Armenia: Cải cách Hiến pháp hướng đến một Quốc hội thực quyền

Với dân số chỉ hơn 3 triệu người, Armenia là một quốc gia không giáp biển nằm ở Tây Nam Á, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, Azerbaijan và Iran. Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1991, Armenia tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào năm 1995 đưa đến việc thành lập Quốc hội hiện đại.

Hệ thống chính trị

Armenia hiện đại là một một quốc gia đang phát triển và xếp thứ 76 về Chỉ số phát triển con người, tính đến năm 2024. Nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa trên sản lượng công nghiệp và khai thác khoáng sản. Mặc dù nằm ở Nam Kavkaz, Armenia tự coi mình là một phần của châu Âu do có nhiều mối liên kết về mặt địa chính trị.

Tòa nhà Quốc hội Armenia. Nguồn: Wikipedia
Tòa nhà Quốc hội Armenia. Nguồn: Wikipedia

Theo Hiến pháp hiện hành, được thông qua năm 2015, Armenia là một nước Cộng hòa Dân chủ Nghị viện đại diện. Theo đó, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia nắm giữ phần lớn các chức năng đại diện, trong khi Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và thực hiện quyền hành pháp. Quyền lập pháp được trao cho Azgayin Zhoghov (Quốc hội), đây là một Quốc hội đơn viện, gồm tối thiểu 101 thành viên và số thành viên có thể được điều chỉnh với những ghế bổ sung.

Trước cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp Armenia năm 2015, Quốc hội ban đầu gồm 131 nghị sĩ, được bầu cho nhiệm kỳ 5 năm, trong đó 41 nghị sĩ được bầu ở các khu vực bầu cử một thành viên và 90 nghị sĩ được bầu theo đại diện tỷ lệ.

Sau Hiến pháp sửa đổi năm 2015 và theo Luật Bầu cử được sửa đổi vào tháng 4.2021, số lượng nghị sĩ Quốc hội đã giảm từ 131 thành viên ban đầu xuống còn 101, có thể tăng lên khi cần phân bổ thêm ghế (tối đa không quá 200 ghế), được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, theo hình thức bỏ phiếu kín của danh sách đảng. Trong đó, bốn ghế được dành riêng cho các nhóm dân tộc thiểu số (người Assyria, người Kurd, người Nga và người Yazidi). Các đảng phải đạt ngưỡng tối thiểu 5% và các liên minh phải đạt ngưỡng 7% để có ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, quy định yêu cầu Quốc hội phải có ít nhất 3 lực lượng chính trị. Vì vậy, trong trường hợp mới có hai đảng đủ điều kiện có ghế trong Quốc hội, thì đảng đứng thứ ba sẽ có ghế bất chấp việc họ không đạt được ngưỡng tối thiểu.

Cuộc bầu cử lập pháp gần đây nhất của Armenia diễn ra vào năm 2021, bầu ra một Quốc hội gồm 107 thành viên, với 3 lực lượng chính trị trong đó đảng Hợp đồng Dân sự chiếm đa số.

Từ chế độ bán tổng thống sang cộng hòa nghị viện

Vào ngày 5.10.2015, Quốc hội đã nhất trí với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Hiến pháp mới sau đó được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 6.12.2015 với 66% cử tri ủng hộ. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 51%, vượt qua ngưỡng 33% để kết quả có hiệu lực.

Những điểm sửa đổi đối với Hiến pháp đã đưa đất nước vào một lộ trình từ chế độ bán tổng thống sang chế độ cộng hòa nghị viện. Điều này có nghĩa là so với chế độ bán tổng thống, quyền hạn và chức năng của Quốc hội sẽ được tăng cường.

Theo đó, ngoài thực hiện chức năng đại diện và lập pháp, Quốc hội còn được trao quyền giám sát cơ quan hành pháp, giám sát ngân sách.

Một điểm quan trọng của Hiến pháp sửa đổi đó là Tổng thống không còn do cử tri trực tiếp bầu mà Quốc hội sẽ là cơ quan bầu Tổng thống với nhiệm kỳ 7 năm và người giữ chức Tổng thống không được tái ứng cử.

Hiến pháp mới theo chế độ nghị viện cũng đưa ra những thay đổi trong quy trình bổ nhiệm Thủ tướng. Cụ thể như sau: Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày bắt đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới, Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng từ ứng cử viên do Quốc hội đã thông qua.

Lễ khánh tổ chức tại Hội trường Quốc hội mới vào tháng 10.2010

Lễ khánh tổ chức tại Hội trường Quốc hội mới vào tháng 10.2010

Trong trường hợp Thủ tướng từ chức, thì trong vòng 7 ngày Quốc hội tiến hành đề cử và bầu Thủ tướng mới với đa số phiếu. Nếu trong thời hạn này, Quốc hội không bầu được Thủ tướng, Quốc hội phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác trong vòng 7 ngày tiếp theo. Nếu trong cuộc bỏ phiếu này, Quốc hội vẫn không bầu được Thủ tướng, Quốc hội sẽ bị giải tán và phải tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn.

