Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Gần 3 triệu euro tiền biển thủ

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu và 24 thành viên của đảng này đã bị kết tội biển thủ quỹ của Nghị viện châu Âu và bị cấm ra tranh cử 5 năm "có hiệu lực ngay lập tức", một tòa án ở Paris đã ra phán quyết vào 31.3 trong thời điểm quan trọng quyết định tương lai chính trị của Le Pen. Bà Le Pen cũng bị kết án bốn năm tù, trong đó có hai năm được giảm án bằng cách đeo thiết bị giám sát điện tử và nộp phạt 100.000 euro.

z6462470923525-491cce31420cba613ff10daa0fd591c9.jpg
Chủ tịch đảng RN Marine Le Pen

Với phán quyết này, bà vẫn có thể tiếp tục vị trí nghị sĩ của mình trong Quốc hội nhưng sẽ không thể tham gia tranh cử lập pháp trong trường hợp Quốc hội bị giải tán trong tương lai gần. Đồng thời, bản án này trên thực tế đã cấm bà Le Pen tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027 ngay cả khi bà kháng cáo, điều mà bà mô tả trước đó là "có động cơ chính trị".

Tòa án ước tính tổng số tiền mà Nghị viện châu Âu bị biển thủ lên đến 2,9 triệu euro, trong đó cá nhân bà Le Pen biển thủ khoảng 474.000 euro.

Thẩm phán Bénédicte de Perthuis cho biết, mặc dù đây không phải hành vi biển thủ để làm giàu cho cá nhân, nhưng là biển thủ làm lợi cho một bên. Ông tuyên bố điều này vi phạm các nguyên tắc tài trợ cho chính đảng và việc biển thủ là hành động "xâm phạm nền dân chủ", lừa dối quốc hội và cử tri.

Phán quyết có động cơ chính trị?

Phát biểu với kênh truyền hình Pháp TF1 trong phản ứng đầu tiên của bà trước phán quyết, Le Pen gọi phán quyết này là một "có động cơ chính trị" nhằm ngăn cản bà tham gia tranh cử tổng thống năm 2027; đồng thời nói rằng hàng triệu người Pháp "vô cùng phẫn nộ" trước phán quyết.

Bà gọi phán quyết này là hành vi vi phạm pháp luật, cho biết bà sẽ kháng cáo và yêu cầu phiên tòa diễn ra trước chiến dịch tranh cử năm 2027. Tuy nhiên, bà sẽ không đủ tư cách để trở thành ứng cử viên cho đến khi đơn kháng cáo được giải quyết.

“Tôi không nghĩ các thẩm phán sẽ đi quá xa so với tiến trình dân chủ”, bà nói trong cuộc phỏng vấn với TF1. "Đây là ngày đen tối với nền dân chủ của chúng ta”.

Bà đã phủ nhận mọi cáo buộc đứng đầu "một hệ thống" nhằm rút tiền của Nghị viện châu Âu để mang lại lợi ích cho đảng của bà, thay vào đó bà cho rằng việc điều chỉnh công việc của các trợ lý Quốc hội theo nhu cầu của các nhà lập pháp trong đảng của bà là điều có thể chấp nhận được. Khi làm chứng, Le Pen nói với tòa: “Tôi hoàn toàn không cảm thấy mình đã phạm phải bất kỳ sai phạm nhỏ nhất hay hành động bất hợp pháp nào”.

Ứng cử viên tổng thống tiềm năng?

Bà Le Pen, 56 tuổi, là đối thủ lớn nhất của đương kim Tổng thống Emmanuel Macron trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2017 và 2022.

Vào tháng 6.2024, đảng này trở thành đảng có số ghế lớn nhất trong Quốc hội sau cuộc bầu cử lập pháp. Kết quả này giúp bà Le Pen tin rằng bà có đủ động lực để đắc cử trong cuộc chạy đua ghế tổng thống Pháp vào năm 2027 nhờ mối quan tâm của công chúng về vấn đề nhập cư và chi phí sinh hoạt gia tăng.

Các cuộc thăm dò dự đoán bà dễ dàng dẫn đầu vòng bỏ phiếu đầu tiên và lọt vào vòng tiếp theo để tham gia cuộc đối đầu trực tiếp với ứng viên còn lại. Tuy nhiên, phán quyết của tòa gần như đã khép lại triển vọng chính trị với lãnh đạo đảng cực hữu Pháp.

Với mức độ nổi tiếng hiện tại của bà Le Pen và đảng RN, thậm chí một số đối thủ cũng bày tỏ không hài lòng trước viễn cảnh bà không thể tham gia cuộc bầu cử tổng thống. "Có rất nhiều công dân Pháp đồng cảm với những tuyên bố và cuộc đấu tranh của Marine Le Pen, và nói một cách nhẹ nhàng, cá nhân tôi sẽ rất buồn nếu bà ấy không thể ra tranh cử để đại diện cho họ", cựu ủy viên EU của Pháp Thierry Breton phát biểu trên truyền hình hồi cuối tuần.

Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.