Công nhận liệt sĩ trong thời bình:

Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng

Theo quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi chết sẽ được xem xét công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện quy định này có những trường hợp dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận, song việc được công nhận liệt sĩ khiến dư luận xã hội không đồng tình. Do vậy, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình sửa đổi điều kiện xem xét công nhận liệt sĩ thời bình theo hướng quy định chặt chẽ, xứng đáng hơn.

Tôn vinh không đúng thì tác dụng ngược

Điểm e, Khoản 1, Điều 11, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành quy định "dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và Nhân dân" là một trường hợp được xem xét công nhận liệt sĩ. Thực tiễn áp dụng quy định này, nhiều trường hợp chết đuối khi cứu người, cứu tài sản hoặc tham gia phòng, chống bão lũ, chết do tai nạn khi làm nhiệm vụ… dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận, song việc được công nhận liệt sĩ làm dư luận xã hội không đồng tình. Mặt khác, cứu người là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, đồng thời, theo quy định tại Điều 132, Bộ luật Hình sự, không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ thực tế nêu trên, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đề xuất sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng theo hướng: Chỉ xem xét những trường hợp chết do có hành động đặc biệt dũng cảm thực hiện các công việc đặc biệt nguy hiểm, cấp bách, để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, Nhân dân; là những tấm gương,có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục và lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Những trường hợp khác sẽ được chuyển sang khen thưởng theo pháp luật về thi đua khen thưởng (huy chương, huân chương) và thực hiện trợ cấp mai táng hoặc hưởng chính sách tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh tán thành với đề xuất sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng theo hướng quy định chặt chẽ hơn về điều kiện công nhận liệt sĩ thời bình. Việc bổ sung tính chất công việc, hiệu ứng của hành động và nâng mức độ dũng cảm, cứu người, cứu tài sản, sẽ bảo đảm sự tôn vinh xứng đáng hơn.

Tán thành với việc rà soát chặt chẽ tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ trong thời bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, đây là sự tôn vinh chứ không chỉ là vấn đề trợ cấp. "Phải rà soát chặt chẽ để tôn vinh, tránh trường hợp tôn vinh không đúng thì có tác động ngược", Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, phải nghiên cứu kỹ lưỡng các điều kiện công nhận liệt sĩ thời bình để làm rõ đạo lý của vấn đề. Liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu thì rõ ràng, nhưng trong thời kỳ đất nước hòa bình hiện nay, nếu không quy định chặt chẽ, việc ai cũng đề nghị, bất cứ sự mất mát nào cũng đề nghị công nhận liệt sĩ thì phải cân nhắc. Những trường hợp đặc biệt dũng cảm, thực hiện những công việc đặc biệt, nguy hiểm, cấp bách để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân… sẽ có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, hình ảnh sự hy sinh mới lan tỏa rộng rãi trong xã hội. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 11.8 Ảnh: Quang Khánh
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 11.8 

Ảnh: Quang Khánh 

Tiếp tục rà soát các điều kiện cụ thể

Liên quan đến quy định về công nhận liệt sĩ thời bình được thể hiện trong dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, cần tiếp tục rà soát. Nêu ví dụ tại Khoản 7, Điều 14, dự thảo Pháp lệnh về công nhận liệt sĩ với trường hợp hy sinh do ốm đau, tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến phân tích, cụm từ “địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” chưa rõ là theo phân định của vùng dân tộc thiểu số, miền núi hay theo phân định nào. Hiện nay mới có quyết định của Chính phủ về phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, trong đó có địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mặc dù các cấp, các ngành hầu như đều áp dụng theo cách phân định này, nhưng Chủ tịch Hội đồng Dân tộc lưu ý, tiêu chí phân định này chỉ áp dụng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong khi đó, với mục tiêu phân định khách quan, khoa học, chính xác, công bằng để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Nghị quyết 88 của Quốc hội phê duyệt "Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030" đã thu hẹp địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi và địa bàn đặc biệt khó khăn. Cụ thể là hơn 1.000 xã không còn là vùng dân tộc thiểu số, miền núi nữa, địa bàn đặc biệt khó khăn cũng sẽ thu hẹp lại. Do đó, nếu quy định như dự thảo Pháp lệnh, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, chưa đại diện cho toàn thể vùng miền của đất nước. 
Ở góc độ khác, theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, trường hợp hy sinh do ốm đau, tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn có sự “ghép dính” giữa Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Thi đua, khen thưởng. Do đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các cơ quan cần rà soát, giải trình làm rõ hơn. 

Lập pháp

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao
Quốc hội và Cử tri

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao

Nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.