Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền để thực hiện thành công tinh gọn tổ chức bộ máy

211020240948-z5951419648340-99d4ec536437089f55426f2d4634c74a.jpg

Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền để thực hiện thành công tinh gọn tổ chức bộ máy

_____________________________________

“Phân cấp, phân quyền thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính phân cấp, phân quyền làm cho Nhà nước gần dân hơn, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị và hình thành một xã hội dân chủ, tăng tính dân chủ trong các quyết định chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tăng sự đồng thuận xã hội”. Nhấn mạnh điều này, GS.TS. Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khẳng định, việc hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Nhà nước càng hiện đại, thì phân cấp, phân quyền càng hoàn thiện

- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là một trong những yêu cầu được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Trong đó, về lập pháp, tại Kỳ họp cuối năm 2024, Quốc hội đã thông qua 18 luật, 21 nghị quyết với tinh thần phân cấp, phân quyền rất mạnh mẽ. Theo ông, phân cấp, phân quyền có ý nghĩa như thế nào đối với sự vận hành của bộ máy nhà nước?

- Thực chất của phân cấp, phân quyền là phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp để việc quản lý được khoa học, thuận lợi và hiệu quả, bảo đảm việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với chức năng, thẩm quyền và điều kiện cho cấp dưới thực hiện. Nội dung, phương thức và phạm vi phân cấp được xác định thống nhất về nguyên tắc giữa các cơ quan của bộ máy nhà nước và giữa Trung ương với địa phương, nhưng không rập khuôn, áp đặt máy móc và càng tránh sự tùy tiện, có mối quan hệ hai chiều. Do vậy, mức độ hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền được phản ánh ở sự thông suốt trong vận hành bộ máy công quyền, ở hiệu quả và tính tối ưu trong sử dụng nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sự hài lòng của người dân.

z6175167217848-67acd31832c78b1f93e9ce423f7d2b1e.jpg
GS.TS. Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Nhà nước càng hiện đại, thì phân quyền, phân cấp càng hoàn thiện. Đây cũng là xu hướng chung và ngày càng phát triển khi năng lực quản trị của Nhà nước được nâng lên, nền kinh tế thị trường hiện đại dần được hoàn thiện, quyền làm chủ của người dân được bảo đảm trên thực tế, quyền tự chủ của cơ sở được mở rộng. Đây cũng là một đặc điểm của Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam nói riêng.

- Phân cấp, phân quyền đã được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật khác, nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Nhìn từ góc độ thể chế, ông lý giải như thế nào về tồn tại này?

- Ở nước ta, phân cấp, phân quyền đã thành chủ trương lớn, rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Về cơ sở pháp lý, lần đầu tiên, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định một cách tổng thể về phân cấp, phân quyền như một nguyên tắc để giải quyết quan hệ giữa chính quyền nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương.

Cụ thể, khoản 2 Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”. Quy định này đã đặt cơ sở Hiến định để Luật Tổ chức chính quyền địa phương phát triển thêm một bước về nguyên tắc xác định thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp.

Theo đó, khoản 1 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp”.

Cùng với đó, Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết quy định trực tiếp về phân cấp, phân quyền như: Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21.3.2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị quyết số 99/2020/NQ-CP ngày 24.6.2020 về đẩy mạnh phân cấp quản lý; Nghị quyết số 04/2022/NQ-CP ngày 10.1.2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước…

Các quy định của pháp luật về phân cấp, phân quyền và chính quyền địa phương đã hình thành căn cứ pháp lý xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, đúng như Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” đã chỉ rõ “… cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng…”.

Những hạn chế trong phân cấp, phân quyền đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thời gian qua. Trong đó, các quy định pháp luật hiện hành về phân cấp, phân quyền đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Trước hết là các quy định này còn rải rác, thiếu tập trung, thống nhất, thiếu đồng bộ. Vì vậy, việc phân cấp thẩm quyền cho địa phương nhiều khi chưa phù hợp với điều kiện địa bàn khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn và nguồn lực bảo đảm.

Thứ hai, chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước mỗi cấp; chưa phân định rõ thẩm quyền giữa Chính phủ và UBND cấp tỉnh; phân cấp chưa đồng bộ với phân quyền.

Thứ ba, chưa khắc phục được tình trạng trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền, chưa có cơ chế để chính quyền địa phương thực hiện yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự quản.

Thứ tư, chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả để thực hiện triệt để và hiệu quả việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương với địa phương.

Phân cấp, phân quyền thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta

- Trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy hiện nay thì phân cấp, phân quyền đóng vai trò như thế nào, thưa ông?

- Đối với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy mà chúng ta đang quyết liệt thực hiện thì phân cấp, phân quyền có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, phân quyền, phân cấp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước. Với nguyên tắc hiệu quả “việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và Nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện”, quá trình phân cấp, phân quyền đã đưa cấp quyết định xuống gần với thực tiễn hơn, dễ dàng đáp ứng đúng nhu cầu của thực tiễn hơn.

tbt3.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Phân cấp, phân quyền là một nội dung quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Kết quả thực hiện phân cấp, phân quyền thể hiện rõ nét quá trình tổ chức khoa học hoạt động của Nhà nước, quá trình thực hiện mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, cấp trên và cấp dưới, chất lượng đội ngũ cán bộ. Đồng thời, thực hiện phân cấp, phân quyền chính là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp, hạn chế sự can thiệp không đúng, hoặc thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là yếu tố cơ bản, quyết định việc tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực để các nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực là để “phục vụ” việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đúng pháp luật và hiệu quả.

Thứ hai, phân cấp, phân quyền nâng cao tính bền vững, hiệu quả và công bằng trong quá trình sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội một cách phù hợp trên cơ sở tính toán đến thứ tự ưu tiên, quy mô và điều kiện cụ thể. Phân cấp, phân quyền là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương.

Thứ ba, phân cấp, phân quyền thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính phân cấp, phân quyền làm cho Nhà nước gần dân hơn, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị và hình thành một xã hội dân chủ, tăng tính dân chủ trong các quyết định chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tăng sự đồng thuận xã hội. Đồng thời, phân cấp, phân quyền cũng làm tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, ngăn ngừa những tiêu cực, sai lầm trong các quyết định, hành vi của cán bộ, công chức; cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước với người dân.

Thứ tư, phân cấp, phân quyền thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Bộ máy nhà nước chỉ hoạt động tốt khi chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương vững mạnh, chủ động, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong tính thống nhất.

- Vậy theo ông, cần quan tâm những vấn đề gì để hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền?

- Thứ nhất, cần tập trung hoàn thiện thể chế về phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và chính quyền địa phương. Thứ hai, cần xác định các nguyên tắc khi phân quyền, phân cấp cần phù hợp với đặc điểm địa phương, đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Thứ ba, cần rà soát, tổng kết để sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật đồng bộ về phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.

Trong đó, phải tập trung hoàn thiện pháp luật về phân định thẩm quyền giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương; xác định trách nhiệm, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền mới có hiệu quả; xây dựng cơ chế để chính quyền địa phương hướng tới chính quyền tự quản.

Cùng với đó, cần xác định rõ vị trí, tính chất và vai trò của từng loại đơn vị hành chính; sắp xếp, cơ cấu lại về mặt quy mô của các đơn vị hành chính theo hướng giảm bớt về số lượng đơn vị, mở rộng quy mô về diện tích, dân số của từng đơn vị. Đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện đô thị, nông thôn và hải đảo.

Đặc biệt, phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương; tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND và phát huy vai trò giám sát, vai trò phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận và giám sát của Nhân dân.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.