Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Chúng tôi sẽ áp dụng mức thuế 25%. Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng”, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên. Để nhấn mạnh sự nghiêm túc của mình về chỉ thị thuế quan mà ông đã ký, ông Trump nói: "Đây là chỉ thị vĩnh viễn".

z6447432283099-9a2d23ac4a2043dc665a2543c4d77f07.jpg
Xe Toyota tại cảng Long Beach, California. Ảnh: AP

Theo một viên chức Nhà Trắng giấu tên, mức thuế mới sẽ áp dụng cho cả ô tô thành phẩm và phụ tùng được sử dụng trong xe. Mức thuế này sẽ được áp dụng trên bất kỳ loại thuế hiện hành nào và về mặt pháp lý dựa trên cuộc điều tra của Bộ Thương mại năm 2019 diễn ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump vì lý do an ninh quốc gia.

Đối với ô tô và phụ tùng theo Hiệp định thương mại USMCA áp dụng cho Hoa Kỳ, Mexico và Canada, mức thuế 25% sẽ chỉ áp dụng cho hàng hóa không phải của Hoa Kỳ.

Chính quyền Mỹ lý giải rằng các nhà sản xuất ô tô của Hoa Kỳ đang dư thừa năng lực và hoàn toàn có thể tăng sản lượng để tránh thuế quan bằng cách sản xuất nhiều hơn cho nhu cầu nội địa. Quan chức này lưu ý rằng các nhà sản xuất ô tô hoàn toàn đã biết trước thuế quan sẽ được áp dụng kể từ chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Thuế quan ô tô là một phần trong kế hoạch định hình lại quan hệ toàn cầu rộng lớn hơn của Chính quyền Donald Trump nhiệm kỳ 2, người có kế hoạch áp dụng cái mà ông gọi là thuế "có đi có lại" vào ngày 2.4, theo hướng Mỹ áp thuế đối với sản phẩm của nước khác đúng bằng thuế mà nước khác áp dụng đối với sản phẩm của Mỹ.

Ông Trump đã áp thuế nhập khẩu 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông cũng áp thuế 25% đối với Mexico và Canada, với mức thuế thấp hơn 10% đối với các sản phẩm năng lượng của Canada. Một số phần thuế quan của Mexico và Canada đã bị đình chỉ, bao gồm cả thuế đối với ô tô, sau khi các nhà sản xuất ô tô phản đối và ông Trump đã chấp nhận hoãn áp dụng trong 30 ngày, dự kiến ​​sẽ hết hạn vào tháng 4.

Ông cũng đã áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu, xóa bỏ các miễn trừ đối với thuế kim loại trước đó của ông vào năm 2018. Ông cũng có kế hoạch áp thuế đối với chip máy tính, thuốc dược phẩm, gỗ xẻ và đồng.

Doanh nghiệp ô tô của Mỹ có hoan nghênh?

Thuế đánh vào ô tô nhập khẩu mà ông Trump áp dụng được cho là nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa và kỳ vọng biện pháp này sẽ giúp Mỹ tăng 100 tỷ USD doanh thu thuế hàng năm. Tuy nhiên, viễn cảnh này có thể chỉ là ảo tưởng vì ngay cả các nhà sản xuất ô tô của Hoa Kỳ cũng đang nhập linh kiện từ khắp nơi trên thế giới. Việc tăng thuế bắt đầu vào tháng 4 có nghĩa là các nhà sản xuất ô tô có thể phải đối mặt với chi phí cao hơn và doanh số thấp hơn, mặc dù Tổng thống Trump lập luận rằng thuế quan sẽ thúc đẩy mở thêm nhiều nhà máy tại Hoa Kỳ và chấm dứt chuỗi cung ứng mà ông cho là "vô lý".

Trên thực tế, ngay sau tuyên bố của Tổng thống, cổ phiếu của General Motors giảm khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 26.3. Cổ phiếu của Ford tăng nhẹ. Cổ phiếu của Stellantis, chủ sở hữu của Jeep và Chrysler, giảm gần 3,6%.

Ông Trump từ lâu đã nói rằng thuế quan đối với ô tô nhập khẩu sẽ là chính sách quyết định nhiệm kỳ tổng thống của ông, đặt cược rằng chi phí do thuế tạo ra sẽ thúc đẩy nhiều sản xuất hơn chuyển đến Hoa Kỳ trong khi giúp thu hẹp thâm hụt ngân sách. Nhưng các nhà sản xuất ô tô nội địa và nước ngoài hiện đang duy trì các nhà máy trên khắp thế giới để đáp ứng doanh số bán hàng toàn cầu trong khi vẫn duy trì giá cả cạnh tranh. Và có thể mất nhiều năm để các công ty thiết kế, xây dựng và mở các nhà máy mới như ông Trump tin tưởng.

