Thực hiện Kết luận số 127 - KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị:

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

Nếu không tư duy đột phá, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt sẽ "dậm chân tại chỗ"

- Tại Kết luận số 127-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu: Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, đất nước ta đã từng thực hiện nhiều đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, song kết quả chưa như mong đợi. Cá nhân ông kỳ vọng gì với lần sắp xếp, tinh gọn này?

- Chúng ta đã và đang thực hiện 3 chương trình tổng thể cải cách hành chính và nhiều lần thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Ngay từ Đại hội VI của Đảng, vấn đề cải cách hành chính đã được đặt ra và gần đây nhất là chủ trương tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tức là sẽ bỏ cấp trung gian, với sự phân cấp rất mạnh, phân quyền triệt để hơn cho chính quyền cơ sở. Như vậy, chính quyền các cấp đều bình đẳng trước pháp luật, tự chủ quyết định các công việc thuộc thẩm quyền, chức năng được giao theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Điều này đòi hỏi hệ thống pháp luật cần được sửa đổi toàn diện, đồng bộ. Cùng với đó, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở, đòi hỏi phải được nâng lên cả về tri thức, kỹ năng với thái độ phục vụ nhân dân hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước hiện nay.

Chúng ta đang tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Tôi tin tưởng, nếu chúng ta làm với tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng" như vừa qua, thống nhất rất cao, làm kiên quyết, triệt để, Trung ương gương mẫu làm trước, địa phương tiếp bước làm theo..., thì cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sẽ thành công. Chúng ta sẽ có một bộ máy thực sự tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phan Xuân Sơn

Thẳng thắn nhìn nhận, có thể thấy, sau hơn 20 năm thực hiện 3 chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (giai đoạn 2001-2010, 2011-2020, 2021-2030) cho thấy, công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả. Nhưng, so với yêu cầu của thực tiễn thì vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đạt mục tiêu đề ra. Việc tinh gọn bộ máy cơ bản mới tập trung giảm số lượng biên chế mà chưa sắp xếp về tổ chức, chưa bảo đảm về chất lượng. Thực tế, quá trình làm cũng còn tình trạng nể nang, ngại đụng chạm, thiếu đồng bộ, nhất là thiếu nhất quán về một mô hình tổng thể của hệ thống chính trị, nhất là mô hình tổ chức chính quyền nhà nước, mô hình hệ thống công vụ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị của Đảng ủy Chính phủ triển khai việc sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã, theo Kết luận số 127-KL/TW ngày 5.3.2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị của Đảng ủy Chính phủ triển khai việc sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã, theo Kết luận số 127-KL/TW ngày 5.3.2025

So sánh với các lần thực hiện cải cách hành chính nhà nước trước đây, có thể thấy, chưa lần nào chúng ta đặt ra mức độ triển khai quyết liệt, sâu sắc với quy mô rộng lớn như lần này. Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị lần này thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là đang được sự ủng hộ, nhất trí cao của Nhân dân, trong đó có giới trí thức, các nhà khoa học. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy trong toàn hệ thống chính trị.

- Không tổ chức cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, nên tiến hành như thế nào và vào thời điểm nào cũng còn ý kiến khác nhau..., thưa ông?

- Để đánh giá việc không tổ chức cấp trung gian là cấp huyện và nghiên cứu, triển khai việc sáp nhập một số tỉnh, thành phố vào thời điểm này có phù hợp hay không, theo tôi cần xét tới các yếu tố khách quan và chủ quan của đất nước.

Trước hết, rõ ràng sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, với sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Dù vậy, đất nước cũng đang đối mặt với nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình", hệ thống quản lý nhà nước có nguy cơ trì trệ, tâm lý xã hội có khuynh hướng thoả mãn với những thành quả ban đầu của công cuộc Đổi mới.

Nếu chúng ta không có tư duy đột phá, không có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt đồng nghĩa sẽ "dậm chân tại chỗ". Dù tốc độ phát triển của chúng ta không chậm, tăng trưởng kinh tế không thấp, nhưng vẫn có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là không đáp ứng được kỳ vọng vươn mình của dân tộc, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Mặt khác, thế giới đang thay đổi mạnh mẽ trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, mô hình tổ chức của hệ thống chính quyền nhà nước, chính quyền địa phương ở nhiều quốc gia đang thay đổi mạnh mẽ, chủ yếu theo hướng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn và trao quyền tự chủ, chủ động cho chính quyền cấp dưới, cho cơ sở.

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng, nên tổ chức bộ máy phải được cải cách triệt để, nếu không sẽ không phát huy được các kết quả của công cuộc Đổi mới thời gian qua. Xem xét các yếu tố trong và ngoài nước, tiềm lực và năng lực thể chế, có thể khẳng định: Đây là thời điểm chín muồi để thực hiện sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp - rất triệt để, cách mạng, đúng nguyện vọng của Nhân dân

- Việc sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, bỏ cấp trung gian có lẽ không chỉ là câu chuyện về tinh gọn bộ máy, mà quan trọng hơn là cơ hội để tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao chất lượng quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội..., thưa ông?

- Các lần sáp nhập tỉnh trước đây, chúng ta làm chưa thật sự khoa học và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Do đó, lần này phải xốc lại, sắp xếp lại một số đơn vị cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc sắp xếp và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp tỉnh là vấn đề lớn và cần được xem xét cẩn trọng dựa trên nhiều tiêu chí và điều kiện cụ thể.

Cùng với đó, số lượng tỉnh sau sắp xếp còn bao nhiêu là hợp lý cần được cân nhắc kỹ lưỡng, trong đó cần tính toán đến các yếu tố dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, địa lý và không nhất thiết phải chia tách các tỉnh, thành bằng nhau. Sắp xếp lại một số đơn vị cấp tỉnh cũng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và tăng cường liên kết vùng, chứ không đơn thuần chỉ nhằm giảm đầu mối một cách cơ học.

unnamed.jpg
Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng thực hiện tại Kết luận số 127-NQ/TW cũng là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Để thực hiện chủ trương này cần quan tâm đến một số vấn đề.

Thứ nhất, pháp luật cần được sửa đổi toàn diện, đồng bộ. Ngoài việc sửa đổi Hiến pháp - văn bản pháp lý cao nhất, làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành theo hướng phân định lại chức năng, nhiệm vụ giữa cấp tỉnh và cấp xã, nhất là các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy, tư pháp, ngân sách, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh doanh, quản lý dân cư...

Thứ hai, cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ cấp xã, cấp tỉnh đủ năng lực vận hành bộ máy mới; nêu cao tính tự chủ, năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương, cơ sở.

Thứ ba, quy định pháp luật phải bảo đảm rõ ràng, dễ áp dụng và thống nhất. Đây là quá trình cần thời gian, không phải ngày một, ngày hai; nhưng nếu không bắt đầu từ hôm nay, thì không bao giờ có sự thay đổi như mục tiêu và kỳ vọng.

Có thể thấy, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu, đề xuất thực hiện là rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đúng với nguyện vọng của nhân dân, trong đó có các nhà khoa học. Do đó, việc thực hiện cần được tiến hành chặt chẽ với quyết tâm cao và theo từng bước cụ thể, gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

- Tại Kết luận số 127-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là một trong những yêu cầu đầu tiên để có thể triển khai các bước tiếp theo của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, thưa ông?

- Để triển khai thực hiện được mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, trước tiên cần có cơ sở pháp lý. Bởi, Điều 110 Hiến pháp 2013 hiện quy định các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn.

Như vậy, Hiến pháp đã xác định rõ mô hình 3 cấp chính quyền địa phương: tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương), huyện (hoặc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), và xã (hoặc phường, thị trấn). Do đó, nếu không tổ chức cấp huyện, mô hình chính quyền địa phương sẽ chỉ còn 2 cấp (tỉnh và xã), thì chúng ta phải sửa Điều 110 và một số điều khoản liên quan khác tại Hiến pháp 2013 cũng như một số luật khác có liên quan.

Trên cơ sở sửa đổi, một số điều của Hiến pháp 2013, các luật chuyên ngành có liên quan cũng cần được sửa đổi theo cách tiếp cận mới, nâng cao tính tự chủ, quản lý theo pháp luật của chính quyền địa phương, phân định lại chức năng, nhiệm vụ giữa cấp tỉnh và cấp xã, nhất là các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy, tư pháp, ngân sách, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh doanh, quản lý dân cư...

Với tinh thần đó, thì chúng ta phải “vừa chạy, vừa xếp hàng”, như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, mới có thể đáp ứng đúng yêu cầu về tiến độ mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu tại Kết luận số 127-KL/TW. Trong đó trước mắt, cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Điều này vừa đáp ứng đúng chủ trương của Đảng, vừa bảo đảm tính pháp lý và tính chính danh cho công việc có tính cách mạng này.

- Xin cám ơn ông!

Theo dòng sự kiện

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Tổng Thư ký Trung tâm Trung Quốc - ASEAN Sử Trung Tuấn cho biết chuyến thăm một lần nữa thể hiện Trung Quốc rất coi trọng việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt, đồng thời thể hiện tình hữu nghị truyền thống quý báu “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia
Chính trị

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.