Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật(sửa đổi):

Minh bạch, công khai và chú trọng tham vấn để bảo đảm chất lượng

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhất trí quy trình xây dựng, ban hành luật cần linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên, cần đặc biệt chú trọng yếu tố minh bạch, công khai và tham vấn để bảo đảm chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Cần có cơ chế thử nghiệm pháp lý cho các chính sách mới

Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có một số cải cách tích cực giúp khắc phục, tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Với quy định về rà soát, kiểm tra và đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành luật (Điều 29), sẽ giúp tránh ban hành luật có nội dung không phù hợp, mâu thuẫn với hệ thống pháp luật; giảm xung đột, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Việc tăng cường cơ chế phản biện xã hội và tham vấn (Điều 6 và Điều 30) giúp mở rộng phạm vi lấy ý kiến từ nhiều đối tượng, giúp chính sách phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn, khắc phục tình trạng thiếu minh bạch, giảm rủi ro lợi ích nhóm.

dbqh-tran-van-khai-ha-nam1.jpg
ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)

Việc phân quyền mạnh hơn cho địa phương (Điều 5 và Điều 21), giúp chính quyền địa phương có thể điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn địa phương mà không cần chờ Trung ương, giải quyết tình trạng chờ chỉ đạo, thiếu linh hoạt trong quản lý. Đặc biệt, việc thực hiện quy trình lập pháp rút gọn đối với các vấn đề cấp bách (Điều 10 và Điều 26) sẽ giúp nhanh chóng ban hành chính sách phù hợp với tình hình thực tế mà không phải chờ đợi quy trình lập pháp thông thường, xóa bỏ điểm nghẽn về tốc độ ban hành chính sách. Việc ứng dụng công nghệ trong công khai văn bản pháp luật (Điều 9) sẽ tạo cơ sở dữ liệu pháp luật mở, giúp người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận, tra cứu, giảm tình trạng thiếu minh bạch thông tin pháp luật.

Mặc dù có nhiều điểm sửa đổi tích cực, nhưng dự thảo Luật vẫn chưa giải quyết triệt để một số điểm nghẽn quan trọng. Ví dụ, quy định về quy trình lập pháp vẫn còn cồng kềnh (Điều 37 và Điều 40), mặc dù có rút gọn quy trình ở một số khâu, nhưng vẫn còn nhiều thủ tục hành chính kéo dài, nếu được thông qua sẽ tiếp tục gây chậm trễ trong việc ban hành chính sách quan trọng. Cùng với đó là việc giảm trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra (Điều 30, 33, 36, 40). Dự thảo Luật không còn bắt buộc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, giải trình không còn toàn diện, điều này dẫn tới nguy cơ giảm chất lượng lập pháp, làm chính sách dễ bị chi phối bởi lợi ích nhóm.

Dự thảo Luật cũng còn thiếu cơ chế xử lý văn bản trái luật, văn bản kém chất lượng (Điều 8), cụ thể là chưa có quy định xử lý trách nhiệm cá nhân đối với việc ban hành văn bản trái luật, gây khó khăn trong thực thi và tạo nguy cơ tiếp tục ban hành văn bản thiếu thống nhất. Đồng thời, dự thảo Luật cũng chưa tận dụng đầy đủ công nghệ pháp lý (LegalTech) trong soạn thảo luật, chưa có quy định về ứng dụng trí tuệ nhân tạo để kiểm tra sự chồng chéo của luật pháp; việc rà soát tính thống nhất của luật vẫn phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan.

Để việc sửa đổi thực sự giúp tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, cần bổ sung một số quy định. Với quy trình lập pháp còn cồng kềnh, cần cho phép kết hợp thẩm tra và thẩm định để giảm bớt một bước trung gian, đồng thời, cần có cơ chế thử nghiệm pháp lý cho các chính sách mới thay vì đợi quy trình lập pháp hoàn chỉnh. Nói cách khác là, bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn để bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế. Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan lập pháp, đặc biệt trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện. Ứng dụng công nghệ pháp lý mạnh mẽ hơn, giúp phát hiện nhanh các xung đột pháp luật và nâng cao tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Việc sửa đổi Luật lần này đã giúp tháo gỡ một số điểm nghẽn thể chế, nhưng chưa hoàn toàn triệt để. Do đó, cần tiếp tục cải tiến, đặc biệt là trong trách nhiệm giải trình, xử lý văn bản kém chất lượng và ứng dụng công nghệ để hoàn thiện hơn.

ĐBQH Đỗ Đức Hiển (TP. Hồ Chí Minh): Cần bổ sung đối tượng tham vấn chính sách

Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có rất nhiều đổi mới về quy trình thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào đơn giản hóa quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm mục tiêu vừa đơn giản, hợp lý, vừa bảo đảm chất lượng của văn bản, tạo sự linh hoạt hơn trong công tác ban hành pháp luật. Một trong những điểm mới trong quy định về quy trình thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hằng năm; phân định rõ hơn quy trình chính sách và quy trình soạn thảo…

ĐBQH Đỗ Đức Hiển (TP. Hồ Chí Minh)

ĐBQH Đỗ Đức Hiển (TP. Hồ Chí Minh)

Trong quá trình xây dựng chính sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ được cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo tham vấn chính sách thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách. Tôi cơ bản nhất trí với việc thiết kế quy định về tham vấn chính sách trong dự thảo Luật, tuy nhiên, đối tượng tham vấn chính sách chưa toàn diện, mới tập trung vào lấy ý kiến của các cơ quan Nhà nước là các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội. Trong khi đó, đối tượng rất cần được lấy ý kiến là các đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Do đó, đề nghị cân nhắc, nghiên cứu bổ sung đối tượng chịu sự tác động của chính sách vào các đối tượng được cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo tham vấn chính sách.

Một điểm mới nữa của dự thảo Luật là việc “đổi vai” trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, cơ quan trình sẽ chịu trách nhiệm đến cùng và cơ quan thẩm tra có trách nhiệm phản biện. Theo dự thảo Luật, cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.

Dự thảo Luật cũng quy định, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao. Trong số các nội dung thẩm tra có nội dung về bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết với hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa thể hiện rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, cụ thể bên Chính phủ là Bộ Tư pháp và bên Quốc hội là Ủy ban Pháp luật và Tư pháp trong việc theo đến cùng nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết hay không. Do vậy, đề nghị cần phải làm rõ hơn nội dung này.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị): Đăng tải công khai, ngay cả với văn bản thực hiện thủ tục rút gọn

v1.jpg
ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)

Thủ tục rút gọn có thể giúp đẩy nhanh quá trình ban hành văn bản, nhưng nếu lạm dụng, có thể làm giảm cơ hội tham vấn, thậm chí bỏ qua ý kiến phản biện từ xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng văn bản áp dụng thủ tục rút gọn ngày càng gia tăng thì cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh tình trạng một số chính sách quan trọng được thông qua quá nhanh, không được đánh giá đầy đủ tác động. Cần giữ nguyên việc đăng tải công khai, ngay cả với văn bản thực hiện thủ tục rút gọn. Dù thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn, nhưng điều quan trọng là hồ sơ cần được lưu trữ và công khai, giúp báo chí và các bên liên quan có thể theo dõi, giám sát. Điều này không chỉ giúp nâng cao trách nhiệm giải trình mà còn tạo điều kiện cho việc điều chỉnh, sửa đổi nếu phát sinh vấn đề trong quá trình thực thi.

Tôi cho rằng, quy trình ban hành luật cần linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhưng yếu tố minh bạch, công khai và tham vấn phải được đặt lên hàng đầu. Khi bảo đảm được sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan thì hệ thống pháp luật mới thực sự phản ánh được nhu cầu thực tế và tránh được những bất cập khi áp dụng vào cuộc sống.

Quốc hội và Cử tri

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết

Sáng nay, 25.3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ được tiến hành. Dự kiến, trong khoảng 2 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 9 dự án luật, trong đó, một số nội dung được đánh giá là rất khó, rất mới cần được “trao đi đổi lại” cho thật “chín”, thật “rõ”.

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.