Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS

Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin

Tại Luật Phòng, chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) hiện hành, chỉ những người trực tiếp chăm sóc điều trị cho người nhiễm được thông báo kết quả xét nghiệm và chưa quy định cụ thể các cá nhân được quyền tiếp cận thông tin người nhiễm. Quy định hiện hành đã làm nảy sinh một số vấn đề trong quá trình áp dụng. Vì thế, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày mai, Chính phủ đề xuất, mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm virus.

Bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin

Tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS hiện hành, chỉ những người trực tiếp chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV mới được thông báo kết quả xét nghiệm HIV và chưa có quy định cụ thể ai được quyền tiếp cận thông tin người nhiễm HIV. Do giới hạn đối tượng được tiếp cận thông tin nên có tình trạng nhiều người nhiễm HIV đã biết tình trạng bệnh nhưng vẫn làm lây nhiễm HIV cho người khác. Cơ quan chức năng do không tiếp cận được thông tin người nhiễm nên không thể xác định được đối tượng, khu vực lây nhiễm HIV cao để có biện pháp chống HIV/AIDS phù hợp. Ngoài ra, theo Tờ trình của Chính phủ, quy định hiện hành cũng gây khó khăn trong thực hiện các quy định, chính sách bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV, chưa bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm...

Bên cạnh đó, theo Tờ trình dự án Luật, quy định người dưới 16 tuổi khi thực hiện xét nghiệm phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ không phù hợp với thực tiễn và hạn chế quyền tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV, quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Thực tế, trẻ từ 15 tuổi nhiễm HIV có quan hệ tình dục rất lo ngại, không dám tiết lộ nguy cơ lây nhiễm HIV cho cha mẹ để cha mẹ đồng ý cho nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm HIV. Trong khi đó, các cơ sở, nhân viên y tế không xét nghiệm cho trẻ dưới 16 tuổi nếu không có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng. Do vậy, trẻ sẽ mất đi cơ hội được xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV.

Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã được ban hành 14 năm trước, trong bối cảnh xã hội rất khác so với hiện nay. Đại diện Bộ Y tế lưu ý, tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam, nhóm vợ, bạn tình của người nhiễm HIV tăng nhanh, trong khi nhóm này khó nhận dạng, khó tiếp cận do kỳ thị. Do đó, cần thay đổi phương pháp tiếp cận bằng cách tìm theo dấu vết, mạng lưới của người nhiễm để tìm kiếm những người có nguy cơ cao nhất lây nhiễm HIV. Điều này chỉ hiệu quả khi biết thông tin của người nhiễm HIV và được quyền tiếp cận họ sớm. Để thực hiện được thì cần bổ sung đối tượng cần thiết được tiếp cận thông tin người nhiễm để phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho chính người nhiễm HIV.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Giảm nguy cơ lây nhiễm

Để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ đề xuất bổ sung nghĩa vụ của người nhiễm HIV phải thông báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho người có quan hệ tình dục với họ để phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người đó. Đây là nội dung cần thiết để góp phần bảo vệ quyền được an toàn của mỗi cá nhân và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, Tờ trình dự án Luật nêu rõ.

  Dự án Luật cũng điều chỉnh, bổ sung một số đối tượng được ưu tiên các biện pháp tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Cụ thể, có nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), người chuyển đổi giới tính, người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV và với các đối tượng nguy cơ cao, phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng.

Theo dự án Luật, độ tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV của trẻ em được giảm từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Việc trẻ em đủ 15 tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm được cho là để phù hợp với tình trạng thực tế lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện nay cần được xét nghiệm sớm để điều trị kịp thời, bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, khắc phục được các tồn tại hiện nay. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm HIV, cơ sở xét nghiệm sẽ thông báo cho cha mẹ, người giám hộ biết để kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện chăm sóc và điều trị cho trẻ.

Về nguyên tắc, việc mở rộng đối tượng được thông báo kết quả xét nghiệm, cũng như bổ sung một số quy định liên quan tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS hiện hành sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan loại bệnh nguy hiểm này. Nhưng quy định này liên quan đến một số luật đang được sửa đổi (Luật Cư trú), ảnh hưởng đến cuộc sống của người nhiễm HIV nên nhận được nhiều góp ý của các cơ quan, đơn vị. Theo góp ý của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV và AIDS, dự thảo Luật cần bỏ quy định yêu cầu người nhiễm HIV phải thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn (Khoản 2, Điều 4). Thay vào đó, dự thảo Luật nên quy định cho phép cán bộ y tế quyết định có nên hay không thông báo tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân cho vợ, chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn. Quyết định thông báo cho người sinh sống với người HIV cần được cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, tôn trọng các nguyên tắc về đạo đức và chỉ thực hiện khi hội tụ đầy đủ các tiêu chí gồm: Người nhiễm HIV trong trường hợp này đã được tư vấn đầy đủ; Việc tư vấn cho người nhiễm HIV không giúp đạt được các thay đổi cần thiết về hành vi; Người nhiễm HIV từ chối tự thông báo hay đồng ý để người khác thông báo cho vợ, chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn biết về tình trạng nhiễm HIV của bản thân...

Quyết định

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại
Thời sự Quốc hội

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại

Thừa nhận thời gian qua một số địa phương đang có tình trạng lơ là, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn đang diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, không nên đợi chờ ở vaccine mới cho học sinh đến trường trở lại vì vaccine chỉ tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế đã khuyến cáo các địa phương mạnh dạn đưa các cháu đi học, nhất là những vùng, xã, huyện, tỉnh ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn
Xây dựng luật

Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Mười tới. Thẩm tra dự luật này tại phiên họp toàn thể vừa qua, các thành viên Ủy ban về các vấn đề Xã hội đều nhất trí cần thiết phải sửa đổi Luật để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức Công đoàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đồng thời, phải thu hút mạnh mẽ hơn nữa người lao động và các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng
Quyết định

Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng

Từ kinh nghiệm lịch sử có thể nói, phòng, chống tham nhũng là quyết sách chiến lược mang ý nghĩa sinh tử, mất còn của thể chế, của quốc gia - dân tộc chúng ta! Đặc biệt vấn đề này càng trở nên cấp bách trong hơn 75 năm qua, kể từ khi Đảng ta cầm quyền, nhất là cực kỳ nóng bỏng trong ba chục năm nay.
Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả
Quyết định

Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Đại hội thi đua yêu nước Văn phòng Quốc hội lần thứ IV (2020 - 2025) diễn ra vào sáng nay, 22.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội NGUYỄN HẠNH PHÚC khẳng định, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, thiết thực, đi vào chiều sâu, phong trào thi đua yêu nước đã tạo động lực quan trọng để xây dựng cơ quan Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của Quốc hội.
Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định
Quyết định

Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định

Bảy trăm năm trước, khi bàn về việc chọn tướng, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nói: Lấy của mà thử xem có giữ được sự trong sạch không. Hai trăm năm sau đó, thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông, một ông vua rất sáng suốt và tạo nên sự thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có một câu nói, đúng hơn đó là lời cảnh báo xương máu, ngay giữa buổi thịnh trị lúc bấy giờ, rằng: Nếu có cái gì đó làm cho triều đình đổ vỡ, làm cho muôn dân bại hoại, thì đó chính là nạn quan tham lại nhũng. Năm, sáu thế kỷ qua, điều đó, hôm nay thiển nghĩ, còn nguyên nóng bỏng.
Có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết
Quyết định

Có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết

Hôm qua, 17.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo kết quả giám sát của các Ủy ban của Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV. Qua xem xét các báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý 3 “căn bệnh” trong xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.
Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả
Quyết định

Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả

Đối chiếu với tiêu chí quốc tế, Việt Nam được xác định là quốc gia thiếu nước và nguy cơ này càng trở nên trầm trọng do biến đổi khí hậu, tăng dân số và sự tăng trưởng "nóng" của kinh tế. Để khắc phục vấn đề này, hệ thống công trình thủy lợi lớn đã được xây dựng và đưa vào vận hành thời gian qua. Tuy nhiên, tại Phiên giải trình về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, yêu cầu sử dụng nước có hiệu quả phải được đặt ra một cách quyết liệt trong thời gian tới.
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”
Quyết định

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”

Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT cho rằng, quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cán bộ phải làm thường xuyên, ngay cả sau đại hội. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh, bên cạnh giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, có cơ chế giám sát, kịp thời phát hiện và đấu tranh xử lý sai phạm, thì cũng cần có cơ chế khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch
Quyết định

Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch

Đại dịch Covid-19 đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự ổn định kinh tế của các nước thành viên ASEAN. Tăng trưởng kinh tế khu vực vốn đã yếu trước khi dịch bùng phát, đang đối mặt với sức ép lớn và có nguy cơ sụt giảm sâu hơn. Trong bối cảnh đó, tương lai của hội nhập kinh tế ASEAN phụ thuộc vào các biện pháp cũng như sự phối hợp của các nước trong khu vực. Nhận thức rõ điều này, tại hội nghị trực tuyến nhóm tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 do Hạ viện Philippines đăng cai tổ chức hôm qua, các đại biểu khẳng định, cần tăng cường hợp tác nghị viện khu vực nhằm giảm thiểu rủi ro do đại dịch Covid-19 gây ra và thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực.
Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng
Lập pháp

Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng

Theo quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi chết sẽ được xem xét công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện quy định này có những trường hợp dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận, song việc được công nhận liệt sĩ khiến dư luận xã hội không đồng tình. Do vậy, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình sửa đổi điều kiện xem xét công nhận liệt sĩ thời bình theo hướng quy định chặt chẽ, xứng đáng hơn.
Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài
Quyết định

Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài

Cha ông ta nói, “dụng nhân như dụng mộc”, giống như khi xây một ngôi nhà, gỗ lim thì được chọn làm cột cái, tre nứa dùng làm phên, dậu; ngược lại, nếu lấy tre nứa làm cột trụ, thì ngôi nhà sẽ nghiêng, đổ. Chính sách cán bộ vì vậy, phải được thay đổi căn bản, trên cơ sở phân loại cán bộ thành 6 nhóm tương ứng với 6 lĩnh vực trụ cột trong lãnh đạo, quản lý.
Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài
Quyết định

Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài

Theo Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT, nếu không có quan điểm đúng, thiếu cơ chế, chính sách nhằm phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài đúng chỗ sẽ khó giữ chân được nhân tài. Đã đến lúc, Đảng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện và bảo vệ nhân tài - những người sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.
Bài 3: Lạm bàn về phép chọn người
Quyết định

Bài 3: Lạm bàn về phép chọn người

Trong việc xây dựng tổ chức, kiến tạo bộ máy, việc chọn người luôn được coi là nhân tố quyết định trước hết và trực tiếp của các việc dùng người. Đây là nguyên nhân căn bản và điều kiện đầu tiên đối với sự thành bại sức mạnh của tổ chức và bộ máy.
Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài
Quyết định

Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài

Ngay từ xưa, việc tuyển chọn nhân tài nói chung, người đứng đầu nói riêng, luôn được ông cha ta đặt lên hàng đầu trong những quốc sách lớn, có liên quan đến vận hệ tồn vong, mạnh yếu của nước nhà. Do thế, thời nào ông cha ta cũng tuyển lựa không ít người văn, võ song toàn, kinh bang tế thế được lịch sử ghi công, Nhân dân truyền tụng.
Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng
Quyết định

Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng

Dự kiến, trong tuần tới, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức phiên giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HOÀNG VĂN THẮNG cho rằng, với bối cảnh thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, cùng sự điều tiết của rừng cũng suy giảm như hiện nay thì việc bảo đảm an toàn hồ, đập luôn đòi hỏi phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng.