Chào mừng Đại hội Thi Đua Yêu Nước Văn phòng Quốc hội lần thứ IV (2020-2025)

Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Đại hội thi đua yêu nước Văn phòng Quốc hội lần thứ IV (2020 - 2025) diễn ra vào sáng nay, 22.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội NGUYỄN HẠNH PHÚC khẳng định, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, thiết thực, đi vào chiều sâu, phong trào thi đua yêu nước đã tạo động lực quan trọng để xây dựng cơ quan Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của Quốc hội.

Thiết thực, phù hợp với thực tế

- Nhìn lại phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của Văn phòng Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua, ông đánh giá như thế nào?

Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả ảnh 1

​​​Các phong trào thi đua được lựa chọn theo từng chuyên đề. Ví dụ, phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động thành những chuyên đề rất cụ thể như học Bác về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã tạo nên một phong trào sôi nổi, nhiều tập thể có cách làm hay, tiết kiệm được điện, nước, xăng xe, điện thoại, giấy in... đem lại hiệu quả rất thực tế, đo đếm được ngay.

Hay học Bác về đạo đức công vụ, về tác phong, lề lối làm việc, VPQH đã xây dựng Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng VPQH thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025; Chủ nhiệm VPQH đã ban hành Quyết định số 293 về Quy chế văn hóa công vụ, văn hóa công sở tại cơ quan VPQH với những nội dung cụ thể, rõ ràng để thực hiện ngay. VPQH cũng lần đầu tiên triển khai thi tuyển công chức công khai trong cả nước, bảo đảm minh bạch, cạnh tranh, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ công chức...

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

- Trong 5 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng của Văn phòng Quốc hội (VPQH) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Phong trào thi đua của VPQH gắn kết rất chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, phù hợp với điều kiện thực tế của VPQH cũng như của từng đơn vị trong VPQH. Điều này thể hiện rất rõ qua việc ngày càng có nhiều đề xuất, sáng kiến đóng góp thực chất vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.

Ví dụ, các sáng kiến về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Quốc hội điện tử, tổ chức các “Kỳ họp không giấy”, các phiên họp, kỳ họp trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ứng dụng phần mềm giọng nói phục vụ các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phần mềm ứng dụng cung cấp thông tin kỳ họp được cài đặt trên các thiết bị di động và ipad cho ĐBQH... Những sáng kiến, đổi mới như vậy của VPQH đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH.

Các phong trào thi đua yêu nước của các cụm thi đua, khối thi đua, các đơn vị thuộc và trực thuộc VPQH được tổ chức thường xuyên, phong phú về nội dung và hình thức gắn với các chương trình, kế hoạch theo từng lĩnh vực công tác cụ thể, tạo nên phương thức thi đua đa dạng, phong phú, đi vào chiều sâu. Nhờ đó, các đơn vị có điều kiện để trao đổi, phổ biến, học tập các mô hình, điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong các phong trào thi đua; tôn vinh, giới thiệu cách làm hay, sáng tạo; kịp thời động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tự nguyện tham gia, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn.

Đây cũng là điều kiện tốt để lãnh đạo các cấp nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.  

­- Có ý kiến cho rằng, việc phát động, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở nhiều cơ quan, đơn vị vừa qua còn hình thức nên hiệu quả, sức lan tỏa chưa cao. Đối với VPQH thì thế nào, thưa ông?

- Để chuẩn bị cho Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV, VPQH cũng đã nghiêm túc đánh giá và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong phong trào thi đua và công tác khen thưởng cần được khắc phục thời gian tới. Trong đó, đúng là có tình trạng công tác thi đua, khen thưởng, nhất là ở một số đơn vị cơ sở, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, có nơi việc sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào thi đua chưa được tiến hành thường xuyên, công tác biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến động lực thi đua.

Kết quả của một số phong trào thi đua chưa rõ, chưa khơi dậy được tính tự giác, hào hứng tham gia thi đua của một số công chức, viên chức, người lao động. Điều này cũng khó tránh khỏi. Nguyên nhân chủ yếu là bởi một số ít cấp ủy, lãnh đạo đơn vị chưa thực sự coi trọng đúng mức công tác thi đua, khen thưởng, chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm động viên, lôi cuốn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia các phong trào thi đua...

Đúng người, đúng việc, đúng thành tích

- Từ thực tiễn phong trào thi đua và công tác khen thưởng 5 năm qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm như thế nào, thưa ông?

- Trước hết, các cấp lãnh đạo phải quan tâm chỉ đạo sát sao đối với công tác thi đua, khen thưởng. Đây là yếu tố then chốt trong triển khai các phong trào thi đua và công tác khen thưởng. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền là một trong những giải pháp quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả, chất lượng của phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

Trong giai đoạn vừa qua, trên cơ sở các kế hoạch, nghị quyết của Đảng, VPQH đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng phù hợp với đặc thù của cơ quan như Quyết định số 1723 về Quy chế thi đua, khen thưởng VPQH, Quyết định 1109 về Quy chế xét, công nhận sáng kiến của VPQH, Quyết định số 1597 về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khối thi đua thuộc VPQH... Những văn bản này đã tạo tiền đề quan trọng để triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2015 - 2020. Hội đồng Sáng kiến ở các vụ, đơn vị và 63 Văn phòng Đoàn ĐBQH cũng được củng cố, tạo nên phong trào sáng kiến, đổi mới khá sôi nổi trong toàn cơ quan.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc ngày 19.8.2020 Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc ngày 19.8.2020  

Ảnh: Lâm Hiển 

Thứ hai, phải chú trọng công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong phong trào thi đua. Thực tế đã cho thấy, trong mỗi phong trào thi đua nếu không có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cấp ủy đảng, chính quyền với các tổ chức đoàn thể thì sẽ không lôi cuốn, thu hút được đảng viên, công đoàn viên, đoàn viên và hội viên tham gia, phong trào thi đua sẽ không có sức lan tỏa.

Thứ ba, khi phát động các phong trào thi đua cần có chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, qua đó phát hiện và bồi dưỡng các điển hình tiên tiến, động viên khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.

Thứ tư, phải thường xuyên đổi mới hình thức, biện pháp tổ chức phát động phong trào thi đua, tránh khuôn mẫu, cứng nhắc; tăng cường các hoạt động khảo sát, trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua.

Đặc biệt, công tác khen thưởng phải được thực hiện công khai, dân chủ, thành tích đến đâu khen thưởng đến đấy, khen thưởng phải đúng người, đúng việc, đúng thành tích, công bằng, kịp thời, bảo đảm khen thưởng là đòn bẩy kích thích phong trào thi đua yêu nước ở cơ quan, đơn vị.

- Đại hội thi đua yêu nước VPQH lần thứ IV diễn ra sáng nay, 22.9. Theo ông, cần xác định những nội dung trọng tâm như thế nào đối với phong trào thi đua và công tác khen thưởng của VPQH trong 5 năm tới?

- Với chủ đề “Đoàn kết, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, thi đua xây dựng cơ quan VPQH chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả”, Đại hội thi đua yêu nước VPQH lần thứ IV sẽ đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2015 - 2020; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2020 - 2025; biểu dương tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, qua đó tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, tạo động lực mới, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của VPQH trong giai đoạn tới.  

Tại Đại hội, VPQH sẽ phát động phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025 với nội dung: “Gương mẫu thực hiện văn hóa công vụ, văn hóa công sở, tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong nhiệm vụ chính trị”; gắn phong trào thi đua với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên tinh thần nâng cao hơn nữa chất lượng các phong trào thi đua, tạo sức lan tỏa trong toàn cơ quan, VPQH sẽ tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả gắn với việc tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là kỷ niệm 75 năm Quốc hội Việt Nam và kỷ niệm 75 ngày truyền thống VPQH (2.3.1946 - 2.3.2021); quán triệt thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ cơ quan VPQH lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Ngay sau Đại hội, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và ý nghĩa của phong trào thi đua yêu nước về yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, trên cơ sở đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và công tác đối ngoại; thực hiện tốt công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động, công tác hành chính, lễ tân, quản trị, tài chính, thông tin và thư viện bảo đảm phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và VPQH. Tiếp tục nhân rộng kết quả, bài học kinh nghiệm trong phong trào thi đua những năm qua để nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, tạo sức lan tỏa trong toàn cơ quan.

 - Xin trân trọng cảm ơn ông!

​​​​Trong giai đoạn vừa qua, công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Lần đầu tiên, VPQH đã tham mưu trình cơ quan có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Lao động và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 16 cá nhân là lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, VPQH. Đây cũng là lần đầu tiên VPQH phối hợp với Ban Công tác đại biểu thực hiện quy trình khen thưởng cho các ĐBQH hoạt động chuyên trách công tác tại các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, VPQH theo công trạng và thành tích đạt được trong quá trình công tác và tổ chức lễ trao tặng Huân chương trang trọng, chu đáo được các đại biểu đánh giá cao. VPQH đang tổng hợp và thực hiện quy trình khen thưởng cho 40 trường hợp là ĐBQH hoạt động chuyên trách công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cán bộ thuộc diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý.

Một dấu ấn đặc biệt nữa là, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Quốc hội Việt Nam - Lào, lần đầu tiên, VPQH đã chủ trì, phối hợp với Ban Thư ký Quốc hội Lào và các cơ quan liên quan của hai nước xây dựng hướng dẫn và đề nghị cơ quan có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Huân, Huy chương Hữu nghị cho các cá nhân là lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Lào, cán bộ, công chức VPQH Lào. Đồng thời, đề xuất Nhà nước Lào khen thưởng Huân chương cho các lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Việt Nam, công chức VPQH Việt Nam. Việc tổ chức trao tặng Huân chương của hai Quốc hội Việt Nam - Lào đã được VPQH và Ban Thư ký Quốc hội Lào tổ chức trang trọng ở cả hai nước, góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ đoàn kết vĩ đại Việt Nam - Lào.

Quyết định

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại
Thời sự Quốc hội

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại

Thừa nhận thời gian qua một số địa phương đang có tình trạng lơ là, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn đang diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, không nên đợi chờ ở vaccine mới cho học sinh đến trường trở lại vì vaccine chỉ tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế đã khuyến cáo các địa phương mạnh dạn đưa các cháu đi học, nhất là những vùng, xã, huyện, tỉnh ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn
Xây dựng luật

Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Mười tới. Thẩm tra dự luật này tại phiên họp toàn thể vừa qua, các thành viên Ủy ban về các vấn đề Xã hội đều nhất trí cần thiết phải sửa đổi Luật để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức Công đoàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đồng thời, phải thu hút mạnh mẽ hơn nữa người lao động và các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng
Quyết định

Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng

Từ kinh nghiệm lịch sử có thể nói, phòng, chống tham nhũng là quyết sách chiến lược mang ý nghĩa sinh tử, mất còn của thể chế, của quốc gia - dân tộc chúng ta! Đặc biệt vấn đề này càng trở nên cấp bách trong hơn 75 năm qua, kể từ khi Đảng ta cầm quyền, nhất là cực kỳ nóng bỏng trong ba chục năm nay.
Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định
Quyết định

Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định

Bảy trăm năm trước, khi bàn về việc chọn tướng, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nói: Lấy của mà thử xem có giữ được sự trong sạch không. Hai trăm năm sau đó, thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông, một ông vua rất sáng suốt và tạo nên sự thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có một câu nói, đúng hơn đó là lời cảnh báo xương máu, ngay giữa buổi thịnh trị lúc bấy giờ, rằng: Nếu có cái gì đó làm cho triều đình đổ vỡ, làm cho muôn dân bại hoại, thì đó chính là nạn quan tham lại nhũng. Năm, sáu thế kỷ qua, điều đó, hôm nay thiển nghĩ, còn nguyên nóng bỏng.
Có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết
Quyết định

Có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết

Hôm qua, 17.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo kết quả giám sát của các Ủy ban của Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV. Qua xem xét các báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý 3 “căn bệnh” trong xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.
Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả
Quyết định

Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả

Đối chiếu với tiêu chí quốc tế, Việt Nam được xác định là quốc gia thiếu nước và nguy cơ này càng trở nên trầm trọng do biến đổi khí hậu, tăng dân số và sự tăng trưởng "nóng" của kinh tế. Để khắc phục vấn đề này, hệ thống công trình thủy lợi lớn đã được xây dựng và đưa vào vận hành thời gian qua. Tuy nhiên, tại Phiên giải trình về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, yêu cầu sử dụng nước có hiệu quả phải được đặt ra một cách quyết liệt trong thời gian tới.
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”
Quyết định

