Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

ảnh minh họa
Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân cần tầm nhìn dài hạn

Theo GS.TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển vượt bậc, cần có tầm nhìn quản trị để định hướng chiến lược dài hạn đến năm 2030, 2045… trên cơ sở đó thiết kế chính sách cho phù hợp. Nếu chỉ quản lý xem có làm đúng thủ tục hay không, trong khi thủ tục rườm rà, phức tạp, sẽ không thể tạo ra sự đột phá.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo

Bỏ cấp huyện - một chủ trương lớn, bước chuyển mình mang tính lịch sử đang đặt ra những thách thức và cơ hội chưa từng có. Mỗi công dân không chỉ là đối tượng được hưởng lợi từ sự thay đổi này mà còn cần chủ động tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiến và giám sát quá trình chuyển giao quyền lực. Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của cộng đồng chính là nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển, hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Thị trường

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp lớn trong giai đoạn đầu

Theo PGS.TS. BÙI HỮU TOÀN, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng, kinh tế tư nhân hiện nay được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Vì vậy, việc ban hành nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực này là hết sức cần thiết. Trong đó, giai đoạn đầu, nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp lớn để tạo động lực tăng trưởng nhanh chóng.

Bài cuối: Đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Được kỳ vọng là một cuộc đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân, cử tri và Nhân dân đặt niềm tin rất lớn vào việc tinh gọn bộ máy sẽ sàng lọc và chọn được người đủ tài, đủ đức, đủ tâm huyết phục vụ trong bộ máy hệ thống chính trị; có chế độ đãi ngộ tương xứng để họ tận tâm, tận trí, tận lực cống hiến, phục vụ Nhân dân mà không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực. Từ đó, khắc phục và đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, phiền hà sách nhiễu dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS Đào Duy Quát
Quốc hội và Cử tri

Tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy để đất nước phát triển nhanh và bền vững

Theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, trong thời kỳ mới, trước yêu cầu “nóng bỏng” phải chuyển mình, tăng tốc, bứt phá, cần tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần một cuộc cách mạng rất quyết liệt, khẩn trương. Kết luận số 127 - KL/TW hướng tới mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Thúc đẩy sáng tạo các mô hình học tập suốt đời
Văn hóa - Thể thao

Thúc đẩy sáng tạo các mô hình học tập suốt đời

Theo Viện trưởng Viện Học tập suốt đời NGUYỄN ANH TUẤN, “việc Tổng Bí thư quan tâm tới học tập suốt đời sẽ là sự hậu thuẫn, thúc đẩy các phong trào, các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các địa phương, để họ cảm thấy tự tin hơn trong việc sáng tạo ra các mô hình học tập suốt đời mà không còn phải e ngại điều gì”.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Vũ Văn Phúc
Quốc hội và Cử tri

Yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS VŨ VĂN PHÚC cho biết: Việc triển khai mạnh mẽ, ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số... một cách quyết liệt, có hiệu quả trong thực tiễn cũng là tiền đề quan trọng để nước ta sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Pháp luật bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội
Giao thông

Pháp luật bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Thực tế đã khẳng định, Nghị định 168 là chính sách hợp quy luật khách quan, hợp lòng dân dù cho một bộ phận rất nhỏ dư luận chưa thực sự hài lòng. Minh chứng rõ nhất sau hơn 2 tháng thực thi, việc chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông chuyển biến tích cực, rõ rệt, tai nạn giao thông giảm sâu. Ý thức, hành vi của người dân đã sớm hình thành ở giai đoạn tự giác, tự nguyện làm, muốn làm, tự nhắc nhở nhau làm.

ẢNH
Quốc hội và Cử tri

Cần bổ sung quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định rất mờ nhạt về Cơ quan pháp quy hạt nhân. Để không mắc phải khiếm khuyết này, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân trong dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Động lực thúc đẩy cuộc cách mạng lớn của đất nước
Diễn đàn Quốc hội

Động lực thúc đẩy cuộc cách mạng lớn của đất nước

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Dư luận cử tri và Nhân dân theo dõi sát sao và bày tỏ sự hài lòng về thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; tin tưởng, kỳ vọng những quyết sách tại Kỳ họp sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đột phá vào những “điểm nghẽn” của thể chế, chính sách làm chậm sự phát triển của đất nước như Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên bế mạc.

Cần tham vấn cộng đồng về tên gọi địa phương sau sáp nhập
Diễn đàn Quốc hội

Giữ tên cũ hay đặt tên mới?

Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Việc lựa chọn tên gọi cho đơn vị hành chính mới trở thành chủ đề được dư luận quan tâm.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Làm ăn không nghiêm túc sẽ mất thị phần

Xuất khẩu rau quả đầu năm gặp khó khăn do các nước thắt chặt kiểm dịch song theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, diễn biến này không ảnh hưởng đến mục tiêu đạt 8 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, ông khuyến cáo doanh nghiệp, nông dân kịp thời nắm thông tin, tuân thủ quy định kiểm dịch mới, thắt chặt liên kết thu mua để ổn định xuất khẩu, giữ vững thị trường.

TS Việt
Diễn đàn Quốc hội

Sớm ban hành chương trình hành động để thực thi ngay các quyết sách mới

Cho rằng Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã thành công khi đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho công cuộc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá về hoàn thiện cơ sở hạ tầng, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đề xuất, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương sớm ban hành kế hoạch, chương trình hành động để đưa các quyết sách vào cuộc sống.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Để ngành công nghiệp AI phát triển mạnh mẽ và bền vững

Thế giới đang bước vào bình minh của Cách mạng Công nghiệp 5.0 tích hợp công nghệ tiên tiến thúc đẩy vai trò của robot, với máy móc hoạt động tự động. Trong quá trình đó không thể không nói đến trí tuệ nhân tạo (AI). AI có thể làm tăng năng suất, có thể giúp tất cả lĩnh vực kinh tế phát triển nhảy vọt. Theo các chuyên gia công nghệ số, để ngành công nghiệp AI phát triển mạnh mẽ và bền vững, cần có các giải pháp tích cực cả ở 2 cấp độ Chính phủ và doanh nghiệp.

EMagazine

Video

Ảnh

Infographic