Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển quan hệ trên cả bình diện song phương, đa phương

Với các phóng viên tháp tùng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chuyến thăm lần này rất đặc biệt khi “hội tụ” đến 3 “lần đầu tiên”. Thứ nhất, đây là chuyến thăm chính thức Campuchia lần đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam. Thứ hai, đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội thay mặt Đảng ta tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP). Thứ ba, đây là lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp toàn thể của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (ICAPP).

ctqh-a5.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary trên bục danh dự. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Điều đó càng cho thấy tầm quan trọng của chuyến thăm. Tại các cuộc yết kiến, hội đàm, hội kiến của Chủ tịch Quốc hội ta với Lãnh đạo cấp cao Campuchia đều cho thấy sự coi trọng, đánh giá rất cao của Campuchia đối với chuyến thăm và với quan hệ Việt Nam - Campuchia.

ctqh-don-a3.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary chụp ảnh chung trước khi hội đàm. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Dành nghi lễ cấp cao nhất để đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch IPTP 11 Samdech Khuon Sudary nhấn mạnh “sự hiện diện của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đề cao mối quan hệ hữu nghị, láng giềng thân thiện, tốt đẹp, như những người bạn tốt, người anh em thân thiết và là đối tác chiến lược bền chặt lâu dài”. Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Samdech Hun Sen khẳng định, “chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển quan hệ hai nước trên cả bình diện song phương, đa phương và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội”. Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet nhấn mạnh, “đây là minh chứng cho quyết tâm của hai bên trong phát triển quan hệ láng giềng tốt, bạn bè tốt, cùng nhau xây dựng phát triển đất nước”.

ctqh-don-a4.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi về địa lý. Hai Đảng cầm quyền có chung nguồn gốc là Đảng Cộng sản Đông Dương, đã cùng kề vai, sát cánh chống lại kẻ thù chung để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. Lịch sử đã chứng minh, sự gắn bó, đoàn kết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau là tất yếu khách quan, quy luật sống còn, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với an ninh, phát triển của mỗi nước. Việc gìn giữ và phát huy truyền thống đó càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Đây cũng là thông điệp mạnh mẽ được thể hiện trong tất cả các cuộc yết kiến, hội đàm, hội kiến của Chủ tịch Quốc hội ta với các nhà lãnh đạo Campuchia.

ctqh-hoi-dam-a3.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc hội đàm. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Với sự thẳng thắn, cởi mở và tin cậy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các nhà lãnh đạo Campuchia đã trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước và hai Quốc hội trong thời gian tới.

Trong đó, Samdech Hun Sen đặc biệt nhấn mạnh việc hai bên phải tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có và duy trì các cơ chế hợp tác chiến lược; tiếp tục củng cố, gìn giữ và phát triển mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam với những biện pháp, cách thức phù hợp, linh hoạt, hiệu quả hơn trong giai đoạn mới. Hai bên cần kiên định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng chính trị, quân sự nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để chống nước kia, triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận đã ký giữa hai bên; phối hợp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác bảo vệ an ninh quốc gia, kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn các loại tội phạm xuyên biên giới; phối hợp ngăn chặn thông tin giả mạo, sử dụng mạng xã hội để gây tin thất thiệt, có tính chất kích động gây chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước.

q1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thủ tướng Hun Manet khẳng định, hai nước cần phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời cho nhau các vấn đề để đối phó với những thách thức đe dọa đến sự phát triển của mỗi nước; ủng hộ quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp vì lợi ích của người dân; tăng cường hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực giữa ba bên Việt Nam - Lào - Campuchia để phát triển kinh tế, nhất là thông qua các kết nối về du lịch, thương mại.

q4.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Hợp tác kinh tế là một nội dung được cả hai bên đặc biệt quan tâm. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia đã đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực; kim ngạch xuất nhập khẩu song phương ngày càng gia tăng. Campuchia là thị trường rất tiềm năng, nhất là với các sản phẩm như hạt điều, cao su, khoáng sản và nhiều loại sản phẩm khác. Qua đề nghị của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở Campuchia, Phó Thủ tướng cho biết, “cần phải hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ để doanh nghiệp chúng ta đầu tư ở đây một cách hiệu quả hơn, mạnh hơn, làm cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày một tốt đẹp; đồng thời cũng tạo ra được những sản phẩm và tạo ra hiệu quả lớn cho nền kinh tế”. Trên tinh thần đó, Chính phủ sẽ làm việc với Chính phủ Campuchia để thực hiện các vấn đề về thuế, cơ chế để xây nhà ở cho công nhân ở các nhà máy, khu công nghiệp, vấn đề thông quan giữa cơ quan hải quan của hai bên... “Những vấn đề rất cụ thể như vậy, chúng tôi sẽ làm việc với Chính phủ Campuchia để hai bên có thống nhất và tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư ở Campuchia một cách có hiệu quả”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

e1.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia đã đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực; kim ngạch xuất nhập khẩu song phương ngày càng gia tăng

Về hợp tác nghị viện, các nhà lãnh đạo Campuchia đều đánh giá cao vai trò của hợp tác nghị viện trong quan hệ hai nước. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary nhất trí phối hợp chặt chẽ, tiếp tục phát huy, thúc đẩy kết quả hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội hai nước. Với việc đề cao lợi ích và nguyện vọng của nhân dân làm trung tâm trong hợp tác nghị viện sẽ đưa hợp tác giữa Quốc hội hai nước phát triển lên tầm cao mới. Hai bên tiếp tục phát huy vai trò Cơ quan lập pháp hai nước trong thúc đẩy quan hệ song phương; giám sát, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tích cực triển khai hiệu quả các Hiệp ước, Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của Quốc hội một cách hiệu quả, nhất là trong xây dựng pháp luật và giám sát triển khai thực hiện pháp luật, đóng góp vào quyết sách quan trọng của mỗi nước...

img-9716.jpg
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia. Ảnh Doãn Tấn/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Campuchia cũng đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác giữa thế hệ trẻ và nghị sĩ trẻ hai nước; thế hệ trẻ cần phải hiểu về giá trị, tầm quan trọng mối quan hệ lâu dài, bền vững, tồn tại mãi mãi giữa hai nước. Quốc hội hai nước cần phải cùng nhau tạo môi trường pháp lý thuận lợi; tiếp tục giúp đỡ ủng hộ lẫn nhau để các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai bên phát triển.

ctqh-cat-bang-a6.jpg

Với những trao đổi thực chất giữa Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các nhà lãnh đạo Campuchia, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tin tưởng, trong thời gian tới, “chúng ta sẽ tăng cường thúc đẩy được quan hệ rất tốt đẹp giữa hai bên theo phương châm láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài”.

Thúc đẩy thượng tôn pháp luật, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau

Tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thay mặt Đảng ta dự Hội nghị ICAPP 12 với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” và tham dự phiên khai mạc IPTP 11 với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho biết, Campuchia rất mong muốn có sự hiện diện của lãnh đạo Việt Nam tại cả hai hội nghị quốc tế quan trọng này, thể hiện sự ủng hộ đối với Campuchia.

z6057842813453-82cba0ae9184ae93500fc345b4160ced-5600.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP)

Nhưng có lẽ còn hơn cả sự ủng hộ. Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình với truyền thống bao dung, nhân nghĩa, hòa hiếu, Việt Nam cũng là quốc gia phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, vì thế, như chia sẻ của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, “Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị để mỗi người dân đều được hưởng độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc”. Chia sẻ của Việt Nam về hòa bình và thực tiễn phát triển của đất nước ta sau gần 40 năm đổi mới, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh đã vươn mình trở thành một quốc gia có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới là minh chứng sống động và đầy thuyết phục cho giá trị của hòa bình, cho đường lối đối ngoại đúng đắn mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra.

ct116.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu chụp ảnh chung. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những thông điệp mạnh mẽ, kiên định của Việt Nam được Chủ tịch Quốc hội gửi đến lãnh đạo các đảng chính trị, lãnh đạo các nghị viện, nghị sĩ tham dự 2 hội nghị để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là, "Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực"; "Chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột hiện nay là thông qua đối thoại và hợp tác đa phương trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc"; "Các đảng cầm quyền, tham chính cần và hoàn toàn có thể phát huy sức mạnh chung thông qua ICAPP hiện thực hóa mục tiêu chung vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển trên thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng".

hnqh6.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

“Chúng tôi nhận thức rõ, hòa bình, phát triển của Việt Nam gắn với khu vực và thế giới. Theo đó, Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, ủng hộ việc thúc đẩy giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

hnqh5.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

“Để xây dựng một nền hòa bình thì trước hết, cần thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc. Thứ hai, chung tay thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo, bất bình đẳng, cũng là cách tạo cơ sở bền vững cho một thế giới hòa bình, bao dung. Thứ ba, tôn trọng luật pháp quốc tế và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc là phương cách văn minh nhất để ngăn ngừa chiến tranh, xung đột”.

a1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tin tưởng, trong thời gian tới, “chúng ta sẽ tăng cường thúc đẩy được quan hệ rất tốt đẹp giữa hai bên theo phương châm láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài”.

“Nghị viện và các nghị sĩ sẽ đóng vai trò tích cực và có tiếng nói quan trọng trong việc thúc đẩy thượng tôn pháp luật, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau, cùng tìm ra giải pháp hòa bình bền vững cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các thách thức toàn cầu cấp bách hiện nay”.

Và như thế, thành công của chuyến thăm không chỉ là góp phần quan trọng tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau, củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước, mà còn lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh đất nước Việt Nam - một thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm, luôn sẵn sàng và nỗ lực làm hết sức mình để đóng góp cho những vấn đề toàn cầu và khu vực, vì một thế giới hòa bình và vì hạnh phúc của nhân loại.

Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".

quang cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Rõ ưu điểm, hạn chế của việc bổ sung nguyên tắc trong hoạt động giám sát

Về bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát, một số ý kiến đề nghị bổ sung, một số ý kiến đề nghị không bổ sung. Vì vậy, kết luận phiên thảo luận sáng 29.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phối hợp làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, bảo đảm tính thuyết phục để báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp tới.