Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

for-website-1.jpg
Chiến lược Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư

Chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư

SIU là sáng kiến ​​của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm mục đích kết nối tiết kiệm với đầu tư hiệu quả, tăng cường cơ hội tài chính cho công dân và doanh nghiệp EU, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong bối cảnh kinh tế và địa chính trị hiện tại, SIU được xem là bước đi then chốt hướng tới việc tạo ra một hệ thống tài chính tích hợp và hiệu quả hơn trong EU, với trọng tâm là chuyển hướng các khoản tiền hiện đang được nắm giữ dưới dạng tiền gửi ngân hàng vào các sản phẩm thị trường vốn, đồng thời thúc đẩy tiến trình về tài chính bền vững.

SIU được xem là một bước tiến quan trọng hướng tới việc tạo ra một hệ thống tài chính tích hợp và hiệu quả hơn trong EU, đặt mục tiêu giảm sự phân mảnh dai dẳng trên thị trường tài chính EU; cải thiện hoạt động trung gian tài chính và tăng cường sự tham gia của nhà bán lẻ vào thị trường vốn. Sáng kiến này nhằm mục đích mở ra tiềm năng chưa được khai thác đáng kể cho tăng trưởng, việc làm và tạo ra của cải. Việc tập trung vào tài chính bền vững và khả năng phục hồi địa chính trị càng nhấn mạnh thêm cam kết của EU trong việc duy trì sức mạnh kinh tế và quyền tự chủ chiến lược trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với một thách thức kép là tăng trưởng kinh tế trì trệ và hệ thống tài chính kém hiệu quả. Trong khi Mỹ có một thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn qua cổ phiếu và trái phiếu, thì EU vẫn phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng. Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khoảng 75% vốn vay doanh nghiệp tại EU đến từ ngân hàng, trong khi ở Mỹ, con số này chỉ là 25%. Sự mất cân bằng này khiến khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp EU gặp nhiều hạn chế, làm chậm tốc độ tăng trưởng cũng như đổi mới.

Trong khi đó, báo cáo do Mario Draghi lập cho EC nêu rõ, để giải quyết các thách thức như quá trình chuyển đổi sinh thái, số hóa và động lực địa chính trị mới, EU sẽ cần huy động thêm 800 tỷ euro mỗi năm cho đến năm 2030. Phần lớn các nhu cầu đầu tư bổ sung này liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và các công ty sáng tạo, những đối tượng không thể chỉ dựa vào nguồn tài chính của ngân hàng. Trong bối cảnh này, SIU được hình dung như một công cụ tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn chảy vào các doanh nghiệp sáng tạo và các SME, những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng hạn chế hơn.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng nội khối, SIU cũng giúp EU giảm phụ thuộc vào dòng vốn từ Mỹ và Trung Quốc; đồng thời củng cố vị thế của đồng euro trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Bốn trụ cột hành động

SIU được xây dựng xung quanh bốn trụ cột chính. Trụ cột đầu tiên, tập trung vào việc cải thiện khả năng tiếp cận các lựa chọn đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn so với tiết kiệm. Hiện tại, tiền tiết kiệm tập trung vào tiền gửi ngân hàng, đây là một công cụ an toàn và dễ tiếp cận, nhưng khả năng tạo ra lợi nhuận dài hạn có hạn. Do đó, EC đề xuất xây dựng các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào thị trường vốn cho những ai muốn làm như vậy.

Bằng cách thúc đẩy dòng vốn chảy tự do hơn giữa 27 quốc gia thành viên, SIU không chỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính, mà còn tạo động lực cho các sáng kiến xanh và quá trình chuyển đổi số. Theo phân tích của ECB, nếu các hộ gia đình EU điều chỉnh tỷ lệ tiền gửi trên tài sản tài chính của họ theo tỷ lệ của các hộ gia đình Mỹ, thì một lượng cổ phiếu lên tới 8 nghìn tỷ euro có thể được chuyển hướng sang các khoản đầu tư dựa trên thị trường - hoặc dòng tiền khoảng 350 tỷ euro hàng năm.

