Pháp luật bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Thực tế đã khẳng định, Nghị định 168 là chính sách hợp quy luật khách quan, hợp lòng dân dù cho một bộ phận rất nhỏ dư luận chưa thực sự hài lòng. Minh chứng rõ nhất sau hơn 2 tháng thực thi, việc chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông chuyển biến tích cực, rõ rệt, tai nạn giao thông giảm sâu. Ý thức, hành vi của người dân đã sớm hình thành ở giai đoạn tự giác, tự nguyện làm, muốn làm, tự nhắc nhở nhau làm.

Những ngày đầu ban hành và thực thi Nghị định số 168/2024/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe”, đã có nhiều dư luận xã hội khác nhau. Đa phần ủng hộ pháp luật phải nghiêm để bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội nhưng cũng không ít những ý kiến băn khoăn, lo lắng... Đặc biệt, nhờ dân trí ngày càng cao nên những luận điệu tuyên truyền cũ rích đó không thể lung lạc được niềm tin của Nhân dân.

Vi phạm pháp luật là vi phạm đạo đức xã hội

Không phải bất cứ ai khi ra đường cũng hiểu: Vi phạm pháp luật về giao thông cũng chính là vi phạm đạo đức xã hội, cho dù cố tình hay vô tình, lỗi vi phạm nặng hay nhẹ. Vì thế, một số người thản nhiên vi phạm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, bất chấp quy tắc, luật lệ, chuẩn mực đạo đức mà cộng đồng xã hội đã thừa nhận, tuân theo.

Đã đến lúc cần đề cao hơn nữa công tác tuyên truyền về mối quan hệ đạo đức và pháp luật trong mọi lứa tuổi khi tham gia giao thông để mọi người nâng cao hơn nữa ý thức tự giác chấp hành các chuẩn mực và quy định của pháp luật về an toàn giao thông, coi đó là ý thức đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân.

Đạo đức ra đời cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người từ cộng sản nguyên thủy cho đến ngày nay. Đạo đức là gốc, là nền tảng để xã hội tồn tại, phát triển ngày càng hoàn thiện, trở thành xã hội văn minh, hiện đại. Để cùng tồn tại trong xã hội và không xung đột lợi ích, con người thường có ý thức tự phát về hành động, cách ứng xử của mình trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, do tính cách và phản ứng nhận thức của mỗi cá nhân không đồng nhất về hành vi, không gian và thời gian; cho nên, yêu cầu khách quan cần phải chuẩn hóa thành các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực chung, thống nhất. Từ đó, pháp luật của Nhà nước ra đời; các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực mà xã hội thừa nhận sẽ được pháp luật hóa, bắt buộc mọi người phải tuân theo để bảo vệ sự tồn vong và các giá trị xã hội.

Nét đẹp giao thông đô thị sau khi thực thi Nghị định 168. Nguồn: ITN

Nét đẹp giao thông đô thị sau khi thực thi Nghị định 168. Nguồn: ITN

Đây là quá trình tất yếu mà ngày nay, các quốc gia từ chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển đều phải xác định cho được những giá trị chuẩn mực xã hội và luật hóa thành luật, đạo luật để tổ chức thực thi, quyết định sự ổn định và phát triển xã hội. Một xã hội được hình thành có bản sắc văn hóa, dân trí và ý thức cao thì mọi hoạt động của xã hội ấy đều có hiệu quả tốt. Ngược lại, một xã hội kém văn minh, đạo đức xã hội bị tha hóa, một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội ấy có ý thức kém thì hoạt động trong xã hội ấy không thể đạt được hiệu quả cao.

Chính sách đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan

Quá trình thực thi Nghị định 168 hiện nay cũng vậy. Để chấm dứt tình trạng mất trật tự, thậm chí hỗn loạn trong giao thông đường bộ, nguy cơ trở thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung, kìm hãm sự phát triển của xã hội, Nhà nước phải áp dụng pháp luật nghiêm khắc hơn bằng biện pháp hành chính kết hợp với biện pháp kinh tế, song song với biện pháp tuyên truyền, giáo dục thuyết phục.

Thực tế đã khẳng định, Nghị định 168 là chính sách hợp quy luật khách quan, hợp lòng dân dù cho một bộ phận nhỏ ai đó chưa hài lòng. Minh chứng rõ nhất sau hơn 2 tháng thực thi, việc chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông chuyển biến tích cực, rõ rệt, tai nạn giao thông (TNGT) giảm sâu. Theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông sau 2 tháng (từ 1.1.2025 - 28.2.2025), số vụ TNGT giảm cả về 3 tiêu chí. Cụ thể, toàn quốc đã xảy ra 2.895 vụ TNGT đường bộ, làm chết 1.582 người, bị thương 2.003 người. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 1.443 vụ tai nạn (-33,26%), giảm 244 người chết (-13,36%), giảm 1.457 người bị thương (-42,10%). So với thời gian trước liền kề, số tai nạn giảm 937 vụ (-24,45%), giảm 416 người chết (-20,82%), giảm 616 người bị thương (-23,52%).

Đó là hiệu quả của quá trình hình thành và hoàn thiện ý thức đạo đức khi tham gia giao thông, phát triển qua 3 giai đoạn từ tự phát (tự nhận thức) đến pháp luật hóa và tự giác (ý thức), phù hợp với quy luật khách quan trong quản lý nhà nước, hướng đến mục đích cuối cùng là tự giác trong việc thực hiện các giá trị đạo đức.

Có thể thấy, Nghị định 168 đi vào cuộc sống trong thời gian ngắn nhưng tác dụng thì vượt bậc về mặt thời gian. Ý thức, hành vi của người dân đã sớm hình thành ở giai đoạn tự giác, tự nguyện làm, muốn làm, tự nhắc nhở nhau làm, không cần sự thúc ép của lực lượng chức năng. Đó là một sự chuyển biến về mặt đạo đức xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, vì dù pháp luật có hoàn thiện đến mức nào cũng không thể bao quát hết, luật hóa hết, không thể kiểm soát, điều chỉnh hết mọi hành vi con người trong quan hệ xã hội nói chung và tham gia giao thông nói riêng.

Pháp luật và đạo đức là hai sức mạnh bảo đảm trật tự xã hội. Giữ nghiêm pháp luật là để bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội. Mặt khác, khi giá trị đạo đức xã hội được nhận thức đúng thì sự thừa nhận và tự giác chấp hành pháp luật (như trường hợp thực thi Nghị định 168) là yếu tố rất quan trọng quyết định hình thành văn hóa giao thông.

Cử tri và Nhân dân tin tưởng vào sức sống, hiệu lực, hiệu quả của Nghị định 168 và kỳ vọng Chính phủ có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm, thông tin minh bạch trong quá trình thực thi để hun đúc niềm tin, sự ủng hộ của Nhân dân.

Giao thông

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đang làm nhiệm vụ kiểm tra phương tiện giao thông
Xã hội

Đắk Lắk: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 và 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo lưu lượng người và phương tiện lưu thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Huy Thành về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và việc triển khai thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chánh Văn phòng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết: VEC vừa có phương án tổ chức giao thông tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và Đoạn Km50+530 - Km57+581 (Đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Nghệ An: Bệnh nhân bị suy tuỷ nặng được CSGT đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời
Giao thông

Nghệ An: Bệnh nhân bị suy tuỷ nặng được CSGT đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Vào khoảng 16h30 ngày 22.4, trong lúc đang làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua Km418+200 (thuộc địa phận xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu), tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu - Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã kịp thời hỗ trợ đưa một bệnh nhân nguy kịch đến bệnh viện cấp cứu.

Khánh thành công trình đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang
Giao thông

Khánh thành công trình đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang

Tuyến đường bộ cao tốc đoạn Vân Phong - Nha Trang vừa được Bộ xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào khai thác hơn 70km. Đây là công trình trọng điểm nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong lộ trình hoàn thiện hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.