Góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Cần bổ sung quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định rất mờ nhạt về Cơ quan pháp quy hạt nhân. Để không mắc phải khiếm khuyết này, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân trong dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Vì sao phải quy định rõ về Cơ quan pháp quy hạt nhân?

Năng lượng nguyên tử là lĩnh vực nhạy cảm có yêu cầu đặc thù về bảo đảm an toàn, an ninh, thanh sát và bồi thường hạt nhân. Các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn an ninh hạt nhân của IAEA và các điều ước quốc tế liên quan.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên tắc cơ bản số 2 về an toàn và nguyên tắc cơ bản số 3 về an ninh của IAEA yêu cầu Chính phủ các nước thành viên phải thành lập Cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập. Cơ quan này có thẩm quyền pháp lý; có năng lực kỹ thuật và quản lý; có nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện các trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ con người và môi trường đối với các rủi ro của bức xạ, cùng các biện pháp hành chính liên quan để bảo đảm an ninh hạt nhân quốc gia.

Tính độc lập của Cơ quan pháp quy hạt nhân là nguyên tắc rất quan trọng để tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong quản lý nhà nước ngành năng lượng nguyên tử - một trong các nguyên nhân dẫn đến mất an toàn đã từng xảy ra trong lĩnh vực này ở một số nước.

Nguyên tắc này đã được quy định trong các tài liệu của IAEA và một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ thể là Công ước an toàn hạt nhân và Công ước chung về an toàn quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và an toàn quản lý chất thải phóng xạ. Hai Công ước này đều yêu cầu quốc gia thành viên phải tách bạch hiệu quả giữa chức năng của cơ quan pháp quy hạt nhân với chức năng của cơ quan hay tổ chức liên quan đến thúc đẩy hay sử dụng năng lượng nguyên tử, cũng như cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và quản lý chất thải phóng xạ.

Về tổ chức, Cơ quan pháp quy hạt nhân có thể trực thuộc Quốc hội như Cơ quan kiểm toán nhà nước, hoặc là cơ quan của Chính phủ, hoặc là cơ quan thuộc một bộ, tùy theo mô hình tổ chức nhà nước của các nước. Mặc dù thuộc một bộ, nhưng người đứng đầu Cơ quan pháp quy hạt nhân lại thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng thống hoặc Thủ tướng. Trong trường hợp bộ chủ quản còn có cả chức năng thúc đẩy phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử như trường hợp của Việt Nam thì phải có những quy định hành chính bảo đảm sao cho các quyết định liên quan đến an toàn của Cơ quan pháp quy hạt nhân hoàn toàn độc lập hoặc tách bạch với việc hoạch định chính sách thúc đẩy/phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của bộ chủ quản.

Ngoài ra, tính độc lập còn thể hiện ở chỗ Cơ quan pháp quy hạt nhân có năng lực kỹ thuật nội sinh có khả năng giải quyết các vấn đề một cách độc lập, không cần dựa toàn bộ vào năng lực kỹ thuật của các tổ chức khác cũng như được bảo đảm nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cũng như từ nguồn phí cho các dịch vụ pháp quy để thực hiện tất cả các chức năng nhiệm vụ của mình. Người đứng đầu Cơ quan pháp quy hạt nhân phải có trình độ chuyên môn cao về công nghệ hạt nhân, luật, hành chính công và các chuyên ngành liên quan khác.

Các chức năng pháp quy của Cơ quan pháp quy hạt nhân bao gồm: Thiết lập các yêu cầu và quy phạm an toàn (xây dựng các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của mình); đánh giá sơ bộ về an toàn; kiểm soát pháp quy (cấp phép, khai báo, đăng ký…); thanh tra và đánh giá xem hoạt động hạt nhân và cơ sở hạt nhân có bảo đảm bảo vệ được sức khỏe cộng đồng và môi trường khỏi các tác hại của bức xạ do hoạt động hạt nhân và cơ sở hạt nhân gây ra không; xử phạt vi phạm; thông tin đại chúng về các vấn đề và các hoạt động liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân; phối hợp với các cơ quan khác có liên quan cả ở trong nước và quốc tế để thực thi nhiệm vụ quản lý pháp quy hạt nhân cũng như thúc đẩy hợp tác và trao đổi thông tin.

Bốn lưu ý cho cơ quan soạn thảo

Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định rất mờ nhạt về Cơ quan pháp quy hạt nhân. Nhiều chức năng pháp quy hạt nhân đã trao cho các cơ quan khác nhau đảm nhận, kể cả cho Thủ tướng Chính phủ. Các bất cập này đã được IAEA khuyến cáo cho Chính phủ Việt Nam phải sớm chính sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế, không mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản về an toàn và an ninh của IAEA và trách nhiệm của quốc gia được quy định trong Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia.

Chúng ta đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Để không mắc phải các khiếm khuyết như đã từng gặp trong Luật năm 2008, Ban soạn thảo sửa đổi cần nghiên cứu để quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm các nước, quy định Luật Năng lượng nguyên tử mẫu của IAEA, nguyên tắc cơ bản về an toàn và an ninh hạt nhân của IAEA và trách nhiệm quốc gia trong các điều ước quốc tế liên quan đã tham gia, cần có các quy định sau về Cơ quan pháp quy hạt nhân.

Một là, cần có chính sách quốc gia về an toàn bức xạ và hạt nhân liên quan đến việc thành lập Cơ quan pháp quy hạt nhân. Cụ thể: “Chính phủ phải thành lập Cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập có thẩm quyền pháp lý, có năng lực kỹ thuật và quản lý, có nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện các trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ con người và môi trường đối với các rủi ro của bức xạ, cùng các biện pháp hành chính liên quan để bảo đảm thực hiện được chế độ bảo đảm an ninh hạt nhân quốc gia”.

Hai là, cần có điều khoản quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập với các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được Luật Năng lượng nguyên tử quy định thay cho Điều 8 của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008. Về tổ chức, Cơ quan pháp quy hạt nhân nằm trong hệ thống tổ chức như thế nào sẽ giao Chính phủ quy định sau trong Nghị định.

Ba là, cần quy định cụ thể trong Luật sửa đổi thẩm quyền của Cơ quan pháp quy hạt nhân trong thẩm định và đánh giá, cấp phép, thanh tra và xử lý vi phạm đối với tất cả các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và đối với cơ sở bức xạ, cơ cở hạt nhân. Đối với cơ sở hạt nhân như lò phản ứng nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân phải quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân trong kiểm soát pháp quy 6 giai đoạn triển khai dự án lò phản ứng nghiên cứu và dự án nhà máy điện hạt nhân: địa điểm, thiết kế, chế tạo và xây dựng, vận hành thử, vận hành chính thức và tháo dỡ.

Bốn là, việc triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân và lò phản ứng nghiên cứu sẽ còn liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan khác. Khi đó với vai trò chính trong quản lý pháp quy các dự án này, Cơ quan pháp quy hạt nhân sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong quản lý các dự án này, tránh bỏ sót các lĩnh vực quản lý, nhưng cũng không làm chồng chéo chức năng quản lý.

Tuy nhiên, phải quy định trong Luật trách nhiệm chính trong quản lý các dự án này là thuộc về Cơ quan pháp quy hạt nhân và trách nhiệm phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong quản lý các lĩnh vực có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Chỉ có như vậy mới không chồng chéo và bỏ sót trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành đối với dự án điện hạt nhân và dự án lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; đồng thời không làm khó các chủ đầu tư trong triển khai thực hiện các dự án này.

Quốc hội và Cử tri

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Chiều 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo các Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV tới. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín

Sáng 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật tương trợ tư pháp về dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật (Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản) và các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.