Vương quốc Anh

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Hai trụ cột của cải cách

Những thay đổi được đề xuất là một phần của chiến lược tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ tài chính, vốn là trụ cột quan trọng trong chiến lược công nghiệp mới. Đồng thời, đây cũng là bước đi rộng hơn nhằm khuyến khích các cơ quan quản lý nới lỏng các quy định để thúc đẩy tăng trưởng.

Không giống như các lĩnh vực khác, việc nới lỏng quy định để hỗ trợ tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính đã được Chính phủ tiền nhiệm khởi xướng thông qua các cải cách Edinburgh. Theo đó, Cơ quan Quản lý tài chính (FCA) đã được giao một "mục tiêu thứ cấp" bên cạnh mục tiêu chính là bảo đảm thị trường tài chính vận hành tốt: cụ thể là tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng cạnh tranh quốc tế và tăng trưởng kinh tế.

Chiến lược cải cách dịch vụ tài chính mới của Vương quốc Anh tập trung vào hai trụ cột chính. Trụ cột đầu tiên là thúc đẩy đầu tư trong nước bằng cách điều chỉnh các quy định về hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí và khuyến khích người dân chuyển đổi tiết kiệm thành các kênh đầu tư hiệu quả hơn. Trụ cột thứ hai nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng thông qua việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, giúp các hộ gia đình dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn.

Khuyến khích quỹ hưu trí đầu tư

Yếu tố quan trọng đầu tiên trong cải cách quỹ hưu trí của Anh là thành lập các quỹ hưu trí quy mô lớn hơn để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Trong một loạt biện pháp, bao gồm một dự luật về chương trình hưu trí sắp được trình lên Quốc hội, Chính phủ đang tìm cách tạo ra các "siêu quỹ hưu trí" bằng cách hợp nhất các quỹ hưu trí của chính quyền địa phương (hiện có 86 quỹ trong cả nước) thành các quỹ lớn hơn.

Các siêu quỹ này sẽ phải đặt mục tiêu đầu tư vào nền kinh tế địa phương, phối hợp với các chính quyền địa phương và các cơ quan khu vực để xác định cơ hội tốt nhất nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Chính phủ kỳ vọng, điều đó có thể làm tăng đầu tư địa phương thêm 20 tỷ bảng Anh và tổng đầu tư vào nền kinh tế quốc gia thêm 80 tỷ bảng Anh.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Yếu tố thứ hai trong cải cách này là khuyến khích các hộ gia đình chấp nhận rủi ro nhiều hơn với khoản tiết kiệm của mình bằng cách đầu tư vào các tài sản như cổ phiếu thuộc chỉ số FTSE100. Hiện nay, nhiều cá nhân có tài sản tài chính có thể đầu tư nhưng vẫn lựa chọn giữ phần lớn hoặc toàn bộ số tiền đó dưới dạng tiền mặt.

Theo ước tính của FCA, có khoảng 11,8 triệu người tiêu dùng ở Anh sở hữu ít nhất 10.000 bảng Anh tài sản đầu tư được, nhưng phần lớn hoặc toàn bộ số tiền này vẫn nằm trong tài khoản tiền mặt. Khảo sát Financial Lives Survey vào năm 2023 cho thấy, khoảng 44% trong số này (tương đương 5,2 triệu người) sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đầu tư.

FCA đang nhắm mục tiêu vào vấn đề trên thông qua Chiến lược Đầu tư của người tiêu dùng, bao gồm việc sửa đổi các quy định về mô tả sản phẩm đầu tư, cũng như cách minh họa rủi ro và lợi nhuận để khuyến khích người tiêu dùng đầu tư nhiều hơn. Ngoài ra, một số đề xuất chính sách còn đi xa hơn, chẳng hạn như yêu cầu các nhà đầu tư phải đầu tư vào các tài sản tại Anh nếu muốn hưởng lợi từ các ưu đãi thuế dành cho tài khoản tiết kiệm cá nhân (ISA) và quỹ hưu trí tự đầu tư (SIPP).

Dù Chính phủ xứ sở sương mù mong muốn các quỹ hưu trí đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế Anh, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về những người được ủy thác quản lý quỹ. Họ có nghĩa vụ ủy thác phải bảo đảm lợi ích tối đa cho các thành viên (thường là nhân viên của các công ty đóng góp vào quỹ). Hiện tại, nhiều người vẫn tỏ ra do dự với đề xuất này. Ông Vassos Vassou, Phó Chủ tịch Hiệp hội những người được ủy thác quản lý quỹ hưu trí chuyên nghiệp, cho biết trên Financial Times: "Chúng tôi luôn tìm kiếm các sản phẩm có thể mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn cho các thành viên - nếu nền kinh tế Anh có thể cung cấp một sản phẩm như vậy, chúng tôi sẽ đầu tư vào đó".

Hơn nữa, theo lý thuyết tài chính, các quỹ hưu trí nên đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế để giảm rủi ro. Việc đầu tư quá nhiều vào nền kinh tế Anh có thể làm tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nội địa, trong khi nguyên tắc đa dạng hóa lại chỉ ra rằng việc đầu tư vào các thị trường quốc tế có thể giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Nới lỏng tín dụng cho các hộ gia đình

Trụ cột thứ hai của chiến lược tăng trưởng và dịch vụ tài chính là nới lỏng các quy định về cấp tín dụng cho hộ gia đình, sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Chính phủ và FCA.

Từ năm 2014, các quy định về khả năng chi trả và xếp hạng tín dụng đã siết chặt điều kiện vay vốn, yêu cầu các ngân hàng phải kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng kỹ lưỡng hơn. Hạn mức tỷ lệ vay trên thu nhập cũng được thắt chặt, hạn chế khả năng vay thế chấp của các hộ gia đình. Việc thắt chặt này giúp tỷ lệ nợ hộ gia đình trên thu nhập giảm mạnh từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc tiêu dùng - thành phần lớn nhất của GDP Anh - hầu như không tăng trưởng trong suốt thập kỷ qua.

Cũng như cải cách quỹ hưu trí, sự thành công của chính sách nới lỏng tín dụng mới phụ thuộc vào hành vi của người tiêu dùng. Lý thuyết kinh tế cho rằng tiêu dùng hiện tại sẽ tác động đến gánh nặng nợ trong tương lai. Nếu người tiêu dùng lo ngại về lạm phát cao, thu nhập thực tế giảm, lãi suất tăng và tăng trưởng năng suất thấp, họ có thể không sẵn sàng vay thêm.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng GfK dài hạn cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Anh vẫn thấp kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 và tiếp tục suy giảm kể từ khi Chính phủ mới lên nắm quyền vào giữa năm 2024. Trong khi đó, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, vì quyết định vay tiền thường dựa trên kỳ vọng về tương lai, theo một nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết tiêu dùng.

Khoản vay hôm nay để chi tiêu sẽ trở thành khoản nợ cần trả vào ngày mai. Nếu viễn cảnh tương lai không mấy sáng sủa do lạm phát cao, thu nhập thực tế giảm, lãi suất tăng, năng suất lao động yếu và khả năng cạnh tranh quốc tế suy giảm, người tiêu dùng có thể sẽ thận trọng hơn trong việc vay mượn.

Quốc tế

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.