Tòa án Tối cao Mỹ xem xét vụ kiện cựu Tổng thống Donald Trump

Đặt ra tiền lệ mang tính bước ngoặt?

Tòa án Tối cao Mỹ thông báo sẽ thụ lý đơn kháng cáo của ông Donald Trump để trả lời câu hỏi liệu cựu Tổng thống có được quyền miễn truy tố trong cáo buộc hình sự về can thiệp bầu cử hay không, cụ thể là vai trò của ông trong vụ biểu tình bạo động tại trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 6.1.2021. Như vậy, Tòa án Tối cao sẽ ra phán quyết xung quanh quy định của Hiến pháp - quyền miễn trừ của tổng thống. Điều này sẽ đặt ra một án lệ mang tính bước ngoặt có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 cũng như các chính phủ trong tương lai.

Trong tuyên bố đưa ra sáng ngày 29.1, Tòa án Tối cao cho biết phiên tranh luận sẽ diễn ra trong tuần thứ ba của tháng 4 (bắt đầu từ ngày 22.4) để đánh giá cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có quyền miễn trừ truy tố hay không. Quyết định này đồng nghĩa tất cả các vụ kiện và phán quyết liên quan đến cáo buộc ông Trump kích động nổi loạn sẽ phải dời lại cho đến sau khi có quyết định của Tòa án Tối cao.

Theo lệnh của Tòa, đội ngũ pháp lý của ông Trump cần gửi các văn bản liên quan để chứng minh thân chủ vô tội. Công tố viên đặc biệt Jack Smith, người được Bộ Tư pháp Mỹ chỉ định phụ trách các cuộc điều tra ông Trump, cần gửi tài liệu trước ngày 8.4. Đội ngũ của ông Trump có thể gửi bổ sung tài liệu trước thời hạn chót vào ngày 15.4. Sau đó, Tòa án Tối cao Mỹ có toàn quyết ấn định ngày xét xử cuối cùng. Như thông lệ, Tòa án Tối cao chỉ đưa ra tuyên bố ngắn gọn mà không cho biết quy trình và mốc thời gian xét xử cụ thể. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, phán quyết cuối cùng có thể mất vài tháng.

Vào tháng 8.2023, ông Trump bị truy tố với cáo buộc tìm cách lật ngược kết quả bầu cử năm 2020 và kích động bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6.1.2021. Công tố viên đặc biệt Jack Smith khi đó đưa ra cáo trạng dài 45 trang, gồm 4 tội danh.

Đầu tháng 2, Hội đồng thẩm phán Tòa phúc thẩm khu vực thủ đô Washington, D.C. đã ra phán quyết rằng quyền miễn trừ tổng thống không giúp ông Trump được miễn truy tố khỏi các cáo buộc hình sự từ Công tố viên Smith liên quan đến các sự kiện trong ngày 6.1.

Tuy nhiên, đội ngũ luật sư của ông Trump đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao, lập luận rằng thân chủ mình có toàn quyền miễn trừ truy tố đối với các hành động ông thực hiện khi còn là Tổng thống Mỹ, bao gồm việc đặt câu hỏi đối với kết quả bầu cử năm 2020.

Tòa án Phúc thẩm ban đầu ấn định xét xử ông Trump vào ngày 4.3 nhưng nay đã bị hoãn lại vì chờ phán quyết từ Tòa án Tối cao.

Nếu Tòa án Tối cao ra phán quyết có lợi cho ông Trump, bản cáo trạng của Công tố viên đặc biệt Smith sẽ bị hủy. Ngược lại, nếu Tòa quyết định ông Trump không được miễn tố, phiên tòa hình sự sẽ bắt đầu ngay sau đó. Theo tính toán của New York Times, điều đó có nghĩa phiên tòa có thể bị trì hoãn cho đến cuối tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay, đồng nghĩa toàn bộ phiên tòa sẽ trở thành tâm điểm của mùa bầu cử.

Câu hỏi về quyền miễn trừ của tổng thống

Lệnh của Tòa án Tối cao cho biết họ sẽ xem xét liệu "một cựu tổng thống có được hưởng quyền miễn trừ của tổng thống khỏi việc bị truy tố hình sự" liên quan đến các hành vi chính thức trong nhiệm kỳ hay không, và nếu có thì được miễn trừ tới mức độ nào.

Cựu Tổng thống Trump và Công tố viên đặc biệt Jack Smith đã đệ trình những bản tóm tắt trái ngược về quyền miễn trừ tổng thống. Vấn đề này cũng làm nảy sinh nhiều thắc mắc về việc các tổng thống làm thể nào có thể tranh luận về các kết quả bầu cử, những mối đe dọa mà họ có thể gặp phải từ các chính phủ trong tương lai.

Trong hồ sơ của mình, ông Trump cho biết Tòa phúc thẩm đã sai khi ra phán quyết rằng ông có thể bị buộc tội hình sự vì hành vi của ông trên cương vị tổng thống Mỹ. "Việc không có quyền miễn trừ hình sự đối với các hành vi chính thức đe dọa đến khả năng hoạt động bình thường của tổng thống... Bất kỳ quyết định nào của tổng thống về một vấn đề gây tranh cãi chính trị sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đảng đối lập cáo buộc sau khi thay đổi chính quyền", hồ sơ của ông Trump viết.

