viên Nghị viện khác với tự do ngôn luận của công dân trong Điều 19. Một luật được đưa ra theo Điều 19 quy định những hạn chế hợp lý đối với quyền tự do ngôn luận của công dân sẽ không giới hạn quyền tự do phát biểu của các thành viên Nghị viện. Họ hoàn toàn được bảo vệ trong hoạt động của Nghị viện, cho dù những phát biểu của họ có thể sai. Tòa án không có thẩm quyền hành động chống lại một thành viên Nghị viện vì bài phát biểu của ông/bà ấy được thực hiện trong Nghị viện, ngay cả khi nó có ý coi thường tòa án.

Các nghị sỹ Ấn Độ được Hiến pháp bảo vệ quyền ngôn luận tự do tại Nghị viện Nguồn: ITN
Các nghị sỹ Ấn Độ được Hiến pháp bảo vệ quyền ngôn luận tự do tại Nghị viện
Nguồn: ITN 

Không được lạm dụng

Có thể nói, Điều 105 là quy tắc đầy đủ và thuyết phục về đặc quyền tự do ngôn luận của Nghị viện. Bất cứ điều gì nằm ngoài phạm vi của nó, sẽ phải bị Tòa án xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu một thành viên Nghị viện đưa ra câu hỏi mà không được Chủ tịch Nghị viện cho phép và có tính chất phỉ báng, ông/bà ấy sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước tòa án theo luật về phỉ báng.

Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận trong Nghị viện bị hạn chế bởi các quy định của Hiến pháp và các quy tắc thủ tục Nghị viện. Khi một thành viên vi phạm bất kỳ quy tắc nào, Chủ tịch Nghị viện được trao nhiều quyền hạn theo các quy tắc để đối phó với tình huống.

Theo quan điểm miễn trừ được trao cho quyền phát biểu và hành động của thành viên trong Nghị viện, việc sử dụng sai mục đích có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền và tự do của những người có thể tìm kiếm sự bảo vệ của tòa án. Do đó, các thành viên Nghị viện, với tư cách là đại diện của cử tri, có nghĩa vụ thực hiện quyền này một cách cẩn thận nhất, không để có bất kỳ phương hại nào đến pháp luật của đất nước. Ủy ban Đặc quyền Ấn Độ nhấn mạnh, thành viên của Nghị viện không được hưởng giấy phép không hạn chế đối với bài phát biểu của mình trong các bức tường của Nghị viện. Ủy ban sẽ quan sát xem nó có trái với các quy tắc tranh luận tại Nghị viện hay không khi một thành viên đưa ra tuyên bố phỉ báng hoặc cáo buộc có tính chất buộc tội chống lại bất kỳ người nào và tệ hơn nếu những cáo buộc như vậy được thực hiện chống lại những người không trong vị trí tự vệ của Nghị viện. Đặc quyền tự do ngôn luận chỉ có thể được bảo đảm, nếu các thành viên không lạm dụng nó.

Theo Ủy ban, mặc dù quyền tự do ngôn luận là một điều quan trọng và cần thiết trong hoạt động của Nghị viện, nhưng khả năng miễn trừ nó cho thấy, việc sử dụng sai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, mọi tuyên bố trong Nghị viện mà nếu được thực hiện bên ngoài Nghị viện, sẽ không được đặc quyền miễn trừ.

Nghị sỹ

Hướng tới cộng động ASEAN bình đẳng giới
Nghị sỹ

Hướng tới cộng động ASEAN bình đẳng giới

Định mức về giới là một trong những thách thức lớn nhất trong khu vực ASEAN để gia tăng cơ hội cho các ứng cử viên nữ được bầu và giữ chức vụ trong chính trường và nghị trường. Một phân tích của Ngân hàng Phát triển châu Á từng chỉ ra rằng, ASEAN tuy đạt được một số tiến bộ về bình đẳng giới trong hai thập kỷ qua, nhưng sự thay đổi vẫn còn chậm.
WAIPA - tiếng nói của phụ nữ tại Nghị viện
Nghị sỹ

WAIPA - tiếng nói của phụ nữ tại Nghị viện

Theo sáng kiến của Việt Nam và Malaysia, lần đầu tiên trong lịch sử AIPO, Hội nghị Nữ nghị sĩ đã được tổ chức trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA - 19 tại Kuala Lumpur năm 1998. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, thúc đẩy các sáng kiến của nữ nghị sĩ. Kể từ đó, Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPO (WAIPO, sau này là WAIPA) đã trở thành một cơ chế chính thức tại các kỳ họp Đại hội đồng.
Sự đại diện cần thiết
Nghị sỹ

Sự đại diện cần thiết

Đối với các nước ASEAN, việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trên nghị trường là một trong những vấn đề được quan tâm không nhỏ. Bởi tiếng nói của phụ nữ tại Nghị viện sẽ góp phần quan trọng trong việc thông qua chính sách, luật nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới, cũng như thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của xã hội.
Tập huấn mang tính bắt buộc
Nghị sỹ

Tập huấn mang tính bắt buộc

Với quan niệm nghị sĩ cũng là một nghề trong xã hội, ở Australia, đại biểu dân cử đều được đào tạo và tập huấn một cách bắt buộc với định hướng rõ ràng là đào tạo kỹ năng để hoạt động hiệu quả và thành công trong vai trò chính khách.
Tập huấn sau bầu cử và trong cả nhiệm kỳ
Nghị sỹ

Tập huấn sau bầu cử và trong cả nhiệm kỳ

Trước các kỳ bầu cử, Nghị viện Campuchia không tổ chức cuộc bồi dưỡng tập huấn nào cho các đại biểu. Nhưng ngay sau cuộc bầu cử và trong cả nhiệm kỳ nghị viện, các nghị sĩ đã được tham gia một vài cuộc tập huấn, bồi dưỡng.
Đào tạo để lãnh đạo hiệu quả
Nghị sỹ

Đào tạo để lãnh đạo hiệu quả

Xuất phát từ quan niệm “lãnh đạo là chìa khóa thành công”, trong đó, nghị sĩ được xem là người nắm giữ vai trò lãnh đạo nên từ nhiều năm nay đảng cầm quyền Singapore rất quan tâm đến việc thu hút nhân tài đưa vào bộ máy lãnh đạo, đồng thời giữ chân người tài bằng việc tạo cơ hội qua đào tạo. Đào tạo để phát triển năng lực cá nhân, hướng đến các cơ hội thăng tiến trở thành chính sách chung của Singapore.
Tự do nói tiếng nói của cử tri
Nghị sỹ

Tự do nói tiếng nói của cử tri

Ra đời từ năm 1265, Nghị viện Anh được coi là cơ quan lập pháp có truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Và một trong những đặc quyền mà các nghị sĩ nước này có được trong quá trình làm nhiệm vụ dân cử là quyền tự do ngôn luận, nhằm bảo vệ họ có thể nói lên tiếng nói của người dân mà không sợ bất kỳ trừng phạt pháp lý nào.
Quyền quan trọng hàng đầu
Nghị sỹ

Quyền quan trọng hàng đầu

​​​​​​​Ở Canada, cho đến nay, quyền quan trọng nhất dành cho các thành viên của Hạ viện là thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các thủ tục của Nghị viện.
Vai trò lớn, trách nhiệm nhiều
Nghị sỹ

Vai trò lớn, trách nhiệm nhiều

Là những người đại diện cho các cử tri của Liên minh châu Âu (EU), các nghị sĩ châu Âu chịu trách nhiệm lớn và đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình cống hiến.
Quy tắc ứng xử của MEP
Nghị sỹ

Quy tắc ứng xử của MEP

Bộ Quy tắc ứng xử có hiệu lực từ ngày 1.1.2012 đưa ra các nguyên tắc ứng xử đối với MEP, theo đó, các MEP chỉ hành động vì lợi ích cộng đồng và tiến hành công việc của mình với tinh thần vô tư, liêm chính, cởi mở, siêng năng, trung thực, có trách nhiệm giải trình và tôn trọng uy tín của Nghị viện châu Âu.
Bảo đảm điều kiện kinh tế để thực hiện nhiệm vụ
Nghị sỹ

Bảo đảm điều kiện kinh tế để thực hiện nhiệm vụ

​​​​​​​Nghị viện châu Âu (EP) với 705 nghị sĩ (750 là con số trước sự kiện Brexit) được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). EP được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới. Chính vì thế, các nghị sĩ châu Âu (MEP) được nhận mức lương và hưởng phụ cấp xứng đáng để có thể yên tâm làm nhiệm vụ.
IPU - trung tâm tri thức cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Nghị sỹ

