Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Thuế quan có đi có lại là gì?

Thuế nhập khẩu (tariff) là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác. Còn thuế đối ứng (reciprocal tariffs) có thể hiểu là thuế quan có đi có lại, nhằm đưa thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu ngang bằng với thuế suất của các quốc gia khác, như Tổng thống Donald Trump đã giải thích khá cụ thể trong chiến dịch tranh cử: “Bạn đánh thuế tôi bao nhiêu, tôi áp trả đúng như vậy, từng con số”.

“Về cơ bản, bất kỳ quốc gia nào đối xử công bằng với chúng tôi, chúng tôi cũng đối xử công bằng với họ”, ông Donald Trump nói với các phóng viên hôm 13.2 về kế hoạch áp thuế đối ứng với tất cả các quốc gia trên thế giới.

g2.jpg
Nguồn: jagranjosh

“Không quan trọng đó là đối thủ chiến lược như Trung Quốc hay các đồng minh như Liên minh châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc”, một quan chức Nhà Trắng giấu tên nói với các phóng viên. “Mỗi quốc gia trong số đó đang lợi dụng chúng tôi theo những cách khác nhau và Tổng thống mô tả điều này không khiến đôi bên cùng có lợi trong thương mại”.

Nhà Trắng đề cập đến các quốc gia như Brazil và Ấn Độ khi công bố kế hoạch thuế quan mới nhất. Họ chỉ ra mức thuế ethanol của Mỹ là 2,5% trong khi Brazil áp thuế tới 18% đối với ethanol nhập khẩu từ Mỹ.

Mỹ cũng cho rằng mức thuế 10% mà EU này áp đặt với ô tô nhập khẩu là quá cao so với mức thuế 2,5% mà Mỹ áp dụng - và ông Trump gọi hành động này là “tàn bạo” về thương mại. Tuy nhiên, Nhà Trắng dường như lờ đi rằng, Mỹ đang áp mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm khác như xe tải hạng nhẹ.

Cùng với thuế đối ứng, 25% thuế khác đối với ô tô nhập khẩu cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 2.4. Trước đó, chính quyền Donald Trump đã áp dụng mức thuế mới từ 10 - 25% đối với Canada, Trung Quốc và Mexico.

Mỹ sẽ áp dụng như thế nào?

Để thực hiện thuế đối ứng, Mỹ có thể tăng thuế nhập khẩu để phù hợp với mức mà các quốc gia khác áp dụng cho các sản phẩm của họ, và các quan chức cho biết thuế sẽ được áp dụng theo từng quốc gia.

Nhưng bên cạnh việc xem xét mức thuế mà các nước khác áp đặt lên hàng hóa Mỹ, kế hoạch của ông Trump cũng sẽ xem xét cả các yếu tố phi thuế quan. Bản ghi nhớ của Nhà Trắng ngày 13.2 nêu rõ, Mỹ cũng xem xét “bất kỳ hạn chế không công bằng nào đối với quyền tiếp cận thị trường hoặc bất kỳ trở ngại mang tính cấu trúc nào đối với cạnh tranh công bằng”. Điều này bao gồm thuế giá trị gia tăng và các rào cản phi thuế quan. Nói cách khác, mỗi mối quan hệ thương mại sẽ được xem xét toàn diện.

Lấy gì đo lường biện pháp phi thuế quan?

Trong khi việc xem xét các mức thuế nhập khẩu tương đối dễ dàng, thì quá trình đo lường mức thuế tương đương của các biện pháp phi thuế quan vô cùng phức tạp và dễ xảy ra sai sót. Hoa Kỳ sẽ phải cân nhắc xem có nên đo lường mức thuế tương đương của biện pháp phi thuế quan đang áp dụng trên thị trường của mình hay không. Những biện pháp này đã tăng đáng kể dưới thời chính quyền Biden, với việc tăng mạnh trợ cấp và sử dụng công khai các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu. Hoa Kỳ cũng có lịch sử lâu dài về mức thuế cao đối với một số sản phẩm nhất định, với mức thuế tối đa trên 100% đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm.

Một thước đo minh bạch, mặc dù chưa đầy đủ, về sự đối xử thương mại không bình đẳng là sự khác biệt về mức thuế quan trung bình. Lấy Đông Nam Á làm ví dụ, sự khác biệt với Hoa Kỳ tương đối nhỏ. Thuế quan trung bình theo trọng số của Hoa Kỳ vào năm 2023 là 2%, thấp hơn một chút so với mức thuế mà các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ phải đối mặt ở tất cả các nước Đông Nam Á, ngoại trừ Indonesia. Vào năm 2023, sự khác biệt cao nhất là ở Thái Lan với chỉ 3%, tiếp theo là Malaysia với 1% và Việt Nam với 0,2%.

Trong khi thuế quan ở Đông Nam Á đã giảm mạnh, các rào cản phi thuế quan lại tăng mạnh. Những khác biệt này có thể cung cấp cho chính quyền Hoa Kỳ một cái cớ để gia tăng thuế quan đáng kể, đặc biệt là nếu họ bỏ qua các rào cản phi thuế quan mà Mỹ đang áp dụng. Việc tối đa hóa sự khác biệt về mức độ bảo hộ có thể tăng đòn bẩy nếu chính sách này được thiết kế như một công cụ đàm phán.

Ai thắng, ai thua?

Sẽ có người thắng và kẻ thua từ chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, phụ thuộc vào cách nó được thực hiện. So với tình trạng hiện tại, chính sách thuế mới sẽ tác động tiêu cực đến các quốc gia có tỷ lệ bảo hộ cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và ít tác động tới những quốc gia không có bảo hộ.

So với mức thuế quan toàn diện mà ông Trump đề xuất ban đầu, thì chính sách thuế quan có đi có lại sẽ tạo ra người thắng và kẻ thua. Tác động sẽ phụ thuộc vào tầm quan trọng của Hoa Kỳ với tư cách là đối tác thương mại và sẽ khác nhau tùy theo sản phẩm trên cơ sở khác biệt về mức độ bảo hộ.

Một chính sách thuế quan có đi có lại cũng sẽ phải chịu những chi phí thực hiện khổng lồ. Ngay cả khi chính sách này đưa đến mức thuế quan thấp hơn ở các đối tác thương mại của Hoa Kỳ, thì lợi ích cũng sẽ không đủ để bù đắp cho chi phí thực hiện. Nhận ra những chi phí này, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đã đề xuất tập trung vào những quốc gia vi phạm chính, được gọi là “15 quốc gia đứng đầu danh sách”.

Với rất nhiều điều còn chưa rõ về việc chính sách thuế quan qua lại của Mỹ, rất khó để xác định tác động ròng của nó đối với từng quốc gia hoặc thế giới. Nó đặt ra câu hỏi liệu chính sách này có khiến các đối tác thương mại của Hoa Kỳ giảm rào cản trước khi chính sách có hiệu lực hay trả đũa khi thuế quan mới được áp dụng sau ngày 2.4 hay không.

Trường hợp đầu tiên có thể là một điểm tích cực nếu "chủ nghĩa thuế quan” mà ông Donald Trump thú nhận không khiến ông tìm ra lý do mới để tăng thuế. Cùng quan điểm này, một số chuyên gia xem kế hoạch thuế quan có đi có lại của ông Trump có thể chỉ là một chiến thuật đàm phán nhằm buộc các đối tác thương mại của Mỹ phải hạ thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, thay vì là tiền đề để Mỹ tăng thuế quan. Nếu đúng là như vậy, quy trình tính toán mức thuế quan mới có thể sẽ dẫn tới giá cả hàng hóa ở Mỹ rẻ hơn.

“Chuyện này có thể đi theo nhiều chiều hướng rất tồi tệ đối với Mỹ. Nhưng nếu ông Trump có thể khiến các quốc gia khác mở cửa thị trường, vẫn có một cơ hội mong manh mà ở đó kế hoạch này, rốt cục lại thúc đẩy thương mại”, bà Christine McDaniel, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ thời chính quyền Tổng thống George W. Bush và hiện là nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Mercatus, Đại học George Mason ở Virginia, nhận định với New York Times.

Nếu là trường hợp sau, chính sách thuế quan mới sẽ thúc đẩy một cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng có thể nhanh chóng leo thang ngoài tầm kiểm soát. Thay vì thay thế khía cạnh khó lường trong chính sách thương mại của Mỹ, nó có thể chỉ đơn giản là thêm một cơ chế mới để áp thuế. Trong khi một số quốc gia có thể giảm một số rào cản để xoa dịu Mỹ và tránh bị tăng thuế có đi có lại, thì có vẻ như hầu hết các nước sẽ không làm vậy. Nhưng cho đến khi biện pháp này có hiệu lực, không có gì là chắc chắn.

Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.