Luật sư của ông Trump thậm chí còn cho rằng nếu tổng thống Mỹ không có quyền miễn trừ, thì nếu ông Trump đắc cử, ông có thể thúc đẩy đưa các vụ việc của ông Biden, Obama hay Clinton ra truy tố.

Về phần mình, Công tố viên đã bác bỏ lập luận trên, cho rằng nếu lập trường của ông Trump được công nhận, điều này sẽ làm thay đổi cách hiểu về "trách nhiệm giải trình của tổng thống vốn đã phổ biến trong suốt lịch sử, làm suy yếu nền dân chủ và pháp quyền" của Mỹ.

Tuy nhiên, các tình huống trong quyền miễn trừ tổng thống có phần không rõ ràng vì Hiến pháp không đưa ra một quy định cụ thể. Thay vào đó, một loạt các phán quyết của tòa án và ý kiến ​​của Bộ Tư pháp đã giải thích Hiến pháp để đưa ra phác thảo chung về việc các tổng thống nên được bảo vệ khỏi bị truy tố như thế nào.

Bản tóm tắt của cựu Tổng thống Trump trích dẫn hai phán quyết của Tòa án Tối cao - vụ Mississippi kiện Johnson và Nixon kiện Fitzgerald - trong đó cơ quan tư pháp này sử dụng các vụ kiện các cựu Tổng thống Andrew Johnson và Richard Nixon để xác định những giới hạn của các thẩm phán trong việc xem xét các hành động của tổng thống.

Trong vụ Mississippi kiện Johnson, Tòa án Tối cao đã bác bỏ yêu cầu của Mississippi về việc ngăn cản Tổng thống Johnson thi hành Đạo luật Tái thiết bởi vì, Tòa nói rằng họ “không có quyền tài phán đối với một dự luật cấm Tổng thống thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình”.

Tòa án còn đi xa hơn trong vụ Nixon kiện Fitzgerald bằng việc phán quyết rằng Tổng thống Nixon có “quyền miễn trừ tuyệt đối” khỏi trách nhiệm dân sự liên quan đến “các hành động theo thẩm quyền” trong “phạm vi bên ngoài” thẩm quyền của ông. Trong trường hợp này, “phạm vi bên ngoài” được Tòa án Tối cao phán quyết rằng thẩm quyền đó bao gồm việc sa thải một nhân viên liên bang (ông Fitzgerald).

Những kịch bản có thể xảy ra

Rất khó để dự đoán được phán quyết của Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, có thể phân tích một số khả năng.

Đầu tiên, các thẩm phán của Tòa án Tối cao sẽ cần phải quyết định xem có chấp nhận yêu cầu hoãn thủ tục tố tụng của cựu Tổng thống Trump hay không, phán quyết có thể ngăn Tòa Phúc thẩm tiến hành xét xử.

Tòa án Tối cao cũng có thể yêu cầu tòa án cấp dưới đưa ra phán quyết, hoặc đưa lại cho Tòa phúc thẩm để đưa ra một phán quyết khác hoặc điều chỉnh phán quyết dựa trên những sai sót mà họ có thể tìm thấy trong bản ý kiến ​​của hội đồng ba thẩm phán.

Nếu Tòa án Tối cao có thể xem xét lại nguyên tắc về quyền miễn trừ tổng thống và cách áp dụng nguyên tắc này cho cựu Tổng thống Trump. Khi làm như vậy, các thẩm phán có thể bác bỏ yêu cầu miễn trừ này và cho phép Tòa phúc thẩm tiếp tục phiên xét xử. Tuy nhiên, lựa chọn này được đánh giá là ít khả thi và có thể đặt ra tiền lệ.

Các thẩm phán có thể đồng ý với lập luận của cựu Tổng thống Trump và đặt ra một tiền lệ mới, rộng hơn về phạm vi quyền miễn trừ tổng thống. Tuy nhiên khi các tòa án ra phán quyết về quyền miễn trừ của cựu Tổng thống Trump thì các quyết định của họ có thể sẽ gây ra những hệ quả sâu rộng cho các chính phủ trong tương lai. Chẳng hạn một thẩm phán của Tòa Phúc thẩm đã đặc biệt đặt câu hỏi rằng: liệu một tổng thống có thể được miễn truy tố hình sự vì ban lệnh ân xá hay ra lệnh cho Biệt đội SEAL 6 ám sát một đối thủ chính trị hay không?

Cuối cùng, Tòa án Tối cao cũng có thể đưa ra một phán quyết hẹp hơn với việc áp dụng quyền miễn trừ tổng thống đối với một số cáo buộc trong vụ kiện cựu Tổng thống Trump chứ không phải đối với những cáo buộc khác. Cách làm đó có lẽ sẽ buộc Tòa phúc thẩm chấp thuận kiến nghị của cựu Tổng thống Trump và bảo vệ ông khỏi bị truy tố trong tương lai liên quan đến các hoạt động của ông vào ngày 6.1.

Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.