Doanh nghiệp, ngư dân chưa biết xoay sở ra sao
- Các ngành kinh tế đều đang đối mặt với những thách thức lớn và ngành thủy sản chắc không phải là ngoại lệ, thưa ông?
-Những tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường. Riêng với doanh nghiệp thủy sản, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính hết tháng 8.2023, doanh số xuất khẩu đạt gần 5,8 tỷ USD, thấp hơn gần 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Khó khăn về thị trường khiến nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoạt động, doanh thu sụt giảm, ảnh hưởng tới thu nhập, việc làm của người lao động. Không những thế, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn, nhất là những tháng đầu năm nay khi lãi suất tăng cao. Hiện, mặc dù lãi suất đã giảm, thị trường đã bớt khó khăn khi xuất khẩu trong tháng 8.2023 của ngành thủy sản ước đạt 846 triệu USD, tăng hơn 15% so với tháng 8.2022, song khó khăn với các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất lớn.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, lâu nay, chúng ta xây dựng kinh tế thủy sản quá dài, quá lâu trên quan điểm giao cho Nhân dân, bây giờ thu xếp lại thì chỉ khai thác được bề rộng, không khai thác được bề sâu có giá trị cao, chất lượng tốtnên tính cạnh tranh không được cao. Điều này là hiện thực không chỉ củangành thủy sản mà còn của toàn ngành nông nghiệp. Nuôi thủy sản trên cơ sở có tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ nuôi sống thấp cũng khiến Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác có nền thủy sản phát triển. Thêm vào đó, ngành thủy sản cũng gặp khó khăn về nguồn lực, các cơ sở sản xuất thì thiếu cạnh tranh.
Hiện, giá đầu vào của nguyên liệu, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, các hóa chất quá lớn, khiến cho người dân thua lỗ, buộc phải ngừng sản xuất. Cùng với đó, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu nông, thủy sản, các vấn đề siết tín dụng với doanh nghiệp... Các yếu tốđó khiến số phận của người nông dân, ngư dân đang rất khó khăn, chưa biết xoay sở ra sao.
- Trong bối cảnh đó, theo ông, Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023 có ý nghĩa như thế nào?
- Việc tổ chức Diễn đàn trong bối cảnh này là rất cần thiết và kịp thời. Cộng đồng doanh nghiệp mong chờ các gợi ý chính sách nhằm khơi thông nguồn lực, tăng cường nội lực cho doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn trước mắt và sau này. Diễn đàn cần thảo luận làm rõ những ưu thế vượt trội cũng như những nguy cơ tụt hậu chúng ta phải đươngđầu. Đứng trước cơ hội bao giờ cũng xảy ra hai vấn đề, một là có thể nắm bắt được không, cóphát triển tốt không. Hai là cơ hội tạo thách thức, sức tải mànếu không vượt qua thì đôi khi cũng tạo nên nguy cơ tụt hậu.
Chính sách tốt, thực thi cũng phải tốt
-Theo ông, Diễn đàn năm nay cần tập trung giải quyết những vấn đề nào?
-Theo tôi, Diễn đàn cần tạo ratiền đề mới để giải quyết cáckhó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Phải có sự thay đổi về năng suất lao động, đáp ứng bước phát triển của nền kinh tế mới. Cho đến nay những vấn đề này vẫn làm tương đối chậm.
Thực tế chúng ta có những chủ trương rất tốt để thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng thực thi lại rất hạn chế, chưa quyết liệt. Đơn cử, Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đề ra những chính sách sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhưngviệc thực thi vẫn còn chậm. Điện mặt trời áp mái- các doanh nghiệp rất cần đầu tư nhưng thông tư hướng dẫn doanh nghiệp lại không có tính khả thi cao.
Mới đây nhất,theo yêu cầu của Chính phủ, ngành ngân hàng triển khai gói tín dụng ưu đãi quy mô 15.000 tỷ đồng cho ngành lâm sản, thủy sản, nhưngđến nay vẫn chưa tiếp cận được do chưa được hướng dẫn, triển khai cụ thể. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cũng rất nhiều nhưng thực hiện không được bao nhiêu…
Những vấn đề này cần được thảo luận tại Diễn đàn, làm rõ nguyên nhân và gợi mở hướng giải quyết, để từ đó giúp Quốc hội có thêm thông tin cho các quyết định quan trọng, giúp củng cố nội lực của doanh nghiệp và đất nước, kiến tạo nền tảng cho phát triển bền vững.
- Cá nhân ông mong đợi gì ở Diễn đàn năm nay?
- Diễn đàn diễn ra trước thềm Kỳ họp cuối năm của Quốc hội, mà tại đây, Quốc hội sẽ quyết định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Như vậy, đây sẽ là nơi tập hợp, bổ sung các luận cứ khoa học, thực tiễn giúp Quốc hội và các cơ quan hữu quan đưa ra các quyết sách quan trọng.
Mục đích cuối cùng của Diễn đànlà gợi mở, đề xuất những giải pháp hướng tới nền kinh tế phát triển thịnh vượng và mang đến ấm no cho người dân. Như tôi đã chia sẻ ở trên, mong rằngDiễn đàn có thể bàn luận, giải đáp được những mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp, nhìn nhận thẳng thắn những điểm yếu của nền kinh tế để đề xuất giải pháp phù hợp. Khi đã có chủ trương lớn thì phải được hiện thực hóa nhanh chóng, Quốc hội cần luật hóa thật nhanh, Chính phủ cần triển khai thực hiện kịp thời. Cơ hội không đợi chúng ta, nếu không làm quyết liệt, nhanh chóng thì Việt Nam sẽ vụt mất cơ hội tăng trưởng.
- Xin cảm ơn ông!