Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.

Nhận thức mới của Ấn Độ về cuộc đua AI

Tại sao Ấn Độ tụt hậu so với Mỹ và Trung Quốc về AI? Tại sao Ấn Độ chưa tạo ra những tiến bộ về AI tương đương với DeepSeek của Trung Quốc hoặc ChatGPT của Mỹ? Đây là những câu hỏi mà Bộ trưởng Công nghệ Thông tin Ấn Độ Ashwini Vaishnaw thường xuyên nhận được trong các cuộc thảo luận về chính sách AI ở Ấn Độ kể từ khi DeepSeek nổi lên. Nói cách khác, DeepSeek đã khiến Ấn Độ phải lo ngại về vị thế của mình trong bối cảnh AI toàn cầu.

Ấn Độ thay đổi cách tiếp cận chiến lược đối với cuộc đua AI toàn cầu.

Ấn Độ thay đổi cách tiếp cận chiến lược đối với cuộc đua AI toàn cầu.

Mối lo ngại ngày càng tăng khi Ấn Độ có nguy cơ trở thành thuộc địa kỹ thuật số của Mỹ và Trung Quốc, bởi cả hai quốc gia này đều nhanh chóng phát triển các công nghệ AI đang ngày càng định hình bối cảnh công nghệ của Ấn Độ. Mối quan ngại này đã được nhiều chuyên gia chính sách nêu ra, bao gồm Amitabh Kant, cựu Giám đốc điều hành của NITI Aayog - tổ chức nghiên cứu chính sách công hàng đầu của Ấn Độ. Chia sẻ với tờ The Indian Express, ông Kant lập luận rằng, DeepSeek tượng trưng cho những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực AI, còn ChatGPT phản ánh sự tiến bộ về công nghệ của Mỹ. Trong khi đó, Ấn Độ lại trở thành người sử dụng các hệ thống AI này. Tình trạng này làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về chủ quyền AI của Ấn Độ và khả năng phát triển các công nghệ AI trong nước phù hợp với các ưu tiên về văn hóa và kinh tế của nước này.

Thành công của DeepSeek đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi chiến lược AI của Ấn Độ, từ cách tiếp cận tập trung vào trong nước sang cách tiếp cận có tham vọng quốc tế và địa kinh tế. Trước DeepSeek, Ấn Độ chủ yếu coi AI là một công cụ để tăng trưởng kinh tế trong nước, đặc biệt là để đạt được mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP 10% vào năm 2023 và tạo ra nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 1 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, những mục tiêu này thiên về việc tận dụng các công cụ hiện có trong nước hơn là về cạnh tranh quốc tế hoặc đổi mới AI. Hiện tại, Ấn Độ đang mở rộng các kế hoạch để cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu, coi AI là một ngành công nghiệp quan trọng theo quan điểm địa kinh tế, thay vì chỉ đơn thuần là kinh tế.

Nhìn vào mặt tích cực, nhiều chuyên gia về công nghệ ở Ấn Độ nhận định, sự xuất hiện của DeepSeek củng cố niềm tin rằng, quốc gia này có thể đạt được những đột phá về AI với khoản đầu tư hạn chế - tương tự như thành công của nước này với mô hình Cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số - một mô hình không được đánh giá cao lúc đầu nhưng sau đó đã trở thành hình mẫu được các quốc gia khác áp dụng.

Nhiều ý kiến cho rằng, DeepSeek đã chứng minh rằng các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ có thể cạnh tranh với các công ty công nghệ AI toàn cầu như OpenAI.

Mở ra một loại hình chủ nghĩa tư bản khởi nghiệp mới

Ngoài việc tăng ngân sách nhà nước cho Sứ mệnh AI, từ 66 triệu USD lên 240 triệu USD, Chính phủ Ấn Độ đã đảm nhận vai trò trực tiếp trong việc thúc đẩy phát triển AI có khả năng cạnh tranh với các cường quốc AI hàng đầu như Mỹ và Trung Quốc.

Ngay sau khi DeepSeek ra mắt, Chính phủ Ấn Độ cam kết phát triển một mô hình nền tảng AI bản địa. Hồi cuối tháng 1.2025, chính phủ đề xuất các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp Ấn Độ phát triển các mô hình đa phương thức lớn, mô hình ngôn ngữ lớn và mô hình ngôn ngữ nhỏ được thiết kế riêng theo nhu cầu của Ấn Độ.

Để phát triển các sáng kiến ​​này, chính phủ tuyên bố sẽ hỗ trợ tài chính, tiếp cận các tập dữ liệu chất lượng cao và cơ sở hạ tầng AI... Động thái này đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chiến lược AI của Ấn Độ, mở ra kỷ nguyên mới của chủ nghĩa tư bản khởi nghiệp, trong đó chính phủ đóng vai trò tích cực trong phát triển AI bằng cách trang bị cho các công ty các nguồn lực cần thiết để thúc đẩy đổi mới và khả năng cạnh tranh.

