Australia bước vào chiến dịch tranh cử quyết liệt

Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã thông báo tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5, mở màn cho chiến dịch kéo dài 5 tuần, được dự đoán ​​sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ áp lực về chi phí sinh hoạt.

Sáng sớm ngày 28.3, ông Albanese đã gặp Toàn quyền Sam Mostyn để xin phép triệu tập cuộc bầu cử liên bang trên toàn quốc vào ngày 3.5. Toàn quyền là đại diện cho nguyên thủ quốc gia của Australia - Vua Charles của Anh.

03fc1d2d-a078-4e57-b057-fb42bc88de83.jpg
Thủ tướng Australia Albanese công bố thời điểm tổng tuyển cử. Ảnh: Reuters

“Chính phủ của chúng tôi đã chọn đối mặt với những thách thức toàn cầu theo cách của mình - giúp đỡ những người đang chịu áp lực về chi phí sinh hoạt, đồng thời xây dựng tương lai”, ông phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 28.3. “Nhờ sức mạnh và khả năng phục hồi mà người dân của chúng tôi đã thể hiện, Australia đang chuyển hướng. Vào ngày 3.5, chúng ta hãy chọn con đường tiến lên phía trước”.

Công đảng của ông Albanese đã giành được đa số phiếu trong cuộc tổng tuyển cử mới nhất năm 2022, nhưng các cuộc thăm dò ý kiến ​​gần đây cho thấy đảng này đang đứng sau liên minh đối lập Tự do - Quốc gia.

Một cuộc bầu cử có kết quả sít sao đồng nghĩa với tình trạng sẽ không có một đảng hay liên minh đảng nào có thể tự mình thành lập chính phủ, thay vào đó phải dựa vào các đảng nhỏ hơn để nắm giữ đa số ghế tại Hạ viện.

Phe cầm quyền tập trung cắt giảm thuế

Cũng trong ngày 28.3, ông Albanese tập trung chiến dịch tấn công vào liên minh đối lập Tự do và Quốc gia, nói rằng liên minh này sẽ ngay lập tức xóa bỏ các chương trình của chính phủ và thu hồi các khoản cắt giảm thuế mới đã được Quốc hội thông qua.

Ngay trước đó, ngày 25.3, ông Albanese đã công bố một loạt các biện pháp nhằm làm hài lòng các gia đình và doanh nghiệp trong những tháng gần đây, bao gồm cả việc cắt giảm thuế trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao được đánh giá là yếu tố chi phối lớn nhất đến lựa chọn của cử tri.

Ông Albanese, một nhà lập pháp lâu năm của Công đảng đã phải chứng kiến uy tín giảm sút nghiêm trọng trong những tháng gần đây do chi phí sinh hoạt và lãi suất tăng mạnh trong nhiệm kỳ của ông.

Những tín hiệu lạc quan như lạm phát giảm và quyết định cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 5 năm của ngân hàng trung ương Australia tại cuộc họp tháng 2 đã không giúp ích nhiều cho số phiếu thăm dò của ông Albanese.

Sau khi duy trì vị thế dẫn đầu trong phần lớn nhiệm kỳ, tỷ lệ ủng hộ cá nhân của ông hiện gần bằng với lãnh đạo đảng Tự do Peter Dutton, một cựu cảnh sát và là Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ Tự do - Quốc gia trước đây.

Phe đối lập tập trung vào nhà ở và năng lượng

Ông Dutton đã vận động tranh cử về cuộc khủng hoảng nhà ở mà ông cho là đang khiến khả năng sở hữu nhà trở nên ngoài tầm với. Trong tuyên bố ngày 28.3, ông cho biết việc cắt giảm 25% lượng người di cư vĩnh viễn sẽ tạo ra nhiều nhà ở hơn.

Ông Dutton nói với các phóng viên rằng, nếu đắc cử, giảm chi phí năng lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình sẽ là trọng tâm trong chính quyền của ông.

“Nếu chi phí năng lượng quá cao khiến doanh nghiệp và người dân không đủ khả năng chi trả thì đó là một thảm họa đối với nền kinh tế”, đồng thời chỉ trích quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của Công đảng.

Ông cho biết, chính phủ Tự do và Quốc gia sẽ dành riêng lượng khí đốt chưa có trong hợp đồng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của Australia, nhằm giảm giá điện cho các nhà sản xuất và siêu thị.

Ông cho biết: “Điều quan trọng là chúng ta phải tôn trọng các hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài nhưng điều quan trọng không kém là phải đảm bảo rằng chúng ta có thể chăm sóc người dân Australia trước tiên”.

Về lâu dài, ông Dutton có kế hoạch áp dụng năng lượng hạt nhân ở nước này.

Ông Dutton hứa sẽ cắt giảm thuế tiêu thụ nhiên liệu mà ông cho là sẽ giúp các hộ gia đình giảm gánh nặng chi phí nhanh hơn khi đổ đầy xăng cho ô tô, so với việc cắt giảm thuế của Đảng Lao động có hiệu lực từ năm 2026.

Củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe

Cả hai nhà lãnh đạo đều hứa sẽ tài trợ thêm 8,5 tỷ đô la Úc trong vòng 4 năm để củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của đất nước.

Thủ tướng Albanese nhắc lại chiến dịch từng thống trị cuộc bầu cử năm 2016, ám chỉ rằng liên minh đối lập sẽ cắt giảm chương trình bảo hiểm y tế Medicare. Trong khi đó, thủ lĩnh đối lập Dutton cho biết ông sẽ thực hiện kế hoạch của Công đảng nhằm tăng ngân sách Medicare cho các lần khám bệnh.

Quản lý mối quan hệ với Hoa Kỳ

Một vấn đề trọng tâm khác trong chiến dịch tranh cử được cử tri quan tâm câu hỏi là nhà lãnh đạo nào sẽ xử lý tốt nhất mối quan hệ với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã áp đặt thuế thép và nhôm ảnh hưởng đến hàng xuất khẩu của Australia. Ông Trump dự kiến ​​sẽ công bố đợt áp thuế mới đối với các đối tác thương mại, dự kiến có hiệu lực từ ngày 2.4.

Thủ tướng Albanese cho biết chính phủ của ông đã "trao đổi hàng ngày" với chính quyền Tổng thống Trump về vấn đề thuế quan và chỉ ra hai cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Hoa Kỳ và các cuộc họp đầu tiên giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của hai nước.

Ông Albanese cũng ám chỉ rằng, các chính sách của thủ lĩnh phe đối lập Dutton mang màu sắc giống như của nhà lãnh đạo Mỹ, chẳng hạn như chính sách hạn chế người nhập cư hoặc cắt giảm biên chế khu vực công. “Có nhiều ý tưởng được vay mượn từ người khác trong khi chúng ta cần cách làm của Australia”, ông Albanese phát biểu trong cuộc họp báo.

Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.