IPU - trung tâm tri thức cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) là tổ chức liên nghị viện lâu đời nhất thế giới với hơn 130 năm lịch sử hoạt động. Mỗi kỳ Đại hội đồng tổ chức thu hút hơn 170 nghị viện quốc gia tham dự với hơn 1.600 nghị sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Đây là diễn đàn giúp các nghị sĩ bàn thảo về nhiều vấn đề thuộc mối quan tâm chung của quốc tế cũng như những vấn đề nóng bỏng mang tính cấp bách liên quan đến an ninh, hòa bình thế giới.
35 năm công nhận và đấu tranh vì quyền của phụ nữ
Nghị sỹ

35 năm công nhận và đấu tranh vì quyền của phụ nữ

Qua 35 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Nữ nghị sĩ đã chứng kiến sự tham gia ngày càng đông của nữ nghị sĩ tại Đại hội đồng, từ khoảng 10% nữ nghị sĩ những năm đầu tiên, lên đến hơn 30% nữ nghị sĩ trong các kỳ họp gần đây, các vấn đề giới đã được đưa vào chương trình nghị sự nhiều hơn, thường xuyên hơn và thu hút sự quan tâm lớn hơn của tất cả các đại biểu.
Từ một nhóm không chính thức trở thành diễn đàn toàn cầu
Nghị sỹ

Từ một nhóm không chính thức trở thành diễn đàn toàn cầu

Bắt nguồn từ sáng kiến của các nữ nghị sĩ năm 1978 về việc hình thành nhóm phụ nữ không chính thức, từ năm 1986, Hội nghị Nữ nghị sĩ (sau này là Diễn đàn Nữ nghị sĩ) đã trở thành một hoạt động chính thức, định kỳ tại trước phiên khai mạc mỗi kỳ Đại hội đồng, thể hiện sự gắn kết giữa các nghị viện và nữ nghị sĩ các quốc gia thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), là diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại cởi mở về các chủ đề cùng quan tâm và đưa ra quan điểm của mình đối với các vấn đề được xem xét tại Đại hội đồng dưới lăng kính của giới nữ.
Nhóm Nữ nghị sĩ và vai trò thúc đẩy bình đẳng giới
Nghị sỹ

Nhóm Nữ nghị sĩ và vai trò thúc đẩy bình đẳng giới

Vào năm 2006, Nhóm Nữ nghị sĩ của Campuchia được thành lập. Nhiều thành viên ban đầu chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, đó là việc tham gia vào một tổ chức của phụ nữ tại Nghị viện. Nhưng sau đó, các nữ nghị sĩ đã nhanh chóng nhận ra rằng, để thúc đẩy sự phát triển đất nước, quan tâm đến vấn đề cân bằng về giới và tạo cho phụ nữ nhiều cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế và xã hội là một nhiệm vụ quan trọng.
Tăng cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới
Nghị sỹ

Tăng cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới

Thời gian gần đây, một quan điểm ngày càng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là cần phải có tỷ lệ đại diện cân bằng hơn của phụ nữ trong nghị viện nhằm phản ánh chính xác hơn tương quan trong xã hội và bảo đảm các quyền lợi đa dạng của phụ nữ được tính đến trong quá trình ra quyết sách. Thế nhưng, tỷ lệ nữ giới trong các cơ quan công quyền và nghị viện trên thế giới hiện thấp hơn nhiều nam giới.
Câu lạc bộ Nữ nghị sĩ ở Quốc hội Macedonia
Nghị sỹ

Câu lạc bộ Nữ nghị sĩ ở Quốc hội Macedonia

Nét độc đáo trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội Macedonia là sự tồn tại và vận hành của một hệ thống các “câu lạc bộ” - một loại hình các nhóm làm việc không chính thức ở cấp độ dưới Nghị viện. Sự ra đời của Câu lạc bộ Nữ nghị sĩ cách đây 5 năm cho thấy vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định, thể hiện những tiến bộ trong phong trào đấu tranh đòi các quyền của nữ giới trên hầu hết các lĩnh vực xã hội ở quốc gia Trung - Nam Âu này.
Những “bông hồng thép”
Nghị sỹ

Những “bông hồng thép”

Khó có thể nói số lần xuất hiện của các nữ Chủ tịch Nghị viện trong lịch sử là ít hay nhiều, song thống kê cho thấy, từ sau Thế chiến II, thế giới đã bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo của phái yếu thay vì khăng khăng tư tưởng xem nhẹ khả năng chính trị của họ như trước đây.