Có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết

Hôm qua, 17.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo kết quả giám sát của các Ủy ban của Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV. Qua xem xét các báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý 3 “căn bệnh” trong xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.

Ảnh: Quang Khánh
Ảnh: Quang Khánh

Luật có hiệu lực 3 năm, văn bản quy định chi tiết vẫn... nợ

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hiện nay, nguồn lực để phục vụ cho công tác xây dựng thi hành pháp luật đang còn những hạn chế. Ngay kể cả cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế ở Trung ương, ở địa phương, mặc dù con số lên đến hàng nghìn người như trong báo cáo Chính phủ nhưng vẫn chưa bảo đảm đủ về chất lượng và số lượng, nhất là chất lượng. Hiện nay có một tình trạng chung là cán bộ làm pháp chế ở các bộ, ngành nếu như đào tạo luật nhưng lại thiếu quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đó. Nếu cán bộ quản lý nhà nước thì lại thiếu mảng pháp luật. Làm thế nào để có thể kết hợp được, tận dụng được đội ngũ này và nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ này. Đây là vấn đề mà Chính phủ về các bộ ngành cần tiếp tục quan tâm.

Kinh phí cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đang còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Đề nghị Văn phòng Quốc hội làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp để tính lại xem thử trước đây ta nói là kinh phí hỗ trợ cho xây dựng pháp luật, nhưng bây giờ đưa vào kinh phí chi thường xuyên. Việc phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật phải có những cải tiến và phải cấp đủ.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Qua tổng hợp kết quả giám sát của các Ủy ban của Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chỉ ra nhiều hạn chế về tính kịp thời, đầy đủ; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật; việc tuân thủ các quy định về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy định chi tiết. Trong các hạn chế nêu trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh 3 “căn bệnh” cơ bản phải lưu ý: Chậm ban hành văn bản quy định chi tiết; không ban hành văn bản quy định chi tiết nội dung được giao và quy định không đúng nội dung luật giao, chưa nói đến việc rà soát ở mức độ cao hơn, có trái với Hiến pháp, luật hay không cũng là vấn đề. 3 căn bệnh này được thể hiện khá rõ trong Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát của các Ủy ban của Quốc hội về văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV. Cụ thể, các chủ thể được giao quy định chi tiết đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tập trung nguồn lực để xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết. Trong một số lĩnh vực, việc ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm với luật có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, tính đến tháng 8.2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, trưởng ngành đã ban hành văn bản quy định chi tiết được 485/572 (chiếm 85%) nội dung được giao trong các luật; còn  87/572 (chiếm 15%) nội dung chưa có văn bản quy định chi tiết được ban hành.

Trong các nội dung đã được quy định chi tiết, theo Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, tuy có 301/485 (chiếm 62%) nội dung bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, nhưng vẫn còn 184/485 (chiếm 38%) nội dung có hiệu lực chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực của luật. Không dừng ở con số văn bản quy định chi tiết còn nợ chung, Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát chỉ rõ số lượng văn bản chậm dưới 6 tháng (138 văn bản, chiếm 75%), chậm từ 6 tháng đến 1 năm (có 21 văn bản, chiếm 11%) và chậm từ 1 đến 2 năm (có 25 văn bản, chiếm 14%). Trong đó, đáng lưu ý một số luật có từ 80% - 100% nội dung chưa có văn bản quy định chi tiết được ban hành, thậm chí một số nội dung sau gần 3 năm luật có hiệu lực nhưng vẫn chưa có văn bản quy định chi tiết.

 Không chỉ liệt kê số lượng văn bản ban hành chậm, kết quả giám sát của các Ủy ban của Quốc hội nêu tên các cơ quan còn nợ nhiều nội dung được giao quy định chi tiết đến thời điểm báo cáo như: Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Tòa án Nhân dân Tối cao... 

Đối với tình trạng văn bản quy định chi tiết không đúng nội dung luật giao, các Ủy ban của Quốc hội đã chỉ rõ 8 nghị định chứa nội dung có dấu hiệu trái với luật của Quốc hội (trong đó có 7 nghị định chứa nội dung có dấu hiệu trái với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); 7 nghị định và 3 thông tư quy định không đúng nội dung luật giao, chưa thống nhất với hệ thống pháp luật; 1 nghị định quy định khác với quy định tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài.