Trong vòng 20 ngày kể từ khi thành lập Chính phủ, Thủ tướng phải trình Quốc hội chương trình hành động của Chính phủ và Quốc hội phải thông qua chương trình này trong vòng 7 ngày với đa số phiếu. Nếu không, Quốc hội sẽ phải giải tán.

Quốc hội cũng thực hiện chức năng giám sát hành pháp thông qua quyền chấp thuận và giám sát ngân sách. Theo đó, Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình. Dự toán ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước theo chế độ do pháp luật quy định. Chính phủ phải trình dự thảo ngân sách nhà nước lên Quốc hội chậm nhất 90 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính.

Quốc hội cũng thực hiện chức năng giám sát hành pháp thông qua công cụ chất vấn và mới nhất là việc thành lập các ủy ban điều tra theo các Điều 107 và 108 của Hiến pháp mới.

Quốc hội cũng có thể tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ nếu ít nhất 1/3 nghị sĩ đề xuất và đồng thời đề xuất một ứng cử viên mới cho ghế Thủ tướng. Trong vòng 48 tiếng, chậm nhất là 72 tiếng, Quốc hội phải thảo luận và thông qua kiến nghị bất tín nhiệm. Nếu kiến nghị được thông qua, Thủ tướng phải từ chức.

Tòa nhà Quốc hội

Tòa nhà Quốc hội Armenia được khởi công xây dựng vào năm 1948 và hoàn thành vào năm 1950. Ban đầu là trụ sở của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Armenia, tòa nhà này sau đó được trao cho Hội đồng Tối cao Cộng hòa Armenia vào tháng 5.1991.

Với vị trí độc đáo - tọa lạc trên rìa của một trong những trục đường chính của thành phố, tòa nhà Quốc hội cũng là một hình mẫu về giải pháp bố cục sáng tạo.

Tòa nhà được chia thành ba khối: khối trung tâm, bao gồm lối vào rộng, cầu thang trang nghiêm và phòng họp, và hai khối bên hông, vuông góc với mặt tiền, nơi các văn phòng được đặt ở hai bên hành lang rộng.

Tòa nhà được xây dựng bằng đá felsite của vùng Alaverdi màu sữa mịn, đá tuff màu cam nhạt, nhờ đó tòa nhà nổi bật trên nền xanh mát của cây cối xung quanh và nền trời xanh biếc, mang đến cho tòa nhà vẻ đẹp và sức biểu cảm độc đáo.

Nội thất của tòa nhà được thiết kế nổi bật với các chi tiết rõ ràng và tinh xảo. Lối vào tòa nhà được lát đá cẩm thạch và trang trí bằng những cột trụ tuyệt đẹp ở hai bên. Hành lang rộng và cao, nhiều ánh sáng, cầu thang ở giữa và bên hông, cùng hai thang máy tạo nên sự kết nối thoải mái giữa các khu vực và tầng khác nhau của tòa nhà.

Năm 2009, tòa nhà thứ hai nằm cạnh tòa nhà chính của Quốc hội, được khởi công xây dựng từ năm 2006, đã hoàn thành. Lễ khánh thành chính thức được tổ chức vào tháng 10.2010. Cấu trúc hình bầu dục của hội trường tại tòa nhà mới mang ý nghĩa là cuộc thảo luận diễn ra quanh một chiếc bàn tròn. Từ xa xưa, bàn tròn đã được coi là biểu tượng của sự hợp tác, những cuộc thảo luận hiệu quả và mang tính xây dựng, vì về mặt logic, những người đối thoại quanh bàn tròn luôn tìm kiếm những cách làm hiệu quả để giải quyết vấn đề.

Nỗ lực trao quyền cho phụ nữ

Armenia đã có những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ lần đầu tiên được bảo đảm vào năm 1918. Những nữ nghị sĩ đầu tiên được bầu vào năm 1919, trong một cuộc bầu cử Quốc hội trực tiếp.

Tư tưởng gia trưởng và định kiến ​​giới vẫn tồn tại trong xã hội Armenia. Tuy nhiên, quốc gia này đã chứng kiến những bước tiến đáng kể trong nỗ lực vì bình đẳng giới. Theo UN Women, 83,3% khuôn khổ pháp lý của Armenia hướng tới thúc đẩy, thực thi và giám sát bình đẳng giới theo Mục tiêu phát triển bền vững.

Luật Bầu cử năm 2021 quy định, trong danh sách ứng cử viên của đảng, ít nhất 30% phải là phụ nữ. Tính đến tháng 7.2024, Quốc hội Armenia có 39 thành viên là phụ nữ, chiếm 36,5% tổng số đại biểu.

Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Cách công dân tham gia xây dựng pháp luật
Nghị viện thế giới

Cách công dân tham gia xây dựng pháp luật

Trên cơ sở những vấn đề được kiến nghị trong đơn dân nguyện, Ủy ban Dân nguyện có quyền đệ trình yêu cầu về sáng kiến ​​lập pháp kèm theo dự thảo luật có liên quan lên Chủ tịch Thượng viện. Cơ quan này đã và đang tích cực thực hiện quyền đệ trình các sáng kiến lập pháp như một con đường để công dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật.