Tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương ở các nước

Trung Quốc: "Quý hồ tinh bất quý hồ đa"

Trung Quốc là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về diện tích, rộng gấp 30 lần Việt Nam. Dân số đã vượt qua mốc 1,4 tỷ người, từng là nước đông nhất thế giới trước khi Ấn Độ soán ngôi vào năm 2024, gấp 15 lần dân số nước ta. Mặc dù diện tích và dân số lớn như vậy, Trung Quốc hiện chỉ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm: 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đặc khu hành chính (Hong Kong và Ma Cao), ít bằng một nửa so với nước ta. Bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả hiện nay có được là nhờ chủ trương tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn với các biện pháp chính như sáp nhập đơn vị hành chính, cắt giảm biên chế, ứng dụng công nghệ và cải cách thể chế.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) được thành lập vào năm 1949, hệ thống chính quyền được tổ chức theo mô hình tập trung hóa mạnh mẽ, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Liên Xô. Quốc gia được chia thành nhiều cấp hành chính khác nhau, gồm: tỉnh, quận, huyện, thị trấn và làng, với chính quyền địa phương chủ yếu đóng vai trò thực thi các chính sách của trung ương mà không có nhiều quyền tự chủ.

Một góc phố Thượng Hải, Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Một góc phố Thượng Hải, Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Cơ cấu chính quyền mở rộng nhanh chóng đặc biệt trong thời kỳ Đại nhảy vọt (1958 - 1962) và Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976), khi các chính sách kinh tế và xã hội quy mô lớn được triển khai. Một trong những thay đổi đáng kể là việc thành lập Công xã nhân dân, một mô hình quản lý nông thôn nhằm tập trung sản xuất và tổ chức lao động. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra một tầng quan liêu mới, làm tăng sự cồng kềnh của bộ máy hành chính, khiến việc quản lý trở nên chậm chạp và kém hiệu quả. Những hạn chế đó đã làm gia tăng áp lực cải cách, thúc đẩy các nỗ lực thay đổi mạnh mẽ.

Giai đoạn 1980 - 1990: khởi đầu quá trình tinh giản bộ máy

Trung Quốc bắt đầu cải cách hành chính vào đầu những năm 1980 với mục tiêu giảm bớt bộ máy quan liêu, đơn giản hóa quy trình làm việc và nâng cao năng suất của chính quyền địa phương. Trọng tâm của cải cách trong giai đoạn này là cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết và hạn chế tình trạng mở rộng bộ máy không kiểm soát. Tuy nhiên, quá trình phân cấp quyền lực từ trung ương xuống địa phương đã dẫn đến một thực trạng là các cấp chính quyền địa phương tiếp tục mở rộng biên chế, tạo ra một hệ thống hành chính cồng kềnh với nhiều cấp trung gian. Điều này là nguyên nhân dẫn tới các đợt cải cách mạnh mẽ hơn về sau.

Giai đoạn 1998: cuộc cải cách quy mô lớn dưới thời Thủ tướng Chu Dung Cơ

Giai đoạn 1998 đánh dấu một cuộc cải cách hành chính quy mô lớn tại Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhằm tinh giản bộ máy nhà nước, nước này đã thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh mẽ. Trước hết, số lượng bộ và ủy ban thuộc Quốc vụ viện được cắt giảm đáng kể, từ 40 xuống còn 29. Đồng thời, một đợt tinh giản nhân sự quy mô lớn được tiến hành, với 1/4 biên chế trong các bộ thuộc Quốc vụ viện bị cắt giảm, và số lượng nhân viên cấp trung ương giảm một nửa, từ 3.400 xuống còn 1.700 người.

Trên phạm vi toàn quốc, tổng số nhân sự trong bộ máy hành chính bị cắt giảm lên tới 47%. Bên cạnh đó, hơn 200 chức năng quản lý nhà nước được chuyển giao cho doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, giúp giảm bớt gánh nặng hành chính cho bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, dù mang lại những thay đổi đáng kể, cuộc cải cách này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi, do nhiều địa phương tiếp tục duy trì các tầng lớp trung gian không cần thiết, gây cản trở mục tiêu tinh gọn bộ máy.

Giai đoạn 2000 - 2020: triệt để tinh gọn cấp địa phương

Trong giai đoạn này, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cải cách xuống cấp địa phương nhằm khắc phục tình trạng quan liêu kéo dài. Trọng tâm của quá trình này là sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ, giảm số lượng cán bộ cấp huyện và thị trấn, tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, Nhà nước hạn chế tuyển dụng mới, chỉ giữ lại các vị trí thực sự cần thiết và dần thay thế một số vị trí hành chính bằng hình thức hợp đồng lao động. Một số tỉnh như Giang Tô, Sơn Đông, Hà Bắc đã triển khai thí điểm các chương trình hợp nhất địa phương nhằm giảm số lượng chính quyền cấp trung gian, giúp tinh gọn bộ máy hành chính và hạn chế sự chồng chéo trong công tác quản lý.

Từ năm 2015, Trung Quốc đẩy nhanh quá trình tinh giản chính quyền địa phương, tập trung vào việc sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ và chuyển đổi cơ chế tuyển dụng cán bộ. Một trong những biện pháp quan trọng là việc sáp nhập mạnh mẽ các thị trấn và làng nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giảm tải ngân sách. Chẳng hạn, tại tỉnh An Huy, số lượng thị trấn đã giảm từ 2.888 vào năm 2010 xuống còn 1.887 vào năm 2020.

Tương tự, tại các tỉnh như Chiết Giang và Giang Tô, nhiều thị trấn quy mô nhỏ bị xóa sổ hoặc hợp nhất để tinh gọn bộ máy. Trung Quốc cũng tiếp tục đặt mục tiêu cắt giảm đáng kể số lượng cán bộ cấp huyện, xã và thị trấn để giảm áp lực tài chính. Song song với quá trình tinh giản, Trung Quốc đẩy mạnh chuyển đổi từ biên chế cố định sang hợp đồng lao động. Chính quyền trung ương áp dụng hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc để loại bỏ các vị trí dư thừa, đồng thời mở rộng việc sử dụng hợp đồng lao động đối với nhiều chức danh không thiết yếu thay vì duy trì biên chế lâu dài. Ngoài ra, các phòng ban có chức năng tương đồng cũng được sáp nhập nhằm giảm sự trùng lặp trong quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành của bộ máy hành chính.

Từ năm 2020: cắt giảm nhân sự hành chính nhờ chính quyền điện tử

Từ năm 2020, Trung Quốc đẩy mạnh việc tinh giản bộ máy hành chính bằng cách ứng dụng công nghệ để thay thế nhân sự hành chính truyền thống. Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn được sử dụng để tự động hóa quy trình xử lý công việc, giúp giảm sự phụ thuộc vào cán bộ hành chính. Đồng thời, hệ thống chính phủ điện tử và mô hình "dịch vụ một cửa" được triển khai rộng rãi, giúp hạn chế nhu cầu duy trì quá nhiều văn phòng địa phương.

Chính quyền cũng thử nghiệm hệ thống đánh giá hiệu suất tự động tại các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, nhằm loại bỏ những nhân sự làm việc kém hiệu quả. Một số địa phương đã đạt được kết quả đáng kể trong quá trình này. Chẳng hạn, tỉnh Chiết Giang triển khai mô hình "chính quyền không giấy tờ", giúp giảm đáng kể số nhân sự xử lý hồ sơ hành chính. Trong khi đó, thành phố Hàng Châu nhờ vào hệ thống chính phủ điện tử đã rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính từ vài tuần xuống chỉ còn vài ngày, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện chất lượng dịch vụ công.

Quốc tế

Nguồn: ITN
Quốc tế

Cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Đông Nam Á đang chứng kiến một sự bùng nổ trong lĩnh vực y tế số khi các quốc gia trong khu vực tận dụng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Theo báo cáo năm 2024, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vươn lên trở thành khu vực có mức tài trợ y tế số lớn thứ ba thế giới, thu hút khoảng 2 tỷ USD thông qua 244 giao dịch.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu
Quốc tế

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu

Lệnh áp thuế 25% của Mỹ lên nhôm và thép nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Tờ Economist nhận định, các mức thuế quan nêu trên có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu; đồng thời không chỉ cản trở việc thúc đẩy sản xuất nội địa mà còn gây khó khăn đáng kể cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”
Quốc tế

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”

Bangladesh vừa chứng kiến ​​sự ra mắt của một đảng chính trị mới - đảng Jatiya Nagorik, hay đảng Công dân Quốc gia (NCP), được thành lập từ phong trào sinh viên. Với uy tín chính trị đang lên và lời tuyên bố về một “nền cộng hòa thứ hai”, liệu tân chính đảng có thể giữ vững lời hứa của mình để định hình tương lai chính trị của Bangladesh.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.