Cách tiếp cận của Ấn Độ đối với chủ nghĩa tư bản khởi nghiệp cho thấy một mô hình mới, khác với cả hệ sinh thái do tư nhân thúc đẩy của Mỹ và các sáng kiến ​​do nhà nước lãnh đạo của khu vực Đông Á. Không giống như chủ nghĩa tư bản khởi nghiệp do tư nhân thúc đẩy ở Mỹ, Chính phủ Ấn Độ đã chủ động hỗ trợ các công ty khởi nghiệp bằng cách cung cấp các nguồn tài chính đáng kể, quyền truy cập dữ liệu và hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Theo nghĩa này, chủ nghĩa tư bản khởi nghiệp của Ấn Độ phù hợp chặt chẽ với cách tiếp cận của các quốc gia ở khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi nhà nước chủ động chỉ đạo phát triển công nghệ.

Dù có sự tương đồng này, mô hình của Ấn Độ vẫn còn một sự khác biệt quan trọng. Trong khi các mô hình Đông Á thường khuyến khích các công ty khởi nghiệp hợp tác với các tập đoàn lớn đã thành lập để hỗ trợ các công ty công nghệ quốc gia, phiên bản chủ nghĩa tư bản khởi nghiệp của Ấn Độ ưu tiên tăng trưởng độc lập, bảo đảm rằng các công ty khởi nghiệp vẫn giữ được quyền tự chủ trong khi vẫn được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của nhà nước.

Cách tiếp cận sáng tạo này đối với chủ nghĩa tư bản khởi nghiệp đặc biệt rõ ràng trong chiến lược của Ấn Độ nhằm đạt được mô hình AI nền tảng trong nước. Chính phủ đã cam kết cung cấp nguồn tài trợ trực tiếp và đáng kể để cạnh tranh với các nền tảng toàn cầu như DeepSeek hay ChatGPT. Nhà nước có kế hoạch cung cấp các khoản đầu tư vốn chủ sở hữu, định vị mình là bên liên quan tiềm năng trong các dự án khởi nghiệp này, nhưng chính quyền trung ương cũng cho phép các nhà phát triển AI tìm kiếm sự đồng tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm và các khoản tài trợ của chính quyền khu vực. Ngoài việc cung cấp tài trợ, chính phủ sẽ cung cấp các nguồn tài nguyên điện toán với mức giá được trợ cấp đáng kể và bảo đảm khả năng truy cập dữ liệu.

Sáng kiến ​​AIKosha

Khả năng tiếp cận dữ liệu là điều cần thiết để cạnh tranh hiệu quả trong cuộc đua AI toàn cầu. Điều này đã được chứng minh qua trường hợp của Mỹ và Trung Quốc, khi phần lớn sự thành công trong việc phát triển AI là nhờ vào lượng lớn dữ liệu được thu thập bằng tiếng Anh, hỗ trợ cho việc đào tạo các mô hình AI tinh vi. Trong bối cảnh này, nhu cầu từ các công ty khởi nghiệp AI và các chuyên gia chính sách ở Ấn Độ đối với chính phủ Ấn Độ để mở và chia sẻ các nguồn dữ liệu đáng kể mà họ nắm giữ ngày càng tăng.

Để đáp ứng nhu cầu mới nổi này từ khu vực tư nhân, đặc biệt sau sự phát triển gần đây của DeepSeek, Chính phủ Ấn Độ đã ra mắt Nền tảng dữ liệu IndiaAI, còn được gọi là AIKosha - một sáng kiến ​​nhằm thiết lập một nền tảng thống nhất để truy cập toàn diện vào các tập dữ liệu, công cụ AI và mô hình. AIKosha giải quyết các khoảng cách hiện tại trong cơ sở hạ tầng AI của Ấn Độ, cung cấp quyền truy cập liền mạch vào các tập dữ liệu chất lượng cao, không phải cá nhân. Bằng cách đó, Ấn Độ có thể thúc đẩy học viện, nhà nghiên cứu, công ty khởi nghiệp và ngành công nghiệp đẩy nhanh quá trình đổi mới và cạnh tranh hiệu quả hơn trên quy mô toàn cầu.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn còn nhiều thách thức đáng kể để đạt được kết quả mong muốn trong việc phát triển AI. Để bảo đảm vị thế cạnh tranh trong đổi mới AI toàn cầu, đòi hỏi Ấn Độ cần có một chiến lược bền vững, dài hạn để nuôi dưỡng các ngành công nghệ cao. Các sáng kiến ​​hậu DeepSeek của Ấn Độ là một khởi đầu đầy hứa hẹn, tuy nhiên, sự hợp tác liên tục và bền vững giữa chính phủ và khu vực tư nhân sẽ là cần thiết để Ấn Độ thực hiện một tầm nhìn rõ ràng và dài hạn. Chỉ khi đó, Ấn Độ mới có thể bảo đảm được vị thế của mình trong cuộc đua AI toàn cầu.

Quốc tế

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.

Nguồn: timeskuwait.com
Quốc tế

Tạo ra “bước ngoặt địa kinh tế”

Gần đây, các quốc gia vùng Vịnh như Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Ảrập Xêút và Qatar đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại tại châu Phi, chuyển từ trọng tâm chính trị - an ninh sang mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Thông qua các khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, năng lượng và thương mại, các nước vùng Vịnh không chỉ gia tăng hiện diện mà còn góp phần tái định hình trật tự kinh tế khu vực, biến châu Phi thành mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7
Quốc tế

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ vừa cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10.2025, nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.