Sáp nhập các đơn vị hành chính

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Mở rộng không gian cho văn hóa tỏa sáng

Khi một vùng đất đổi thay, khi tên gọi của một xã, một huyện dần lui vào ký ức, điều gì sẽ còn lại? Văn hóa không phải là những thứ có thể cân đo đong đếm, mà là hơi thở của mỗi miền quê, là những phong tục, tập quán, là những câu chuyện được kể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính, về bản chất, là sự tái cấu trúc để phát triển hiệu quả hơn, nhưng sâu bên trong, cũng là một thử thách lớn: làm sao để những nét riêng không bị hòa loãng; những lễ hội, những làn điệu dân ca không trở thành ký ức xa xăm? Làm thế nào để giữ nguyên vẹn những trầm tích văn hóa của vùng đất đó?

Sáp nhập đơn vị hành chính có thể tối ưu hóa nguồn lực đầu tư cho văn hóa phát triển bền vững. Nguồn: dangcongsan.org.vn
Sáp nhập đơn vị hành chính có thể tối ưu hóa nguồn lực đầu tư cho văn hóa phát triển bền vững. Nguồn: dangcongsan.org.vn

Nếu nhìn theo hướng khác, sáp nhập không phải là dấu chấm hết, mà có thể là một cơ hội. Khi các vùng đất được quy hoạch bài bản hơn, nguồn lực được tập trung tốt hơn, thì bảo tồn văn hóa cũng có thể bước sang một trang mới. Những di sản từng bị bỏ quên có thể được đầu tư để phát triển thành điểm đến văn hóa. Những nghệ nhân từng chỉ truyền dạy trong phạm vi làng xóm nay có thể chia sẻ tài năng trên một sân khấu rộng lớn hơn... Nếu có chính sách đúng đắn, nếu có sự chung tay của cộng đồng, thì sáp nhập sẽ mở rộng không gian để văn hóa tỏa sáng.

Văn hóa không mất đi khi ranh giới hành chính thay đổi, nhưng nó sẽ mất đi nếu con người lãng quên trách nhiệm gìn giữ nó. Và vì thế, giữa đổi thay, vẫn cần những bàn tay giữ lấy giá trị xưa, vẫn cần những người kể lại câu chuyện cũ, để dù tên làng có đổi, hồn quê vẫn còn nguyên.

Văn hóa không đơn thuần là những công trình vật chất, mà còn là những câu chuyện, phong tục, tín ngưỡng đã bồi đắp qua bao thế hệ. Nó không thể chỉ được lưu giữ bằng những dòng chữ trong báo cáo hay những con số trong kế hoạch phát triển. Văn hóa chỉ sống khi con người còn gìn giữ nó trong đời sống hàng ngày.

Vì thế, trách nhiệm của chính quyền là xây dựng chính sách phù hợp, bảo đảm mỗi giá trị văn hóa không chỉ được nhìn nhận như một di sản của quá khứ mà còn là một phần không thể tách rời của tương lai. Nhưng trên hết, văn hóa không thể chỉ được bảo tồn từ những quyết định hành chính, mà cần được nuôi dưỡng bởi chính những con người đang sống với nó mỗi ngày. Khi sáp nhập, điều quan trọng không phải là giữ nguyên mọi thứ như cũ, mà tạo ra không gian để văn hóa địa phương có thể thích nghi, phát triển trong bối cảnh mới. Không gian sáng tạo văn hóa cần được mở rộng, để thế hệ trẻ có thể tiếp cận di sản cha ông không chỉ như một thứ gì đó để hoài niệm, mà là một phần của bản sắc mình.

Sáp nhập có thể thay đổi địa giới, thay đổi cơ chế quản lý, nhưng nếu mỗi người vẫn còn gìn giữ những giá trị gốc rễ, nếu mỗi làn điệu dân ca vẫn còn được hát, mỗi lễ hội vẫn còn được tổ chức, thì bản sắc địa phương sẽ không bao giờ bị mất đi, mà sẽ trở thành những mảnh ghép đẹp trong bức tranh văn hóa chung của dân tộc.

Nâng cao hiệu quả thiết chế văn hóa

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính, nếu nhìn từ góc độ văn hóa, không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp lại bản đồ địa giới, mà còn là cơ hội để sắp xếp lại những thiết chế văn hóa một cách hiệu quả hơn. Khi các địa phương hợp nhất, nguồn lực phân tán trước đây sẽ được tập trung, cho phép quy hoạch lại hệ thống bảo tàng, nhà hát, trung tâm sáng tạo văn hóa một cách bài bản hơn. Thay vì mỗi huyện một trung tâm văn hóa nhỏ lẻ, thiếu kinh phí hoạt động hiệu quả, thì nay có thể hình thành những tổ hợp văn hóa quy mô lớn hơn, nơi văn nghệ sĩ có không gian để sáng tác, nơi người dân có điều kiện tiếp cận những hoạt động văn hóa nghệ thuật chất lượng cao. Một vùng đất mới có thể thu hút thêm nguồn lực đầu tư, giúp khơi dậy tiềm năng của những di sản từng bị lãng quên, giúp các loại hình nghệ thuật dân gian không chỉ tồn tại trong sách vở mà thực sự sống trong đời sống đương đại.

Với di sản văn hóa, sáp nhập cũng có thể giúp nguồn lực bảo tồn được sử dụng hợp lý hơn. Những di tích trước đây có thể bị chia cắt bởi ranh giới hành chính, nay được quy về chung một đơn vị quản lý, giúp công tác bảo tồn mang tính đồng bộ và có chiến lược dài hạn hơn. Không còn những di sản chung của nhiều địa phương bị quản lý chồng chéo mà không được đầu tư xứng đáng.

Khi các địa phương hợp nhất, việc quy hoạch lại đội ngũ cán bộ văn hóa cũng cần được thực hiện theo hướng tinh gọn nhưng hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho những người thực sự tâm huyết có thể phát huy hết khả năng. Không thể để những người am hiểu về văn hóa địa phương bị gạt ra ngoài cuộc, mà cần có chính sách để họ tiếp tục đóng góp, để kinh nghiệm và sự gắn bó của họ với vùng đất không bị lãng phí. Một nền văn hóa không thể vững bền nếu thiếu đi những con người thực sự hiểu và trân quý nó…

Mọi sự thay đổi đều mang theo thử thách, nhưng nếu biết tận dụng, biết đặt văn hóa vào trung tâm của sự phát triển, thì sáp nhập không chỉ là bài toán hành chính, mà còn là cơ hội để xây dựng những thiết chế văn hóa vững mạnh hơn, nơi ký ức và sáng tạo song hành, nơi di sản không chỉ được bảo tồn mà còn tiếp tục viết nên những trang mới rực rỡ hơn.

Văn hóa - Thể thao

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ những sáng kiến trong lĩnh vực văn hóa. Bởi thực tế thời gian qua, nhiều người trẻ đã tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trên hành trình bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

Tác giả Hoàng Hữu Thắng chia sẻ về cuốn sách. Ảnh:ITN
Văn hóa

Tái bản sách “Hành trình biến những điều không thể thành có thể”

Không có tài nguyên, hãy tận dụng trí tuệ. Không có chỗ dựa, hãy tự mình tạo nền móng. Không có cơ hội, hãy kiên trì mở lối. Đây chính là tinh thần làm việc quyết liệt được tác giả Hoàng Hữu Thắng - CEO Intech Group - chia sẻ trong cuốn sách của mình với quá trình xây dựng Intech Group từ một doanh nghiệp non trẻ trở thành tập đoàn lớn mạnh.

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình
Văn hóa

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình

Dành cả cuộc đời ghi lại những khoảnh khắc chân thực của đời sống chiến đấu, vẻ đẹp Việt Nam, họa sĩ Lê Lam - một trong những tên tuổi của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam - đã để lại di sản không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn khắc họa sâu sắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba
Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hội Nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Kim Đồng vừa có cuộc trao đổi nhằm đưa ra các sáng kiến trong lĩnh vực hợp tác xuất bản, thúc đẩy tình đoàn kết, hòa bình, hội nhập, quan hệ tốt đẹp và các giá trị văn hóa chân chính của cả hai quốc gia.

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3
Văn hóa - Thể thao

Nguyễn Đình Khánh - người đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3 tôn vinh công lao to lớn, toàn diện của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) đối với nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là một thợ ảnh tài hoa, doanh nhân thành đạt, người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần dân tộc cao cả.

Văn hóa - Thể thao

Xúc tiến, quảng bá bài bản về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Theo PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), du lịch nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng phát triển, song việc truyền thông, quảng bá hiện nay vẫn tập trung vào du lịch biển đảo, văn hóa, đô thị và sinh thái. Để khai thác tốt tiềm năng của du lịch nông nghiệp, nông thôn, cần có chiến lược xúc tiến, truyền thông quảng bá bài bản đến du khách trong và ngoài nước.

Ký ức sân ga và những chuyến tàu
Văn hóa

Ký ức sân ga và những chuyến tàu

Chương trình Thời gian ơi! Kể chuyện (21h30 ngày 16.3 trên kênh VTV3) với chủ đề "Sân ga và những chuyến tàu" sẽ mang đến cho khán giả một hành trình đầy cảm xúc qua ký ức.

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 14.3, tại TP. Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm 2025.

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.