Phiên tòa sẽ được phát trực tiếp
Nghị sĩ Jung Chung Rai của đảng đối lập Dân chủ là người đầu tiên chia sẻ thông tin về thời điểm Tòa án Hiến pháp thông báo sẽ tiến hành luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Vị nghị sĩ này cho biết đã nhận được thông báo từ tòa án. Ông Jung là người đang làm việc trong bộ phận luận tội của Quốc hội Hàn Quốc.
Thông cáo của tòa án cũng cho biết, phiên tòa cũng sẽ được truyền hình trực tiếp và trực tuyến.

Tổng thống Yoon đã Quốc hội luận tội và đình chỉ chức vụ kể từ ngày 14.12.2024 sau khi ông đột ngột tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2024 khiến đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị.
Trong phiên luận tội, Quốc hội, do phe đối lập kiểm soát, lập luận rằng Tổng thống Yoon đã tuyên bố thiết quân luật để cấm mọi hoạt động chính trị, mặc dù Hàn Quốc đang không tình trạng chiến tranh hoặc không trong tình trạng khẩn cấp quốc gia tương đương, theo yêu cầu của Hiến pháp. Quốc hội cũng tuyên bố rằng tuyên bố này đã vi phạm các quy tắc thủ tục, viện dẫn việc Tổng thống triệu tập một cuộc họp Nội các không đúng quy và không thông báo cho Quốc hội về sắc lệnh thiết quân luật của mình.
Sau khi Quốc hội luận tội, Tòa án Hiến pháp là cơ quan quyết định có chấp thuận việc luận tội của Quốc hội hay không. Hội đồng Tư pháp của Tòa án đã cân nhắc về vụ luận tội tổng thống kể từ ngày 26.2, sau khi tổ chức 11 phiên điều trần.
Tối hậu thư của đảng đối lập
Trong một động thái liên quan, cũng trong ngày 1.4, đảng Dân chủ đã gia tăng gây sức ép khi tiếp tục kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck-soo bổ nhiệm thêm một thẩm phán Tòa án Hiến pháp do phe đối lập đề xuất, đồng thời cảnh báo về hậu quả nếu vị trí đề cử này không được bổ nhiệm trong ngày hôm nay.
"Đây là lời cảnh báo cuối cùng đối với quyền Tổng thống Han nhằm xác nhận ông Ma Eun-hyuk là thẩm phán Tòa án Hiến pháp vào hôm nay", lãnh đạo đảng Dân chủ Park Chan-dae phát biểu trong một cuộc họp báo. "Nếu việc bổ nhiệm không được thực hiện vào cuối ngày, đảng Dân chủ sẽ thực hiện hành động cần thiết tại Quốc hội để ngăn chặn sụp đổ Hiến pháp", ông Park nói thêm.
Trước đó, ông Park cũng đã tuyên bố sẽ có hành động nếu ông Han không bổ nhiệm ông Ma trong ngày 1.4. Điều này dường như ám chỉ đến những nỗ lực kêu gọi tiến hành luận tội lần thứ hai đối với quyền Tổng thống Hàn Quốc, cũng như đối với Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok và các thành viên nội các khác.
Theo quy định, cần ít nhất 6 thẩm phán bỏ phiếu ủng hộ thì quyết định luận tội của Quốc hội mới có hiệu lực. Hiện tại, Tòa án Hiến pháp đang có 8 thẩm phán và khuyết một ghế. Do đó, việc đảng đối lập gây sức ép nhằm buộc quyền Tổng thống bổ nhiệm thêm một thẩm phán do đảng này đề cử, dường như nhằm tăng khả năng Tòa án Hiến pháp đưa ra phán quyết bất lợi với Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Trong trường hợp Tòa án ủng hộ quyết định của Quốc hội, ông Yoon Suk-yeol bị phế truất, Hàn Quốc sẽ phải tổ chức bầu cử tổng thống trong vòng 60 ngày kể từ khi ra phán quyết. Trong trường hợp ngược lại, ông Yoon sẽ tiếp tục nhiệm kỳ đến cuối tháng 5.2027.
Ba trong số 8 vị tổng thống Hàn Quốc có từ khi dân chủ hóa vào năm 1987 đã bị Quốc hội luận tội. Tòa án đã lật ngược vụ án của cố tổng thống theo chủ nghĩa tự do Roh Moo-hyun 63 ngày sau khi Quốc hội luận tội vào năm 2004. Tuy nhiên, vụ án của cựu tổng thống theo chủ nghĩa bảo thủ Park Geun-hye đã được giữ nguyên sau 91 ngày, khi bà trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên bị cách chức vào năm 2017.