Bài viết "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm

Thúc đẩy sáng tạo các mô hình học tập suốt đời

Theo Viện trưởng Viện Học tập suốt đời NGUYỄN ANH TUẤN, “việc Tổng Bí thư quan tâm tới học tập suốt đời sẽ là sự hậu thuẫn, thúc đẩy các phong trào, các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các địa phương, để họ cảm thấy tự tin hơn trong việc sáng tạo ra các mô hình học tập suốt đời mà không còn phải e ngại điều gì”.

Kiến tạo những không gian học tập không giới hạn

- Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư khẳng định, học tập suốt đời “đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị”. Ông nghĩ sao về điều này?

- Bài viết cho thấy Tổng Bí thư không chỉ thực sự quan tâm đến học tập suốt đời hay giáo dục nói chung, mà còn theo sát diễn biến của khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống. Rõ ràng, tốc độ thay đổi của khoa học - công nghệ thực sự khiến chúng ta bị choáng ngợp, thậm chí có nhiều điều không thể tưởng tượng được. Và trong bối cảnh đó, nếu không học tập liên tục, thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng… thì như Tổng Bí thư viết, sẽ trở thành lạc hậu, bảo thủ, không thích nghi và bắt nhịp với “guồng quay” hối hả của nhịp sống “vũ bão” thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0.

a3.jpg
Ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với giáo viên và học sinh về chủ đề tự học và học tập suốt đời tại Ngôi nhà Trí tuệ Trường THPT Đặng Thúc Hứa, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ảnh: N. Linh

“Khi ý thức tự học và học tập suốt đời thấm sâu từng cá nhân trong xã hội, từ học sinh tới giáo viên và cả phụ huynh, thì giáo viên sẽ khỏe hơn, ngành giáo dục bớt áp lực, trật tự xã hội ổn định... Và như Tổng Bí thư viết, đây là chìa khóa để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Viện trưởng Viện Học tập suốt đời NGUYỄN ANH TUẤN

Chúng tôi đọc được bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm đúng vào hôm phối hợp tổ chức trao tặng hơn 1.132 cuốn sách, 500 tập vở cho học sinh một ngôi trường còn nhiều khó khăn ở xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, ngày 1.3, gần 80 học sinh ở huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, tham gia buổi học tiếng Anh online miễn phí đầu tiên với 2 học sinh Việt Nam đang học ở Mỹ… Đây là những công việc mà Viện Học tập suốt đời cũng như 2 mô hình Ngôi nhà Trí tuệ và Tủ sách Nhân ái đã làm suốt 10 năm qua, với mong muốn chung tay góp phần phát triển văn hóa đọc, xây dựng khả năng tự học và học tập suốt đời trên diện rộng trong cả nước, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Việc Tổng Bí thư quan tâm tới học tập suốt đời sẽ là sự hậu thuẫn, thúc đẩy các phong trào, các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các địa phương, để họ cảm thấy tự tin hơn trong việc sáng tạo ra các mô hình học tập suốt đời mà không còn phải e ngại điều gì.

- Chương trình Ngôi nhà Trí tuệ và Tủ sách Nhân ái mà ông sáng lập đã được Thư viện Quốc hội Mỹ trao Giải thưởng Xóa mù chữ - Phổ biến tri thức năm 2023 hạng mục Thực hành xuất sắc, “vì nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái đọc sách và học tập suốt đời”. Cụ thể, hệ sinh thái học tập suốt đời được kiến tạo như thế nào?

- Chúng tôi vẫn thường nói, Ngôi nhà Trí tuệ là không gian học tập không giới hạn dành cho học sinh, giáo viên và cộng đồng. Mô hình này mang đến nhiều hoạt động đa dạng và hữu ích như: đọc sách với thư viện hàng nghìn đầu sách hay thuộc nhiều thể loại; các lớp học miễn phí về nhiều môn học, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, đặc biệt là tiếng Anh, tin học, phương pháp học tập, hay mới nhất là cách sử dụng AI căn bản phục vụ học tập và công việc; các hoạt động giao lưu văn hóa - giáo dục trực tiếp hoặc trực tuyến với học giả, giảng viên, chuyên gia tình nguyện trong nước và thế giới; câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật, võ thuật; góc văn hóa địa phương; giáo dục STEM; trại hè trải nghiệm…

Đến nay, đã có hàng trăm Ngôi nhà Trí tuệ tại 17 tỉnh, thành phố trên cả nước và 5 quốc gia trên thế giới (Malaysia, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Mỹ), giúp hàng chục nghìn thành viên, đặc biệt là người dân và trẻ em ở các vùng quê nghèo có cơ hội học tập miễn phí và chất lượng với các chuyên gia, giảng viên hàng đầu Việt Nam và quốc tế.

Điều đáng nói là, cộng đồng trực tiếp góp tiền góp sức để xây dựng, quản lý và thụ hưởng giá trị mà các hoạt động từ Ngôi nhà Trí tuệ mang lại. Đó là khác biệt vô cùng lớn, cũng là điểm tạo nên tính lan tỏa cao và bền vững cho mô hình.

Học vì đam mê tri thức, hiểu biết

- Có vẻ như những gì Ngôi nhà Trí tuệ kiến tạo và theo đuổi cũng trùng khớp với quan điểm trong bài viết của Tổng Bí thư?

- Quả đúng như vậy. Chúng tôi và cộng đồng đang cố gắng tạo ra nơi mà bất cứ ai cũng đồng thời là thầy và là trò của một người khác; nơi con người học chủ yếu vì mong muốn có kiến thức để áp dụng vào cuộc sống, vì niềm đam mê tri thức, sự hiểu biết và vì tình yêu vẻ đẹp trí tuệ. Không bằng cấp, không thưởng phạt, không điểm số, không vinh danh gì cả mà hàng chục nghìn người trên khắp mọi miền Tổ quốc học quanh năm.

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La, Đồng Nai… đã và đang triển khai rất tốt mô hình này. Hy vọng bài viết của Tổng Bí thư sẽ là cú hích cho các địa phương khác còn đang thăm dò, nghe ngóng, hòa vào dòng chảy này mạnh mẽ hơn, vì lợi ích của cộng đồng và sự phát triển bền vững của địa phương.

- Qua hoạt động của mô hình Ngôi nhà Trí tuệ, theo ông, làm thế nào để xây dựng xã hội học tập, đưa học tập suốt đời đi vào thực chất, chứ không chạy theo thành tích hay chỉ là phong trào?

- Như tôi vừa nói, mô hình Ngôi nhà Trí tuệ là nơi con người học chủ yếu vì đam mê tri thức, vì mong muốn có kiến thức để áp dụng vào cuộc sống chứ không phải để lấy bằng cấp thăng tiến. Những gì mình cần hay thực sự quan tâm thì sẽ chủ động đi tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi. Tìm trong sách vở không có thì lên internet, tìm thầy ở ngoài đời hay trên các lớp học trực tuyến… Vì thế, tôi nghĩ rằng phải tiếp tục tinh thần đó, kiến tạo không gian, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tiếp cận tri thức, kỹ năng khi thấy cần thiết, mọi lúc, mọi nơi và không biên giới. Bởi thực tế, khi người ta không thấy cần, cũng không thấy thích, thì chúng ta không thể ép buộc được.

- Xin cảm ơn anh!

Văn hóa - Thể thao

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.