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”

Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT cho rằng, quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cán bộ phải làm thường xuyên, ngay cả sau đại hội. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh, bên cạnh giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, có cơ chế giám sát, kịp thời phát hiện và đấu tranh xử lý sai phạm, thì cũng cần có cơ chế khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch
Quyết định

Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch

Đại dịch Covid-19 đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự ổn định kinh tế của các nước thành viên ASEAN. Tăng trưởng kinh tế khu vực vốn đã yếu trước khi dịch bùng phát, đang đối mặt với sức ép lớn và có nguy cơ sụt giảm sâu hơn. Trong bối cảnh đó, tương lai của hội nhập kinh tế ASEAN phụ thuộc vào các biện pháp cũng như sự phối hợp của các nước trong khu vực. Nhận thức rõ điều này, tại hội nghị trực tuyến nhóm tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 do Hạ viện Philippines đăng cai tổ chức hôm qua, các đại biểu khẳng định, cần tăng cường hợp tác nghị viện khu vực nhằm giảm thiểu rủi ro do đại dịch Covid-19 gây ra và thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực.
Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng
Lập pháp

Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng

Theo quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi chết sẽ được xem xét công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện quy định này có những trường hợp dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận, song việc được công nhận liệt sĩ khiến dư luận xã hội không đồng tình. Do vậy, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình sửa đổi điều kiện xem xét công nhận liệt sĩ thời bình theo hướng quy định chặt chẽ, xứng đáng hơn.
Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài
Quyết định

Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài

Cha ông ta nói, “dụng nhân như dụng mộc”, giống như khi xây một ngôi nhà, gỗ lim thì được chọn làm cột cái, tre nứa dùng làm phên, dậu; ngược lại, nếu lấy tre nứa làm cột trụ, thì ngôi nhà sẽ nghiêng, đổ. Chính sách cán bộ vì vậy, phải được thay đổi căn bản, trên cơ sở phân loại cán bộ thành 6 nhóm tương ứng với 6 lĩnh vực trụ cột trong lãnh đạo, quản lý.
Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài
Quyết định

Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài

Theo Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT, nếu không có quan điểm đúng, thiếu cơ chế, chính sách nhằm phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài đúng chỗ sẽ khó giữ chân được nhân tài. Đã đến lúc, Đảng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện và bảo vệ nhân tài - những người sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.
Bài 3: Lạm bàn về phép chọn người
Quyết định

Bài 3: Lạm bàn về phép chọn người

Trong việc xây dựng tổ chức, kiến tạo bộ máy, việc chọn người luôn được coi là nhân tố quyết định trước hết và trực tiếp của các việc dùng người. Đây là nguyên nhân căn bản và điều kiện đầu tiên đối với sự thành bại sức mạnh của tổ chức và bộ máy.
Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin
Quyết định

Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin

Tại Luật Phòng, chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) hiện hành, chỉ những người trực tiếp chăm sóc điều trị cho người nhiễm được thông báo kết quả xét nghiệm và chưa quy định cụ thể các cá nhân được quyền tiếp cận thông tin người nhiễm. Quy định hiện hành đã làm nảy sinh một số vấn đề trong quá trình áp dụng. Vì thế, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày mai, Chính phủ đề xuất, mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm virus.
Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài
Quyết định

Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài

Ngay từ xưa, việc tuyển chọn nhân tài nói chung, người đứng đầu nói riêng, luôn được ông cha ta đặt lên hàng đầu trong những quốc sách lớn, có liên quan đến vận hệ tồn vong, mạnh yếu của nước nhà. Do thế, thời nào ông cha ta cũng tuyển lựa không ít người văn, võ song toàn, kinh bang tế thế được lịch sử ghi công, Nhân dân truyền tụng.
Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng
Quyết định

Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng

Dự kiến, trong tuần tới, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức phiên giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HOÀNG VĂN THẮNG cho rằng, với bối cảnh thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, cùng sự điều tiết của rừng cũng suy giảm như hiện nay thì việc bảo đảm an toàn hồ, đập luôn đòi hỏi phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng.