Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình): Giữ nguyên thuế suất hoặc có lộ trình tăng phù hợp với xe pickup chở hàng cabin kép

Tôi cho rằng, không nên đánh thuế đồ uống có đường, vì giảm tiêu thụ nước ngọt không đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ béo phì vì người dân vẫn tiêu thụ đường thông qua nhiều loại đồ uống, thực phẩm khác. Bên cạnh đó, ước tính nếu ngành đồ uống giảm sản lượng sẽ tác động đến khoảng 20 ngành liên quan, gây thiệt hại về kinh tế.

phan-duc-hieu-yk.jpg
ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phát biểu

Tôi đề nghị quy định giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc ít nhất thời điểm áp dụng từ năm 2027 với lộ trình tăng là mỗi năm là 1/3 thuế suất dự kiến tăng đối với xe pickup chở hàng cabin kép. Bởi, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và thế giới đã phân định rõ công năng sử dụng của xe pickup chở hàng cabin kép với HS 8704. Niên hạn sử dụng chỉ trong 25 năm, trong khi đó không áp dụng niên hạn cho xe ô tô con chở người dưới 9 chỗ.

Bên cạnh đó, thuế ở mức cao làm giảm lợi thế so sánh giữa thị trường ô tô Việt Nam với các nước, đồng thời cũng làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần lớn mặt hàng này so với các doanh nghiệp khác. Chúng ta cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch theo quy định tại Điều 6 Luật Cạnh tranh và thông lệ quốc tế về môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng khuyến nghị Chính phủ không nên ban hành quy định tạo thuận lợi hoặc hạn chế cạnh tranh của nhóm đối tượng này so với đối tượng khác. Đặc biệt, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe pickup chở hàng cabin kép này cũng không giúp tăng thu ngân sách về tổng thể.

Từ góc độ người dùng, với công dụng và mẫu mã, thiết kế phù hợp vừa để di chuyển an toàn vừa để vận chuyển an toàn đặc biệt phù hợp cho khu vực miền núi, vùng sâu, xe pickup chở hàng cabin kép có thể đáp ứng nhu cầu của người dân trung bình ở Việt Nam, từ kinh doanh vận chuyển, chở hàng hóa của các hộ kinh doanh gia đình. Trong bối cảnh kinh tế vừa trải qua đại dịch Covid-19, thu nhập của người tiêu dùng còn ở mức trung bình, việc ổn định giá cả phù hợp với xe pickup chở hàng cabin kép nói riêng và xe ô tô nói chung sẽ có lợi cho người dân nhiều hơn.

Mặt khác, thuế suất tăng đồng nghĩa với việc giảm sản lượng bán hàng, sụt giảm sản xuất, nhân công lao động tại các nhà máy đang sản xuất cũng như tại hệ thống các đại lý. Việc giữ nguyên thuế suất hoặc có lộ trình tăng hoặc thời hạn áp dụng phù hợp để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này hoặc doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng, tăng cơ hội phục hồi. Từ đó, cũng làm giảm tác động vào việc đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp tiếp tục gồng mình để duy trì hoạt động và tích lũy nguồn lực để phát triển, điều quan trọng là cần việc giữ vững các cam kết, chính sách phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư tại Việt Nam, tránh gây xáo trộn, tiềm ẩn những rủi ro có thể sẽ ảnh hưởng tới niềm tin và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp lâu năm tại Việt Nam.

ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc): Tiếp tục rà soát các mặt hàng thân thiện với môi trường để đưa ra mức thuế suất phù hợp

Tại Quyết định 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã nêu rõ “rà soát nghiên cứu sửa đổi bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của đảng nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường”.

Tại Điều 8, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung mô tả và mức thuế suất đối với một số mặt hàng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chưa có quy định bổ sung liên quan tới việc khuyến khích sử dụng các dòng xe thân thiện với môi trường như dòng xe điện Hybrid (HEV- Hybrid Electric Vehicle) được hưởng ưu đãi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

nguyen-van-manh-408.jpg
ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) phát biểu

Để khuyến khích sử dụng các dòng xe thân thiện với môi trường, tôi đề nghị bổ sung vào điểm đ, Điều 8 của dự thảo Luật quy định dòng xe điện Hybrid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế tại Điều 8 Luật này. Đồng thời, sửa đổi mức thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe điện có sạc ngoài từ mức 70% xuống 50% so với dòng động cơ đốt trong cùng loại.

Việc sửa đổi mức thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe điện Hybrid tự sạc tại dự thảo Luật cũng để bảo đảm sự công bằng giữa dòng xe ôtô chạy xăng kết hợp với năng lượng điện Hybrid có hệ thống sạc riêng và không có hệ thống sạc riêng, tức tự sạc. Hiện nay, dự thảo Luật đang quy định loại xe có hệ thống sạc riêng được hưởng 70% mức thuế tiêu thụ đặc biệt so với dòng xe động cơ đốt trong cùng loại. Dòng xe Hybrid tự sạc vẫn chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 100%, trong khi cũng tiết kiệm sử dụng nhiên liệu khoảng 30% so với xe xăng, phát thải khí thải thấp, ít ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, ở nước ta, trong ngắn hạn và trung hạn, việc chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện gặp nhiều khó khăn, thách thức về hạ tầng và năng lượng. Do vậy, việc phát triển dòng xe Hybrid được xem là giải pháp phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, trước khi chuyển sang xe thuần điện. Theo các tính toán dự báo tác động của đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe Hybrid có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 5 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn dự báo (2026-2030). Mức giảm này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số thu thuế tiêu thụ đặc biệt năm hiện nay của Việt Nam (tương đương khoảng 0,35% tổng thu thuế hàng năm), song sẽ giúp giảm lượng dầu thô cần nhập khẩu cho hoạt động sản xuất xăng dầu, từ đó góp phần vào giảm áp lực lên cán cân thương mại xuất nhập khẩu của nước ta.

Nhìn chung, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát các mặt hàng thân thiện môi trường để bổ sung vào biểu thuế suất cho phù hợp trong sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lần này.

ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An): Cân nhắc không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 12.000 BTU

Liên quan đến đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo giải trình của Bộ Tài chính thì các nước châu Âu đã thực hiện việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa này. Tuy nhiên, so sánh này “hơi khập khiễng”, vì các nước châu Âu là thời tiết ôn đới, trong khi nước ta là nhiệt đới.

dbqh-thai-thi-an-chung-nghe-an.jpg
ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) phát biểu

Ngay tại Nghệ An, mùa hè nhiệt độ trung bình vào khoảng 38 - 39 độ C và có những tháng không có mưa, nóng như rang, nếu không điều hòa thì không thể nào sống được. Hiện nay, hầu như tất cả các trường học, cơ sở cũng như nông thôn... đều phải lắp điều hòa, do vậy đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tính toán lại quy định này. Cụ thể, nếu cần thiết vì mục tiêu bảo vệ môi trường, thì có thể đánh thuế đối với những mặt hàng điều hòa không sử dụng các công nghệ như inventer hoặc những điều hòa có công suất dưới 12.000 BTU hoặc 9.000 BTU thì không đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ phù hợp hơn.

Đồng thời, đề nghị cân nhắc bổ sung một số đối tượng đưa vào thuế tiêu thụ đặc biệt. Tại sao những mặt hàng xa xỉ, muốn hạn chế tiêu dùng, chúng ta lại không đưa vào thuế tiêu thụ đặc biệt, như đồng hồ đắt tiền, túi xách… Tôi đề nghị, nên nghiên cứu đưa vào thuế tiêu thụ đặc biệt những mặt hàng này để đáp ứng đúng mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt hơn.

Liên quan đến vấn đề ủy quyền cho Chính phủ trong việc quyết định mặt hàng nào thuộc diện chịu thuế và mặt hàng nào không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, tôi đồng tình với ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Vì theo Hiến pháp và quy định của pháp luật, nội dung này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, việc ủy quyền cho Chính phủ là không phù hợp.

ĐBQH Khang Thị Mào (Yên Bái): Nghiên cứu tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá

Tôi tán thành cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Qua 16 năm thực hiện Luật đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng, ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần được xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương của Đảng, góp phần khắc phục vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

khang-thi-mao-db.jpg
ĐBQH Khang Thị Mào (Yên Bái)

Về đối tượng chịu thuế (Điều 2), tại điểm a, khoản 1 quy định thuế đối với thuốc lá. Tôi đề nghị nghiên cứu tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá. Theo tổng hợp, tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam gây ra những gánh nặng về bệnh tật, tử vong và kinh tế ở cả cấp hộ gia đình và quốc gia.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam có trên 15,6 triệu người hút thuốc lá, chiếm 22,5% dân số; đồng thời là nước có số người sử dụng thuốc lá đứng thứ 15 trên thế giới, với số lượng tiêu thụ khoảng hơn 4 tỷ bao thuốc lá/năm. Mỗi năm, xã hội phải bỏ ra khoảng 49.000 tỷ đồng để mua và khoảng 108.000 tỷ đồng để dành cho các chi phí y tế liên quan đến thuốc lá. Nguyên nhân chính là do mức giá và thuế thuốc lá của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2019, giá trung bình một bao thuốc nhãn hiệu phổ biến nhất ở Việt Nam khoảng 20.000 đồng, thấp hơn nhiều so với giá trung bình ở các quốc gia và chúng ta ở trong số các quốc gia có giá thuốc lá thấp nhất trên thế giới. Mặt khác, thu nhập của người dân tăng nhanh hơn nhiều so với giá sản phẩm thuốc lá.

Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá và tăng thu ngân sách, đề nghị cần thay đổi chính sách thuế đối với thuốc lá theo hướng bổ sung thuế tuyệt đối cùng với thuế tương đối đang áp dụng để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp với mức đủ lớn. Cụ thể, nếu áp dụng mức thuế 5.000 đồng/bao từ năm 2026, bên cạnh thuế suất 75% đang áp dụng thì sẽ giúp giảm đáng kể số lượng người hút thuốc; đồng thời, thu ngân sách nhà nước tăng khoảng 14.000 tỷ đồng một năm. Từ năm 2027 đến năm 2029, mỗi năm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thêm 3.000 đồng/bao thuốc lá. Như vậy đến năm 2030, áp dụng mức thuế 15.000 đồng/bao thuốc bên cạnh thuế suất tỷ lệ là 75% đang áp dụng thì mới bảo đảm đủ mạnh để giảm tỷ lệ người hút thuốc.

Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".

quang cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Rõ ưu điểm, hạn chế của việc bổ sung nguyên tắc trong hoạt động giám sát

Về bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát, một số ý kiến đề nghị bổ sung, một số ý kiến đề nghị không bổ sung. Vì vậy, kết luận phiên thảo luận sáng 29.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phối hợp làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, bảo đảm tính thuyết phục để báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp tới.