Bài 3: Lạm bàn về phép chọn người

Trong việc xây dựng tổ chức, kiến tạo bộ máy, việc chọn người luôn được coi là nhân tố quyết định trước hết và trực tiếp của các việc dùng người. Đây là nguyên nhân căn bản và điều kiện đầu tiên đối với sự thành bại sức mạnh của tổ chức và bộ máy.

Từ kinh nghiệm và thực tiễn, từ yêu cầu Đại hội Đảng bộ các cấp, bước đầu hình dung và thử khái lược ở đây 8 phép chọn người:   

1- Chọn cái tâm hay chọn cái tài? Ấy là câu hỏi của muôn thuở. Tâm quý hay tài quý? Và, cổ nhân từng răn: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”; “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ấy là tài năng mới đáng nói, đáng quý. Có mấy nghĩa tài khác ở đây, là tài luồn cúi, xoay xở, tài đục khoét, nịnh bợ; là tiền tài, vật chất. Nên cái tài mới là tòa ngang dãy dọc, đất đai nhiều như điền chủ, nghĩa là giàu lên nhanh chóng một cách khuất tất, mờ ám. Cái tài rất mờ ảo sáng tối, nhập nhằng trắng đen: “Lươn ngắn lại chê chạch dài/ Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm”

Xem khắp trong lịch sử, xưa nay, khi quyền lực mà đem giao cho những kẻ mang cái tâm kém, những kẻ ham thích tiền quyền, “tiền tài vị tiền tài”, nhất định có ngày quốc gia lâm nguy. Tâm thực thì người sẽ đến, tâm cao thì tài sẽ lớn, tâm quảng khoát thì sẽ đủ tầm bao quát bốn bể, dẫn dắt thiên hạ! 

2- Chọn cho cái tình hay chọn cho cái lý? Người Việt Nam ta có câu: “Cả trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Tình thì rất quý! Nhưng, nếu lụy cái tình như thế, thì “Một bỏ làm mười”, “Hòn đất cất nên ông bụt”, “Yêu nên bụt, ghét ra ma”, tất người tài bỏ đi, sỹ phu ngoảnh mặt, ắt sẽ làm nát chính sự. Rốt cục, cả hai cái tình cái lý, đều vì thế mà hỏng. Nên, ở đây, thượng sách phương châm chọn, cần dứt khoát, “Dù thẳng mực tàu đau lòng gỗ”: “Thương anh em để trong lòng/ Việc công xin cứ phép công em làm”. 

Ấy mới cần sự thấu tình đạt lý, nhưng trước nhất cái lý phải làm đầu, trong việc chọn người!

3- Chọn vì “lễ nghĩa” hay chọn vì đảm lược? Người ta thường nói: “Ở đời, cần phải biết điều”, “Tốt lễ dễ thưa”, “Việc quan không thể nói bằng nước dãi”, “Ông có chân giò, bà thò nậm rượu”, “Đi nặng về nặng, đi nhẹ về nhẹ, đi không thì… về không”… 

Xưa nay, thử hỏi đã mấy ai đã đủ dũng khí ngoảnh mặt với “lễ nghĩa” kiểu ấy nên không ít đã “Há miệng mắc quai”, thậm chí “Một miệng mười quai”? Và chọn người kiểu như thế, thì người đảm lược, tài hoa, có nhân, nghĩa, liêm sỉ lánh xa, thì không cần nói, đội ngũ chỉ nhung nhúc những kẻ bán mua, đổi chác, chính sự đã tự nó đã nát bét rồi! Mong sao người nắm quyền luôn ứng xử như cái thời “Câu đương chặt ngón chân” của Cụ Trần Thủ Độ.

4- Chọn mẫu mã hay chọn thực việc? Ấy là chuyện bằng cấp và thực tài. Người ta lóa mắt và chuộng hư danh, đặt ra bao nhiêu tiêu chuẩn về bằng cấp, và ngó lơ những người thực việc. Họ có biết đâu rằng, theo đó, vô khối kẻ ngược xuôi bán mua bằng cấp, cốt lấy hư danh lừa đời: “Điểm tô cái mẽ bề ngoài/ Che đi cái vẻ sơ sài bên trong” nhưng kỳ thực thì “Chữ không hay, cày chẳng biết”, “Tốt mã rẻ cùi”, “Toàn tòng tại chức… đoạt quyền”. Từ văn chương, chiếu biểu cho tới biện lý, hành sự với hạng này khác chi trò xa xỉ. Họ không thuộc những đám “Cáo mượn oai hùm”, “Đông Quách tiên sinh” thì cũng ở hạng: “Ma mang mặt người”, “Ruồi trên đầu hổ”…

Vì thế, bao nhiêu “ngọn núi cao thường giấu ngọn”, “những “bông lúa chín thường cúi đầu”… bị lãng quên, thậm chí bị vùi lấp! 

5- Chọn người khéo nói hay chọn người trung trực? Thói thường thì ghét bỏ người “Trung ngôn nghịch nhĩ” (Lời nói thẳng khó nghe) mà lại thích kẻ “Xảo ngôn, lệnh sắc…” (Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở…). Nhưng, có biết đâu rằng: “Mật ngọt chết ruồi”, “Những nơi cay đắng là nơi thật thà”. Nhớ xưa, cổ nhân lại chọn và lập một chức quan, đứng hàng tam phẩm, chuyên phản biện, can gián nhà vua, gọi là Gián nghị đại phu. Trên thích nghe can gián, dưới dám nói lời trung, đây là bí quyết trị quốc của người xưa đấy!    

6- Chọn cho công việc hay chọn chỉ vì người? Vì việc chọn người, đặt bộ máy! Trải suốt xưa nay, nhìn khắp đông tây nam bắc, ở đâu và thời nào hễ tiến bộ cũng đều làm như thế cả! Nhớ năm 1946, Cụ Hồ ký lệnh lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ. Ban chỉ có 2 người. Đó là Cụ Bùi Bằng Đoàn làm Trưởng ban và ông Cù Huy Cận. Mọi người hỏi Cụ Hồ về điều đó, thì Cụ Hồ bảo: “Việc tới đâu thì đặt người tới đó. Cụ Bùi đức cao vọng trọng, dạn dày kinh nghiệm, chú Cận trẻ tuổi thì theo, để mà học việc. Sau này, việc nhiều thì bố trí thêm”. 

Nay thì không ít nơi, “chưa nặn bụt đã nặn bệ”, “vì người mà đặt bộ máy”; số người “chỉ tay năm ngón” quá nhiều. Nếu đông nhưng không mạnh, lại “miệng ăn núi lở”, bộ máy vừa chồng chéo vừa cồng kềnh, theo đó không nảy nòi nạn cát cứ, không đẻ ra nhóm lợi ích mới là chuyện lạ!

7- Chọn cho công sự hay chọn cho phe cánh? Lại nhớ năm 1947, Cụ Hồ nói, đại ý: Có những đồng chí còn giữ thói “Một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ… Cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được. Cụ Hồ nói tiếp: “Tư túng- Kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai”. 

Thảo nào không ít nơi “Con anh cháu tôi”, “Cậy thần cậy thế”, “Con cháu các cụ cả”(5C), “Nhất hậu duệ… bét trí tuệ”, “Cả họ làm quan”, rồi nhiều chốn xa thì xã “Đảng ủy họ ta”, gần thì huyện “Ban Thường vụ nhà ta”(!). Bố quan, con bố cũng… phải quan (!)... Thử hỏi làm sao nhân tài không chán nản, sỹ phu không ngoảnh mặt? Và, thử hỏi, chọn người như thế thì sao mọi việc không tốc hỷ tốc bại, mọi nhân sự không hoạch phát tất hoạch tàn cho được?

8- Chọn cho cơ cấu hay chọn cho công việc? Không ít nơi văng vẳng những lời ta thán: “Trọn đời phấn đấu không bằng cơ cấu một giây”, “Lúc cần trẻ, ta đã già/ Cơ cấu cần nữ, lại là đàn ông”… Thế là lắm nơi chia chác mâm bát làm trọng, lấy cái phường hội làm đầu!

Cơ cấu là hình thức, công việc là nội dung của việc chọn lựa, sắp đặt bộ máy. Nên, công việc là quyết định, cơ cấu đứng hàng thứ, chỉ giữ phần quan trọng mà thôi! Bởi, nói như Cụ Hồ, cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Thế mới thật sự quang minh lỗi lạc! 

Vì thế, không nệ mâm bát đủ đầy rồi bỏ mặc người đói kẻ no, không để tài đức khuất thân trong khi chỉ nhăm nhe tùy người đặt chức thì… vạn sự bê trễ, bộ máy lỏng lẻo! “Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào, Chính phủ dứt khoát không khoan dung”, như Cụ Hồ đã từng cảnh báo.

Không nhìn thấy, thấy mà không nhận ra nhân tài là tội nhỏ. Tội to hơn là, biết là hiền tài mà không dùng. Tội to hơn nữa là, dùng mà không tin nhân tài. Mắc trọng tội, khi trọng dụng mà không bảo vệ được nhân tài. Nhưng cộng cả bốn cái tội ấy cũng không nặng bằng tội đem cái mũ của bậc nhân tài đội lên đầu kẻ bất tài, vô hạnh. 

Phải là bậc hiền tài mới chọn được, mới thu phục được hiền tài! Những người khi được trao quyền chọn người của bộ máy, cốt nhất, trước mắt chỉ cần làm tốt tối thiểu 10 chữ này mà thôi: Trung thực - Khách quan - Dũng cảm - Trách nhiệm - Trong sạch.

Lắng trông Nhân dân tôn vinh hiền tài, theo đó, mà chọn lấy, không sai!

Khi sỹ phu ngoảnh mặt thì sớm muộn nhất định sẽ tới ngày bại vong!

Sự đời bao gương kia to tày liếp trong việc chọn người, vẫn hẵng đang treo! 

Quyết định

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại
Thời sự Quốc hội

Bộ Y tế đã khuyến cáo địa phương mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại

Thừa nhận thời gian qua một số địa phương đang có tình trạng lơ là, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn đang diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, không nên đợi chờ ở vaccine mới cho học sinh đến trường trở lại vì vaccine chỉ tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế đã khuyến cáo các địa phương mạnh dạn đưa các cháu đi học, nhất là những vùng, xã, huyện, tỉnh ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn
Xây dựng luật

Đẩy mạnh thu hút người lao động tham gia Công đoàn

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Mười tới. Thẩm tra dự luật này tại phiên họp toàn thể vừa qua, các thành viên Ủy ban về các vấn đề Xã hội đều nhất trí cần thiết phải sửa đổi Luật để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức Công đoàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đồng thời, phải thu hút mạnh mẽ hơn nữa người lao động và các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng
Quyết định

Bài 3: Ngăn chặn và tẩy trừ tham nhũng

Từ kinh nghiệm lịch sử có thể nói, phòng, chống tham nhũng là quyết sách chiến lược mang ý nghĩa sinh tử, mất còn của thể chế, của quốc gia - dân tộc chúng ta! Đặc biệt vấn đề này càng trở nên cấp bách trong hơn 75 năm qua, kể từ khi Đảng ta cầm quyền, nhất là cực kỳ nóng bỏng trong ba chục năm nay.
Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả
Quyết định

Xây dựng Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Đại hội thi đua yêu nước Văn phòng Quốc hội lần thứ IV (2020 - 2025) diễn ra vào sáng nay, 22.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội NGUYỄN HẠNH PHÚC khẳng định, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, thiết thực, đi vào chiều sâu, phong trào thi đua yêu nước đã tạo động lực quan trọng để xây dựng cơ quan Văn phòng Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của Quốc hội.
Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định
Quyết định

Bài 2: Chống tham nhũng: Quyết tâm và kiên định

Bảy trăm năm trước, khi bàn về việc chọn tướng, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nói: Lấy của mà thử xem có giữ được sự trong sạch không. Hai trăm năm sau đó, thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông, một ông vua rất sáng suốt và tạo nên sự thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có một câu nói, đúng hơn đó là lời cảnh báo xương máu, ngay giữa buổi thịnh trị lúc bấy giờ, rằng: Nếu có cái gì đó làm cho triều đình đổ vỡ, làm cho muôn dân bại hoại, thì đó chính là nạn quan tham lại nhũng. Năm, sáu thế kỷ qua, điều đó, hôm nay thiển nghĩ, còn nguyên nóng bỏng.
Có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết
Quyết định

Có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết

Hôm qua, 17.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo kết quả giám sát của các Ủy ban của Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV. Qua xem xét các báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý 3 “căn bệnh” trong xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.
Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả
Quyết định

Quyết liệt yêu cầu sử dụng nước hiệu quả

Đối chiếu với tiêu chí quốc tế, Việt Nam được xác định là quốc gia thiếu nước và nguy cơ này càng trở nên trầm trọng do biến đổi khí hậu, tăng dân số và sự tăng trưởng "nóng" của kinh tế. Để khắc phục vấn đề này, hệ thống công trình thủy lợi lớn đã được xây dựng và đưa vào vận hành thời gian qua. Tuy nhiên, tại Phiên giải trình về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, yêu cầu sử dụng nước có hiệu quả phải được đặt ra một cách quyết liệt trong thời gian tới.
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”
Quyết định

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống...”

Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT cho rằng, quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cán bộ phải làm thường xuyên, ngay cả sau đại hội. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh, bên cạnh giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, có cơ chế giám sát, kịp thời phát hiện và đấu tranh xử lý sai phạm, thì cũng cần có cơ chế khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch
Quyết định

Hài hòa hóa pháp luật để vượt qua đại dịch

Đại dịch Covid-19 đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự ổn định kinh tế của các nước thành viên ASEAN. Tăng trưởng kinh tế khu vực vốn đã yếu trước khi dịch bùng phát, đang đối mặt với sức ép lớn và có nguy cơ sụt giảm sâu hơn. Trong bối cảnh đó, tương lai của hội nhập kinh tế ASEAN phụ thuộc vào các biện pháp cũng như sự phối hợp của các nước trong khu vực. Nhận thức rõ điều này, tại hội nghị trực tuyến nhóm tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 do Hạ viện Philippines đăng cai tổ chức hôm qua, các đại biểu khẳng định, cần tăng cường hợp tác nghị viện khu vực nhằm giảm thiểu rủi ro do đại dịch Covid-19 gây ra và thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực.
Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng
Lập pháp

Quy định cần chặt chẽ, xứng đáng

Theo quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi chết sẽ được xem xét công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện quy định này có những trường hợp dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận, song việc được công nhận liệt sĩ khiến dư luận xã hội không đồng tình. Do vậy, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình sửa đổi điều kiện xem xét công nhận liệt sĩ thời bình theo hướng quy định chặt chẽ, xứng đáng hơn.
Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài
Quyết định

Thay đổi chính sách cán bộ để thu hút nhân tài

Cha ông ta nói, “dụng nhân như dụng mộc”, giống như khi xây một ngôi nhà, gỗ lim thì được chọn làm cột cái, tre nứa dùng làm phên, dậu; ngược lại, nếu lấy tre nứa làm cột trụ, thì ngôi nhà sẽ nghiêng, đổ. Chính sách cán bộ vì vậy, phải được thay đổi căn bản, trên cơ sở phân loại cán bộ thành 6 nhóm tương ứng với 6 lĩnh vực trụ cột trong lãnh đạo, quản lý.
Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài
Quyết định

Cơ chế, chính sách cần đồng bộ để “giữ chân” nhân tài

Theo Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ĐÀO DUY QUÁT, nếu không có quan điểm đúng, thiếu cơ chế, chính sách nhằm phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài đúng chỗ sẽ khó giữ chân được nhân tài. Đã đến lúc, Đảng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện và bảo vệ nhân tài - những người sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.
Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin
Quyết định

Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin

Tại Luật Phòng, chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) hiện hành, chỉ những người trực tiếp chăm sóc điều trị cho người nhiễm được thông báo kết quả xét nghiệm và chưa quy định cụ thể các cá nhân được quyền tiếp cận thông tin người nhiễm. Quy định hiện hành đã làm nảy sinh một số vấn đề trong quá trình áp dụng. Vì thế, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày mai, Chính phủ đề xuất, mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm virus.
Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài
Quyết định

Bài 2: Cơ chế tuyển chọn nhân tài

Ngay từ xưa, việc tuyển chọn nhân tài nói chung, người đứng đầu nói riêng, luôn được ông cha ta đặt lên hàng đầu trong những quốc sách lớn, có liên quan đến vận hệ tồn vong, mạnh yếu của nước nhà. Do thế, thời nào ông cha ta cũng tuyển lựa không ít người văn, võ song toàn, kinh bang tế thế được lịch sử ghi công, Nhân dân truyền tụng.
Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng
Quyết định

Phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng

Dự kiến, trong tuần tới, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức phiên giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HOÀNG VĂN THẮNG cho rằng, với bối cảnh thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, cùng sự điều tiết của rừng cũng suy giảm như hiện nay thì việc bảo đảm an toàn hồ, đập luôn đòi hỏi phải có hành động cụ thể và triển khai sâu rộng.