Nguy cơ thúc đẩy lạm phát

"Chúng ta đang chứng kiến ​​giá xe tăng cao hơn nhiều", nhà kinh tế Mary Lovely, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết. "Chúng ta sẽ thấy lựa chọn bị thu hẹp lại. Những loại thuế này sẽ tác động lớn nhất đến tầng lớp trung lưu và lao động”. Bà cho biết nhiều hộ gia đình sẽ không đủ khả năng mua xe mới – hiện có giá trung bình khoảng 49.000 USD.

Thuế quan đối với ô tô sẽ bắt đầu được tính từ ngày 3.4, theo tuyên bố của Nhà Trắng. Nếu thuế được chuyển hoàn toàn sang người tiêu dùng, giá ô tô trung bình của một chiếc xe nhập khẩu có thể tăng 12.500 USD, một khoản tiền có thể ảnh hưởng đến chỉ số lạm phát.

Phản ứng của các đối tác thương mại

Các nhà lãnh đạo nước ngoài đã lập tức chỉ trích mức thuế quan mới, một dấu hiệu cho thấy Chính quyền Mỹ có thể đang leo thang một cuộc chiến thương mại rộng lớn, có nguy cơ gây tổn hại đến tăng trưởng trên toàn thế giới.

“Đây là một cuộc tấn công rất trực tiếp", Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết. “Chúng tôi sẽ bảo vệ người lao động của mình. Chúng tôi sẽ bảo vệ các công ty của mình. Chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước của mình”.

Tại Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bày tỏ sự lấy làm tiếc trước quyết định của Hoa Kỳ nhắm vào xuất khẩu ô tô từ châu Âu và cam kết rằng EU sẽ bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu.

“Thuế quan là thuế - không tốt cho doanh nghiệp, thậm chí còn tệ hơn đối với người tiêu dùng ở cả Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu”, bà cho biết trong một tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng nhánh hành pháp của EU sẽ đánh giá tác động của động thái này, cũng như các mức thuế quan khác của Hoa Kỳ dự kiến ​​áp dụng trong những ngày tới.

Nguy cơ chiến tranh thuế quan

Thuế của ông có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu rộng lớn hơn với các biện pháp trả đũa leo thang có thể phá hủy thương mại toàn cầu, gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong khi khiến chi phí sinh hoạt leo thang và chi phí sản xuất của doanh nghiệp gia tăng vì một số chi phí thuế được chuyển cho các nhà nhập khẩu. Khi Liên minh châu Âu trả đũa bằng kế hoạch áp thuế 50% đối với rượu mạnh của Hoa Kỳ, Trump đã đáp trả bằng cách lên kế hoạch áp thuế 200% đối với đồ uống có cồn từ EU. Ông Trump cũng có ý định áp dụng mức thuế 25% đối với các quốc gia nhập khẩu dầu từ Venezuela, mặc dù Hoa Kỳ cũng nhập khẩu dầu từ quốc gia đó.

Các trợ lý của Tổng thống cho rằng thuế quan đối với Canada và Mexico là nhằm ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy. Nhưng chính quyền cũng muốn sử dụng doanh thu thuế quan để giảm thâm hụt ngân sách và khẳng định vị thế vượt trội của Hoa Kỳ với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hôm 25.3, ông Trump đã trích dẫn kế hoạch của hãng sản xuất ô tô Hyundai của Hàn Quốc về việc xây dựng một nhà máy thép trị giá 5,8 tỷ USD tại Louisiana làm bằng chứng cho thấy thuế quan sẽ mang lại việc làm trong ngành sản xuất.

Theo Cục Thống kê Lao động, có hơn 1 triệu người làm việc trong nước trong ngành sản xuất ô tô và phụ tùng, ít hơn khoảng 320.000 người so với năm 2000.

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã nhập khẩu gần 8 triệu ô tô và xe tải nhẹ trị giá 244 tỷ USD. Mexico, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nguồn cung cấp xe nước ngoài hàng đầu. Theo Bộ Thương mại, nhập khẩu phụ tùng ô tô lên tới hơn 197 tỷ USD, dẫn đầu là Mexico, Canada và Trung Quốc.

Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.