Trụ cột thứ hai, ​​tập trung vào đầu tư và tài chính, nhằm tạo ra nhiều cơ hội tài chính hơn và rộng hơn cho mọi người và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bền vững. Để đạt được điều này, EC sẽ tìm cách thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược như đổi mới sáng tạo, phi carbon hóa... Thành viên Nghị viện châu Âu, ông Philippe Lamberts nhận định: “Khi tiết kiệm không còn “nằm yên” mà chảy vào công nghệ, năng lượng tái tạo và hạ tầng, nền kinh tế châu Âu có thể tạo ra hàng triệu việc làm mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số và kinh tế xanh”.

Các chuyên gia nhận định, SIU có thể sẽ tạo cú hích phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu khi dòng vốn chảy vào AI, năng lượng sạch và quốc phòng. Tác động của nó không chỉ giới hạn trong EU mà còn lan rộng đến nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các đối tác thương mại và quốc gia đang phát triển.

Trụ cột thứ ba của SIU bao gồm các biện pháp nhằm giảm sự phân mảnh của thị trường tài chính trong EU. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu tin rằng sự tồn tại của các trở ngại về mặt quản lý và giám sát ở các quốc gia thành viên khác nhau cản trở sự mở rộng của các doanh nghiệp trên toàn bộ thị trường gồm 27 thành viên. Do đó, đề xuất kêu gọi xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động xuyên biên giới của cơ sở hạ tầng thị trường và quản lý tài sản, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập của khu vực tài chính ở cấp độ châu Âu.

Trụ cột thứ tư là tập trung vào giám sát. Ủy ban châu Âu đề xuất tăng cường sự hài hòa của các quy tắc thị trường tài chính để các doanh nghiệp và thực thể hoạt động ở các quốc gia khác nhau được đối xử bình đẳng. Để đạt được mục đích này, cần cải thiện các công cụ hội tụ giám sát và đánh giá khả năng phân bổ lại trách nhiệm giữa các cơ quan quốc gia và các tổ chức châu Âu.

Rủi ro tiềm ẩn

Tuy nhiên, SIU cũng tiềm ẩn rủi ro. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, dòng vốn có thể chệch hướng vào đầu cơ thay vì sản xuất, dẫn đến bong bóng tài sản như khủng hoảng tài chính 2008. Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân cũng phải đối mặt với thách thức, khi việc rút tiền tiết kiệm để đầu tư vào các quỹ rủi ro cao có thể khiến nhiều người mất trắng khi thị trường biến động, làm lung lay niềm tin vào hệ thống tài chính EU. Do đó, EU cần có những biện pháp bảo vệ nhà đầu tư hiệu quả để tránh những rủi ro tiềm ẩn.

Nếu được triển khai đúng cách, SIU có thể giúp EU tăng trưởng và giảm phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, nếu thiếu giám sát chặt chẽ, nó có thể gây mất ổn định tài chính và thất bại trong việc tái định hình hệ thống tài chính EU. SIU có thành công hay không, sẽ phụ thuộc vào cách EU kiểm soát và triển khai kế hoạch này trong những năm tới.

Để hiện thực hóa sáng kiến này, EC sẽ thúc đẩy một cuộc tham vấn, kêu gọi ý kiến từ các bên liên quan nhằm định hình các chính sách phù hợp; đặt mục tiêu tạo ra một hệ thống tài chính không chỉ mạnh mẽ mà còn linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp. Việc triển khai SIU sẽ dựa trên cả các biện pháp lập pháp và phi lập pháp, cũng như các biện pháp do chính các quốc gia thành viên EU xây dựng. EC sẽ công bố đánh giá giữa kỳ về tiến độ chung trong việc đạt được SIU vào quý 2 năm 2027.

Nhìn chung, chiến lược SIU có tiềm năng tăng cường các cơ hội kinh doanh xuyên biên giới và giảm sự phân mảnh đối với việc cung cấp một số dịch vụ tài chính trên khắp EU. Sự thành công của sáng kiến ​còn​ phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các tổ chức châu Âu, các quốc gia thành viên và khu vực tư nhân, với mục tiêu đạt được một hệ thống tài chính tích hợp và hiệu quả hơn.

Quốc tế

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.