Ngoài ra, theo Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, có 6 nghị định, 22 thông tư liên tịch và 8 nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực thi hành nhưng chưa có văn bản khác sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế. Tại các văn bản quy định chi tiết cũng tồn tại một số văn bản chưa phân định rõ nội dung quy định chi tiết luật và biện pháp tổ chức thực hiện để thi hành luật, hoặc ban hành đủ về đầu mục nhưng có nội dung chưa cụ thể, khả thi, gặp khó khăn trong quá trình triển khai (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Cần chuyên tâm hơn nữa

Những hạn chế trong ban hành văn bản quy định chi tiết có nhiều nguyên nhân. Trong đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, các cơ quan chức năng cần chuyên tâm hơn nữa đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp độ khác nhau. Bởi thực tế đã có một số vấn đề dù đã được quy định rõ trong luật, pháp lệnh nhưng cơ quan chức năng khi áp dụng cũng không xem xét kỹ lưỡng, đi hỏi, hỏi hết cấp nọ đến cấp kia. Thậm chí, có những nội dung không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn có văn bản đề nghị giải thích pháp luật, không đúng quy trình, gây mất thời gian.

Đòi hỏi phải chuyên tâm hơn đến công tác xây dựng văn bản phạm pháp luật cũng được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đưa ra khi nhìn từ thực tiễn các lĩnh vực mà Ủy ban Kinh tế phụ trách. Ví dụ, dù Quốc hội đã tính đến điều kiện triển khai thực hiện nên thời gian từ khi Luật Quy hoạch được ban hành đến khi có hiệu lực đã được quy định đến hơn 1 năm, ban hành từ tháng 11.2017 nhưng đến ngày 1.1.2019 mới có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, Luật Quy hoạch vẫn được triển khai rất chậm. Đến nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận thấy, các địa phương, các bộ, ngành vẫn rất lúng túng và hệ thống quy hoạch quốc gia, hệ thống quy hoạch các vùng, các tỉnh, các ngành cho giai đoạn 2021 - 2030 xây dựng rất chậm, ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng chiến lược quy hoạch trong thời gian tới.

Những hạn chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành không phải là vấn đề mới. Các lần sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đều chú ý bổ sung các quy định về quy trình, thủ tục, đề cao trách nhiệm trong thực hiện hoạt động này. Song, việc chậm xây dựng ban hành văn bản vẫn đang diễn ra, chưa khắc phục được một cách triệt để, chưa kể còn có văn bản có dấu hiệu trái luật, nội dung không đúng với yêu cầu được luật giao. Để khắc phục hạn chế này, theo các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cần xác định trách nhiệm và chế tài xử lý với tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác ban hành văn bản quy định chi tiết. Tất nhiên, việc xử lý trách nhiệm này không thể chỉ dừng ở phương thức không xem xét khen thưởng như hiện nay.

Quyết định

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại
Thời sự Quốc hội

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại

Thừa nhận thời gian qua một số địa phương đang có tình trạng lơ là, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn đang diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, không nên đợi chờ ở vaccine mới cho học sinh đến trường trở lại vì vaccine chỉ tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế đã khuyến cáo các địa phương mạnh dạn đưa các cháu đi học, nhất là những vùng, xã, huyện, tỉnh ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn
Xây dựng luật

Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Mười tới. Thẩm tra dự luật này tại phiên họp toàn thể vừa qua, các thành viên Ủy ban về các vấn đề Xã hội đều nhất trí cần thiết phải sửa đổi Luật để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức Công đoàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đồng thời, phải thu hút mạnh mẽ hơn nữa người lao động và các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng
Quyết định

Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng

Từ kinh nghiệm lịch sử có thể nói, phòng, chống tham nhũng là quyết sách chiến lược mang ý nghĩa sinh tử, mất còn của thể chế, của quốc gia - dân tộc chúng ta! Đặc biệt vấn đề này càng trở nên cấp bách trong hơn 75 năm qua, kể từ khi Đảng ta cầm quyền, nhất là cực kỳ nóng bỏng trong ba chục năm nay.
Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả
Quyết định

Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Đại hội thi đua yêu nước Văn phòng Quốc hội lần thứ IV (2020 - 2025) diễn ra vào sáng nay, 22.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội NGUYỄN HẠNH PHÚC khẳng định, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, thiết thực, đi vào chiều sâu, phong trào thi đua yêu nước đã tạo động lực quan trọng để xây dựng cơ quan Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của Quốc hội.
Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định
Quyết định

Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định

Bảy trăm năm trước, khi bàn về việc chọn tướng, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nói: Lấy của mà thử xem có giữ được sự trong sạch không. Hai trăm năm sau đó, thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông, một ông vua rất sáng suốt và tạo nên sự thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có một câu nói, đúng hơn đó là lời cảnh báo xương máu, ngay giữa buổi thịnh trị lúc bấy giờ, rằng: Nếu có cái gì đó làm cho triều đình đổ vỡ, làm cho muôn dân bại hoại, thì đó chính là nạn quan tham lại nhũng. Năm, sáu thế kỷ qua, điều đó, hôm nay thiển nghĩ, còn nguyên nóng bỏng.
Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả
Quyết định

Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả

Đối chiếu với tiêu chí quốc tế, Việt Nam được xác định là quốc gia thiếu nước và nguy cơ này càng trở nên trầm trọng do biến đổi khí hậu, tăng dân số và sự tăng trưởng "nóng" của kinh tế. Để khắc phục vấn đề này, hệ thống công trình thủy lợi lớn đã được xây dựng và đưa vào vận hành thời gian qua. Tuy nhiên, tại Phiên giải trình về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, yêu cầu sử dụng nước có hiệu quả phải được đặt ra một cách quyết liệt trong thời gian tới.
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”
Quyết định

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”

Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT cho rằng, quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cán bộ phải làm thường xuyên, ngay cả sau đại hội. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh, bên cạnh giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, có cơ chế giám sát, kịp thời phát hiện và đấu tranh xử lý sai phạm, thì cũng cần có cơ chế khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch
Quyết định

Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch

Đại dịch Covid-19 đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự ổn định kinh tế của các nước thành viên ASEAN. Tăng trưởng kinh tế khu vực vốn đã yếu trước khi dịch bùng phát, đang đối mặt với sức ép lớn và có nguy cơ sụt giảm sâu hơn. Trong bối cảnh đó, tương lai của hội nhập kinh tế ASEAN phụ thuộc vào các biện pháp cũng như sự phối hợp của các nước trong khu vực. Nhận thức rõ điều này, tại hội nghị trực tuyến nhóm tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 do Hạ viện Philippines đăng cai tổ chức hôm qua, các đại biểu khẳng định, cần tăng cường hợp tác nghị viện khu vực nhằm giảm thiểu rủi ro do đại dịch Covid-19 gây ra và thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực.
Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng
Lập pháp

Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng

Theo quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi chết sẽ được xem xét công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện quy định này có những trường hợp dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận, song việc được công nhận liệt sĩ khiến dư luận xã hội không đồng tình. Do vậy, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình sửa đổi điều kiện xem xét công nhận liệt sĩ thời bình theo hướng quy định chặt chẽ, xứng đáng hơn.
Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài
Quyết định

Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài

Cha ông ta nói, “dụng nhân như dụng mộc”, giống như khi xây một ngôi nhà, gỗ lim thì được chọn làm cột cái, tre nứa dùng làm phên, dậu; ngược lại, nếu lấy tre nứa làm cột trụ, thì ngôi nhà sẽ nghiêng, đổ. Chính sách cán bộ vì vậy, phải được thay đổi căn bản, trên cơ sở phân loại cán bộ thành 6 nhóm tương ứng với 6 lĩnh vực trụ cột trong lãnh đạo, quản lý.
Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài
Quyết định

Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài

Theo Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT, nếu không có quan điểm đúng, thiếu cơ chế, chính sách nhằm phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài đúng chỗ sẽ khó giữ chân được nhân tài. Đã đến lúc, Đảng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện và bảo vệ nhân tài - những người sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.
Bài 3: Lạm bàn về phép chọn người
Quyết định

Bài 3: Lạm bàn về phép chọn người

Trong việc xây dựng tổ chức, kiến tạo bộ máy, việc chọn người luôn được coi là nhân tố quyết định trước hết và trực tiếp của các việc dùng người. Đây là nguyên nhân căn bản và điều kiện đầu tiên đối với sự thành bại sức mạnh của tổ chức và bộ máy.
Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin
Quyết định

Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin

Tại Luật Phòng, chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) hiện hành, chỉ những người trực tiếp chăm sóc điều trị cho người nhiễm được thông báo kết quả xét nghiệm và chưa quy định cụ thể các cá nhân được quyền tiếp cận thông tin người nhiễm. Quy định hiện hành đã làm nảy sinh một số vấn đề trong quá trình áp dụng. Vì thế, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày mai, Chính phủ đề xuất, mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm virus.
Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài
Quyết định

Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài

Ngay từ xưa, việc tuyển chọn nhân tài nói chung, người đứng đầu nói riêng, luôn được ông cha ta đặt lên hàng đầu trong những quốc sách lớn, có liên quan đến vận hệ tồn vong, mạnh yếu của nước nhà. Do thế, thời nào ông cha ta cũng tuyển lựa không ít người văn, võ song toàn, kinh bang tế thế được lịch sử ghi công, Nhân dân truyền tụng.
Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng
Quyết định

Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng

Dự kiến, trong tuần tới, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức phiên giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HOÀNG VĂN THẮNG cho rằng, với bối cảnh thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, cùng sự điều tiết của rừng cũng suy giảm như hiện nay thì việc bảo đảm an toàn hồ, đập luôn đòi hỏi phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng.