Sửa đổi các Luật liên quan đến chế độ, chính sách cho cán bộ dân tộc thiểu số

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM cho biết, trên cơ sở kết quả chuyên đề giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023” của Hội đồng Dân tộc, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sẽ tiến hành rà soát, triển khai sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến chế độ, chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số.

Hiệu quả một số chính sách ưu tiên chưa cao

- Thưa ông, nhìn lại năm 2024, Hội đồng Dân tộc đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023”. Ông chia sẻ kết quả của chuyên đề giám sát này?

- Qua giám sát báo cáo và trực tiếp tại các địa phương, bộ, ngành, nhìn chung, công tác cán bộ người dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tương đối có hiệu quả. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm các chế độ, chính sách, quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công bằng, công khai, minh bạch, khoa học và dân chủ hơn.

avatar
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Hội đồng Dân tộc. Ảnh: H. Ngọc

Cụ thể như, các chính sách ưu tiên trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số; chính sách ưu đãi đối với cán bộ người dân tộc thiểu số công tác hoặc được điều động, biệt phái đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách cử tuyển tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14.3.2016 phê duyệt Đề án về “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”. Đây là Đề án có nội dung tương đối toàn diện nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, các địa phương đã ban hành hệ thống văn bản theo thẩm quyền để triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số từ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đến bố trí tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

Một số địa phương đã ban hành các cơ chế, chính sách riêng cho cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số như: Chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số rất ít người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách ưu tiên, bố trí tuyển dụng, sử dụng sinh viên người dân tộc thiểu số, sinh viên cử tuyển, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số được luân chuyển, điều động.

Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động, triển khai công tác quy hoạch cán bộ cơ bản bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; cơ bản khắc phục được tình trạng khép kín, cục bộ, địa phương; có rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những nhân sự không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch nhân tố mới, cơ bản đảm bảo tính kế thừa, phát triển, bảo đảm cơ cấu độ tuổi, thành phần dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ, nữ.

Công tác bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số các cấp từ Trung ương đến địa phương được thực hiện thường xuyên theo quy định của pháp luật, theo phân cấp quản lý cán bộ và đạt được kết quả tích cực. Ở Trung ương, một số bộ, ngành quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số đạt trên 5% tổng số biên chế được giao như Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp. Ở địa phương có 34/35 tỉnh, thành phố (97,1%) trực thuộc Trung ương có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số đạt mục tiêu đề ra theo Quyết định số 402/QĐ-TTg.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ dân tộc thiểu số được quan tâm, từng bước gắn với chức danh, với quy hoạch và sử dụng cán bộ. Các bộ, ngành, địa phương hàng năm đều ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong đó chú trọng định hướng đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và theo quy hoạch đối với các chức danh lãnh đạo quản lý. Các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cán bộ người dân tộc thiểu số được đa số các địa phương lồng ghép trong các văn bản chính sách chung của tỉnh.

Một số tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cán bộ người dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số rất ít người tham gia học tập, bồi dưỡng như: An Giang, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Nam, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Sơn La, Lai Châu… Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số ở các cơ quan Trung ương và địa phương.

- Qua giám sát, Hội đồng Dân tộc đã phát hiện công tác cán bộ dân tộc thiểu số có tồn tại, hạn chế gì, thưa ông?

- Giám sát cũng cho thấy, hệ thống chính sách, pháp luật về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đầy đủ, chậm sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thể chế hóa các chủ trương mới của Đảng, chưa có Đề án tổng thể mang tính bao trùm gắn kết giữa các khâu trong công tác này từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ dân tộc thiểu số mang tính dài hạn.

Một số chính sách ưu tiên tuy được ban hành nhưng hiệu quả chưa cao, còn bất cập, nên tại một số bộ, ngành, địa phương, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số còn thiếu và chưa bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các dân tộc, nhất là đối với các vị trí lãnh đạo và một số dân tộc ít người. Số lượng công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp trung ương chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, phó phòng. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức giữ lãnh đạo quản lý các cấp là người dân tộc thiểu số tại một số địa phương không đạt tỷ lệ. Việc tinh giảm biên chế cũng có tác động đến cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Một số địa phương gặp khó khăn trong tuyển dụng công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, chưa có chính sách đặc thù của địa phương để tuyển dụng…

Ban hành Đề án tổng thể về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số

- Theo ông, kết quả của chuyên đề giám sát sẽ có tác động thế nào đối với công tác cán bộ người dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là chuẩn bị cho công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng?

- Qua giám sát của Hội đồng Dân tộc, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng nhìn nhận được trách nhiệm trong triển khai thực hiện, phát huy những kết quả tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ người dân tộc thiểu số. kết quả của chuyên đề giám sát sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, trong việc rà soát, quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm và bầu cử cán bộ dân tộc thiểu số mang tính dài hạn và cơ cấu hợp lý.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay tại An Giang tháng 4.2024. Ảnh: H. Ngọc
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay tại An Giang tháng 4.2024. Ảnh: H. Ngọc

Trên cơ sở kết quả giám sát, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sẽ tiến hành rà soát, triển khai sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến chế độ, chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số. Trong đó, có việc ban hành Đề án tổng thể về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, theo đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu của công tác cán bộ, từ quy hoạch, tạo nguồn đến đào tạo, bồi dưỡng, đến tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ dân tộc thiểu số mang tính dài hạn theo chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ (thay thế Đề án được ban hành theo Quyết định 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tập trung thực hiện đúng, đầy đủ, có hiệu quả các chế độ, chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số.

- Xin cám ơn ông!

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ; đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, 461/461 ĐBQH biểu quyết tán thành
Diễn đàn Quốc hội

Nền tảng vững chắc để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã được 100% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cũng được 99,56% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua. 

Đây là hai trong số các Luật được sửa đổi tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội với hai dự luật cũng đã cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc bảo đảm cao nhất chất lượng các dự luật.

ĐBQH Trần Quốc Nam (Ninh Thuận) Ảnh Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Dứt khoát phải rõ người, rõ việc, rõ cơ chế

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong những điển hình để chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Khẳng định điều này, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, để có thể đạt mục tiêu đến năm 2030, muộn nhất là 2031 sẽ đưa các nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động, thì việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án này là hết sức cấp thiết và cấp bách. Và muốn thực hiện được, thì trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phải rõ người, rõ việc và rõ cơ chế.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Tạo "lối mở" và thực sự "cởi trói" để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu

Cơ chế chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến khi thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Các chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu để đưa ra các chính sách có trọng tâm, trọng điểm, về những vấn đề thực sự vướng mắc cần khẩn trương tháo gỡ, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) phát biểu tại hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tham vấn chính sách - tiếp cận chính sách “từ sớm, từ xa”

Theo chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vào sáng 19.2 tới. Lần đầu tiên “tham vấn chính sách” được luật hóa trong dự thảo Luật này. Điều này sẽ giúp các đối tượng liên quan tiếp cận từ sớm, từ xa đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Thủ tục hành chính phải vừa nhanh gọn vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm
Diễn đàn Quốc hội

Thủ tục hành chính phải vừa nhanh gọn vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm

Cho rằng thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan vẫn còn rườm rà, tại Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật chiều 14.1, các đại biểu đề nghị, cơ quan quản lý sớm đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất, bảo đảm vừa nhanh gọn cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm khi phân phối đến người tiêu dùng.

Kịp thời chuyển 736 kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Diễn đàn Quốc hội

Kịp thời chuyển 736 kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Qua báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám, Ban Dân nguyện tổng hợp được 736 kiến nghị của cử tri. Sau khi rà soát, phân loại, Ban Dân nguyện đã kịp thời chuyển các kiến nghị trên đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Ban Dân nguyện sẽ theo dõi, đôn đốc để các kiến nghị của cử tri được giải quyết, trả lời đúng thời hạn.

Gỡ nút thắt về thể chế và nguồn lực cho đầu tư tư
Diễn đàn Quốc hội

Gỡ nút thắt về thể chế và nguồn lực cho đầu tư tư

Khẳng định, việc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên là có cơ sở và có dư địa thực hiện, song, các đại biểu cho rằng, đây cũng là “bài toán”, là “phép thử” để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, đồng thời, đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư tư, tháo gỡ những nút thắt về thể chế, quy trình thủ tục và đặc biệt là về nguồn lực.

Quang cảnh thảo luận tại hội trường sáng 15.2
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cơ chế giám sát, tránh ủy quyền tuỳ tiện

Thảo luận tại hội trường sáng 15.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, bảo đảm cơ chế giám sát, tránh tình trạng ủy quyền tùy tiện, chủ quan, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Không có cơ sở hạ tầng thì không thể phát triển
Thời sự Quốc hội

Không có cơ sở hạ tầng thì không thể phát triển

Sáng 15.2, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La (Tổ 11) đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Chính sách phải thực sự mạnh mẽ, khả thi

Thảo luận tại Tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi, kèm theo những chính sách thực sự mạnh mẽ để thực hiện thành công Đề án.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Quốc hội và Cử tri

Phân định rõ thẩm quyền sẽ giúp giải phóng các nguồn lực phát triển

Hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo hiến định là nội dung quan trọng, căn cơ và thể hiện tính đột phá của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Dù vậy, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sáng 14.2, có ý kiến cho rằng, phân định rõ thẩm quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương sẽ tạo thuận lợi trong quá trình điều hành, góp phần giải phóng các nguồn lực phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Quy trình lập pháp rút gọn là sự bứt phá trong công tác lập pháp của Quốc hội Khóa XV

Thảo luận về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, việc thực hiện quy trình lập pháp rút gọn như quy định tại Điều 39 của dự thảo Luật là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật, phù hợp với yêu cầu cải cách lập pháp và hành chính và thực hiện nghiêm chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền
Diễn đàn Quốc hội

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền

Tham gia thảo luận tại phiên họp tổ sáng 13.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần xem xét thêm về việc xác định rõ ràng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người được ủy quyền, tránh ủy quyền quá rộng dẫn đến mất kiểm soát, hoặc quá hẹp làm giảm hiệu quả làm việc, cũng như có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong việc ủy quyền.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn)
Diễn đàn Quốc hội

Phù hợp với chủ trương sắp xếp tinh gọn bộ máy, bảo đảm tính ổn định của luật

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, có ý kiến cho rằng, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức các cơ quan của Quốc hội, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là phù hợp và thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm tính ổn định của luật.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)
Quốc hội và Cử tri

Minh bạch, công khai và chú trọng tham vấn để bảo đảm chất lượng

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhất trí quy trình xây dựng, ban hành luật cần linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên, cần đặc biệt chú trọng yếu tố minh bạch, công khai và tham vấn để bảo đảm chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật.