Quốc hội lưỡng viện của Philippines

Sau không ít lần thay đổi từ một viện sang hai viện và ngược lại theo Hiến pháp của từng thời kỳ lịch sử, hệ thống lưỡng viện của Philippines gồm Thượng viện và Hạ viện đã tồn tại hơn 20 năm qua và ngày càng phát huy hiệu quả.

Một phiên họp lưỡng viện của Quốc hội Philippines - Nguồn bworldonline.com
Một phiên họp lưỡng viện của Quốc hội Philippines. Nguồn: bworldonline.com

Quốc hội Philippines (tiếng Philippines là Kongreso ng Pilipinas) là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Philippines gồm Thượng viện và Hạ viện. Các thành viên Quốc hội được gọi là nghị viên (mga kongresista).

Thượng vin gồm 24 thượng nghị sĩ, cứ 3 năm một lần, Philippines tiến hành bầu lại một nửa số nghị sĩ, do đó, mỗi thượng nghị sĩ phục vụ tổng cộng 6 năm và không được giữ chức quá 2 nhiệm kỳ. Thực ra cơ cấu này kế thừa từ Quốc hội ra đời năm 1916 cũng với 24 thành viên Thượng viện đại diện cho 12 khu vực ở Philippines. Tuy nhiên, 24 thượng Nghị sĩ ngày nay không mang tính đại diện cho từng địa phương mà được bầu chọn trên toàn quốc. Luật pháp quy định thượng nghị sĩ phải là công dân Philippines trên 35 tuổi, cơ trú tại nước này trên hai năm tính đến ngày bầu cử và phải biết đọc, biết viết... Các thành viên Thượng viện bầu ra Chủ tịch của họ và cả Chủ tịch Hạ viện.

Vào tháng 5.2022, Thượng viện tiến hành cuộc bầu cử lần thứ 33 để bầu chọn lại một nửa số thành viên cho nhiệm kỳ 6 năm. Toàn bộ ghế của 12 thượng nghị sĩ được bầu vào năm 2016 được bầu lại trong lần bỏ phiếu này. Các thượng nghị sĩ được chọn trong cuộc bầu cử năm 2022 sẽ phục vụ đến năm 2028 và sẽ cùng với 12 thượng nghị sĩ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2019 (những người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2025) thành lập nên Thượng viện Khóa 19 của Philippines.

Điều đặc biệt là chỉ có 24 thành viên, nhưng bộ máy Thượng viện Khóa 19 hiện nay khá cồng kềnh với 41 ủy ban thường trực (phụ trách từng lĩnh vực như điều tra, an ninh, kinh tế, văn hóa, đối ngoại...) và 5 ủy ban giám sát. Ngoài ra, Thượng viện còn có bộ máy thư ký chuyên giúp việc cho các nhà lập pháp trên mọi lĩnh vực.

H vin Philippines được gọi là Kamara và các thành viên Hạ viện được gọi là các dân biểu (kinatawan). Hiến pháp năm 1987 của Philippines quy định rằng Hạ viện "sẽ bao gồm không quá 250 thành viên, trừ khi luật quy định khác". Thành viên Hạ viện được bầu theo hai cách; 80% được bầu theo nguyên tắc đại diện của từng địa phương để bảo đảm rằng mỗi quận có ít nhất một đại diện. Và ít nhất 20% trong số đó được bầu theo danh sách đảng phái là đại diện cho các thành phần xã hội. Tuy nhiên, để có ghế trong Hạ viện, các đảng phải đạt được ít nhất 2% số phiếu. Vào thời điểm phê chuẩn Hiến pháp, Philippines có 200 quận, và do đó số ghế được bầu theo danh sách đảng là 50 ghế.

Tuy nhiên, từ 200 quận năm 1987, số quận đã tăng lên 253 trong kỳ bầu cử năm 2022. Mỗi kỳ Quốc hội mới đều chứng kiến ​​sự gia tăng số lượng quận. Với việc tăng các quận cũng có nghĩa là số ghế cho các đại diện trong danh sách đảng cũng tăng theo, vì tỷ lệ 1:4 phải được tôn trọng. Do vậy mà tổng số dân biểu tại Hạ viện Khóa 19 sau cuộc bầu cử Hạ viện ngày 9.5.2022 là 316 đại diện, trong đó 253 dân biểu được bầu theo đơn vị bầu cử cấp quận và 63 dân biểu bầu theo danh sách đảng phái.

Các dân biểu có nhiệm kỳ 3 năm và không nắm giữ 3 nhiệm kỳ liên tiếp, trừ phi gián đoạn 1 nhiệm kỳ.

Luật pháp quy định Hạ nghị sĩ phải là người Philippines, trên 25 tuổi tính đến ngày diễn ra bầu cử và phải biết đọc, biết viết... Thành viên Hạ viện được bầu chọn ba năm một lần như Thượng viện, nhưng khác ở chỗ họ được phục vụ tối đa ba nhiệm kỳ.

 Hiến pháp quy định rằng kỳ họp thường niên của Quốc hội được khai mạc vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 7. Một kỳ họp thông thường như vậy có thể kéo dài cho tới trước thời điểm khai mạc của kỳ họp tiếp theo 30 ngày. Tuy nhiên, Tổng thống có thể triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội để xử lý các trường hợp khẩn cấp hoặc các vấn đề cấp bách.

Hạ viện Philippines Khóa 19 có 316 thành viên và có tới 63 ủy ban thường trực, chuyên trách các lĩnh vực và 17 ủy ban đặc biệt như Ủy ban Toàn cầu hóa và WTO, Ủy ban về Biến đổi khí hậu, Ủy ban về An ninh lương thực, Ủy ban về Hòa bình, Hòa nhập và thống nhất, Ủy ban về Tái trồng rừng, Ủy ban về người khuyết tật... Để bảo đảm hoạt động, Hạ viện cũng có hệ thống thư ký như Thượng viện.

Ngoài việc phải đồng ý với mọi dự luật để được thông qua cho chữ ký của tổng thống trở thành luật, Thượng viện là cơ quan duy nhất có thể đồng ý với các hiệp ước và có thể xét xử các vụ luận tội. Chủ tịch Thượng viện là viên chức chủ trì và viên chức cấp cao nhất của Thượng viện, được toàn bộ cơ quan bầu chọn làm lãnh đạo của mình và đứng thứ hai trong danh sách kế vị Tổng thống Philippines. Chủ văn phòng hiện tại là Juan Miguel Zubiri.

Đặc quyền của mga kinatawan

Theo truyền thống của nghị viện, các nghị sĩ (mga kinatawan) đều được hưởng những đặc quyền quan trọng để có thể thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, một trong số đó là quyền miễn trừ tư pháp.

Dù phạm bất kỳ tội gì, mga kinatawan không bị tống giam quá 6 năm. Mga kinatawan phạm tội cũng không thể bị bắt trong thời gian đang diễn ra kỳ họp của Quốc hội. Nếu chưa có sự cho phép của Quốc hội hoặc một ủy ban chuyên trách, không cơ quan nào có quyền thẩm vấn hoặc tạm giữ mga kinatawan. Việc đình chỉ hoặc tước bỏ tư cách mga kinatawan phải được sự đồng ý của ít nhất 2/3 thành viên Thượng viện hoặc Hạ viện.

Mga kinatawan còn được trao hàng loạt đặc quyền khác trong việc phát ngôn, thảo luận tại Quốc hội về những vấn đề mà người dân đang quan tâm. Mọi mga kinatawan đều có quyền nêu lên một vấn đề nào đó để chất vấn quan chức hoặc yêu cầu Quốc hội thảo luận. Hiến pháp còn quy định tất cả mga kinatawan không phải trả cước phí tem thư gửi trong lãnh thổ Philippines... Những đặc quyền này nhằm mục đích bảo đảm vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tất cả các mga kinatawan.

Sự chủ động của nghị sĩ tại phiên họp

Nghị sĩ Philippines có một quyền với sức nặng khá lớn là quyền trình kiến nghị về thủ tục trước toàn thể Hạ viện để Hạ viện biểu quyết, ví dụ kiến nghị tạm dừng thảo luận về dự luật. Thông thường, Hạ viện phải thảo luận và/hoặc biểu quyết về kiến nghị nếu kiến nghị đó được một nghị sĩ khác ủng hộ.

Theo quy định của Nội quy Hạ viện, khi một vấn đề đang được tranh luận tại Hạ viện, các kiến nghị phải được xem xét theo thứ tự ưu tiên như sau: 1- Kiến nghị ngừng họp; 2- Kiến nghị nêu một điểm thủ tục; 3- Kiến nghị đưa ra các câu hỏi về đặc quyền; 4- Kiến nghị nghỉ giải lao; 5- Kiến nghị xem xét lại vấn đề; 6- Kiến nghị trình vấn đề; 7- Kiến nghị hoãn lại đến một ngày xác định khác; 8- Kiến nghị chuyển hoặc tái chuyển; 9- Kiến nghị sửa đổi, và 10- Kiến nghị hoãn vô hạn định.

Bảy kiến nghị đầu được biểu quyết mà không cần thảo luận, trong khi ba kiến nghị sau trước khi biểu quyết cần được thảo luận theo quy tắc mỗi lần phát biểu năm phút. Trong trường hợp các kiến nghị hoãn đến một ngày xác định, kiến nghị chuyển, hoặc kiến nghị hoãn vô hạn định không được thông qua thì các kiến nghị này không được phép nêu lại trong phiên họp cùng ngày hôm đó. Không cho phép các kiến nghị đề cập đến nhiều hơn một vấn đề. Các kiến nghị sẽ được đưa vào biên bản cùng với tên của Nghị sĩ đưa ra kiến nghị này trừ khi các kiến nghị đó được rút lại trong cùng một ngày.

Ngoài ra, nghị sĩ Philippines được đệ trình kiến nghị khác như sửa đổi các tiêu đề -  việc sửa đổi các tiêu đề của dự án luật hoặc của nghị quyết chỉ được thực hiện sau khi các văn bản này đã được hoàn thành; các sửa đổi về tiêu đề sẽ được quyết định mà không cần phải tranh luận.

Đặc biệt, để bảo đảm cuộc tranh luận diễn ra bình đẳng, vô tư, không thiên vị từ chủ tọa, các nghị sĩ có thể nêu kiến nghị khiếu nại cách điều hành của Chủ tịch Hạ viện và có thể được Chủ tịch Hạ viện đồng ý cho phát biểu mặc dù đang có một nghị sĩ khác đang phát biểu. Không có khiếu nại nào được xem xét khi đang có một khiếu nại khác chưa được xem xét. Khi thực hiện khiếu nại, nghị sĩ đề xuất khiếu nại được quyền đưa ra lý do của mình trong vòng năm phút. Chủ tịch Hạ viện sau đó có thể chỉ ra các lý do cho việc điều hành của mình và ngay lập tức đưa vấn đề này ra trước Hạ viện. Các khiếu nại không được sửa đổi và chỉ được đưa ra xem xét chỉ sau các kiến nghị hoãn họp, kiến nghị giải lao hoặc kiến nghị về trật tự xem xét hoặc kiến nghị về Đặc quyền của cá nhân. Trong trường hợp khiếu nại được trình, việc điều hành của Chủ tịch Hạ viện vẫn được duy trì. Hạ viện biểu quyết về khiếu nại theo nguyên tắc đa số của tổng số nghị sĩ có mặt tham gia biểu quyết, nếu số lượng nghị sĩ đó là hợp lệ. Trong trường hợp có số phiếu bằng nhau thì khiếu nại đó coi là bị bác bỏ.

Quốc tế

Getty images
Nghị viện thế giới

Siêu công trình khắc chế "thủy thần"

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống đường hầm ngầm chống ngập lớn nhất thế giới có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans), được thiết kế để ngăn chặn ngập lụt ở khu vực đô thị Tokyo, nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn và mực nước sông dâng cao.

Drone cứu hộ
Nghị viện thế giới

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cứu trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn khâu quan trọng trong chu trình quản lý thiên tai của Nhật Bản (giảm nhẹ, chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả). Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo đảm hoạt động ứng phó, cứu trợ và phục hồi hiệu quả cho những nạn nhân và khu vực bị ảnh hưởng.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển khung pháp lý vững chắc để đối phó với thiên tai

Nhật Bản là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, thường xuyên phải đối mặt với động đất, sóng thần, bão lũ, núi lửa và lụt lội do vị trí địa lý nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương. Trong nhiều thế kỷ, để đối phó với thực tế này, Nhật Bản đã xây dựng và phát triển khuôn khổ pháp lý tập trung vào công tác chuẩn bị, phòng ngừa và khắc phục trước thảm họa, giúp đất nước có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Israel-Hezbollah: Bóng ma chiến tranh toàn diện đang đến gần?
Quốc tế

Israel-Hezbollah: Bóng ma chiến tranh toàn diện đang đến gần?

Ngày 20.9, Israel tiến hành cuộc tấn công chết chót nhất nhằm vào thủ đô Beirut của Lebanon kể từ cuộc chiến năm 2006. Động thái này, diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố về “giai đoạn mới” của cuộc chiến, cùng vụ nổ hàng loạt các thiết bị điện tử ở Lebanon hai ngày trước đó, cho thấy bóng ma về một cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah dường như đang đến gần hơn bao giờ hết.

Israel không kích thủ đô Lebanon, 14 người thiệt mạng
Quốc tế

Israel không kích thủ đô Lebanon, 14 người thiệt mạng

Ngày 20.9, Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phố đông dân ở phía nam thủ đô Beirut, giết chết một viên chức quân sự cấp cao của Hezbollah và hơn chục người khác. Đây là cuộc không kích chết chóc nhất vào thủ đô Lebanon trong nhiều thập kỷ.

Các ứng cử viên hàng đầu: Tổng thống đương nhiệm Ranil Wickremesinghe; lãnh đạo phe đối lập Sajith Premadasa; Anura Kumara Dissanayake của NPP; và Namal Rajapaksa của SLPP
Thế giới 24h

Khó có những thay đổi mang tính bước ngoặt

Hôm nay, 21.9, Sri Lanka bước vào cuộc bầu cử Tổng thống được đánh giá là quan trọng nhất kể từ khi nước này giành độc lập. Theo các chuyên gia, đây là cuộc bầu cử khó đoán nhất trong vòng 4 thập kỷ qua, nhưng ai trở thành Tổng thống tiếp theo cũng khó theo đuổi những thay đổi mang tính bước ngoặt bởi những trói buộc của cuộc khủng hoảng kinh tế và nhu cầu hợp tác với các tổ chức đa phương trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo Nhóm Đối thoại An ninh bốn bên (Quad) gặp nhau tại Tokyo, Nhật Bản tháng 5.2022
Thế giới 24h

Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ 2024: Chia tay để tiếp nối

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đón các nhà lãnh đạo của Ấn Độ, Australia và Nhật Bản tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Đối thoại An ninh bốn bên (Quad) cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình tại Wilmington, bang Delaware vào ngày 21.9 tới. Cuộc họp lần này dự kiến tập trung tăng cường hội tụ chiến lược giữa các nước thành viên, thúc đẩy tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, mang lại lợi ích cụ thể cho các đối tác ở khu vực này.

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.